Trang chủDi sảnBốn thập kỷ trùng tu di tích Mỹ Sơn

Bốn thập kỷ trùng tu di tích Mỹ Sơn

Cách đây 20 năm, Khu Đền tháp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

Quần thể di tích này cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hàng trăm chuyên gia trong nước và nước ngoài đến nghiên cứu, hỗ trợ trùng tu… Nhiều nhóm tháp từ phế tích được phục dựng gần như nguyên vẹn.

Khu Đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam bắt đầu được trùng tu từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Chương trình hợp tác Việt Nam- Ba Lan về trùng tích, với sự tham gia của Trung tâm Bảo quản, Tu bổ di tích Trung ương (nay là Viện Bảo tồn di tích) đã có những đóng góp quan trọng trong gìn giữ di sản kiến trúc Chăm. Nhiều đền tháp ở Mỹ Sơn đã được trùng tu cứu vãn theo phương pháp tái định vị và gia cố các thành phần đã bị đổ nát. Các nguyên tắc và giải pháp kỹ thuật ban đầu này đóng góp quan trọng vào công cuộc giữ gìn di sản kiến trúc Chăm, góp phần để đền tháp Chăm, ở Mỹ Sơn trở thành Di sản văn hoá thế giới.

Giai đoạn 1997 đến năm 2000, các chuyên gia Italia đã khảo sát, đánh giá điều kiện địa vật lý, địa chất, thủy văn, thực trạng bảo tồn của khu di tích, đặc biệt là các nghiên cứu khám phá về gạch xây, chất kết dính và kỹ thuật xây dựng gốc. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, Chính phủ Italia đã tài trợ kinh phí, với sự bảo trợ của UNESCO, triển khai dự án “Bảo vệ Di sản thế giới Mỹ Sơn – Thuyết trình và Tập huấn ứng dụng Các chuẩn mực quốc tế trong trùng tu tại Nhóm tháp G – khu di tích Mỹ Sơn”. Cùng với nghiên cứu và phát lộ khảo cổ học trên diện tích hơn 1.800m2, hơn 3.000 hiện vật khảo cổ và mảnh vỡ kiến trúc đã được thống kê, phân loại, các phế tích kiến trúc ở nhóm tháp G đã được tu bổ, gia cố bền vững.

Từ năm 2011 đến năm 2015, Viện Bảo tồn di tích, triển khai Dự án trùng tu bảo tồn tháp E7, một trong số các kiến trúc Kosagrha có mái cong hình thuyền còn nguyên vẹn nhất về hình dáng kiến trúc. Dự án này là bước thực tiễn hóa, ứng dụng các kết quả nghiên cứu về vật liệu xây dựng và chất kết dính. Ông Lê Văn Minh, chuyên gia khảo cổ cho biết: “Cái được lớn nhất trong 40 năm qua ở Mỹ Sơn phải nói, giai đoạn đầu 10 năm liên tục từ năm 1980 đến năm 1990, đây là giai đoạn cứu vãn di tích rất là nhiều. Thời gian còn lại về sau, tài lực tốt hơn nên công tác trùng tu Mỹ Sơn một cách bài bản, chắc hơn”. 

Quy trình kỹ thuật, các giải pháp can thiệp vào di tích Mỹ Sơn đã được thực nghiệm qua thực tế trùng tu, theo phương pháp trùng tu khảo cổ học kết hợp tái định vị, gia cố, được thực hiện bài bản và khoa học đã mang lại hiệu quả cao về bảo tồn. Ông Phan Hộ, Giám đốc Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, về cơ bản, những quan điểm và định hướng bảo tồn, trùng tu các di tích tại Mỹ Sơn được áp dụng từ giai đoạn trước, vẫn được thống nhất và tiếp nối.

Mặc dù có sự khác biệt trong việc sử dụng vật liệu trùng tu song các giải pháp trùng tu cơ bản áp dụng vẫn là gia cố, tái định vị, bảo quản, tu sửa nhỏ và phục hồi có chừng mực. “Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới, Mỹ Sơn đã thay đổi rất nhiều. Trước hết là được bảo vệ, gìn giữ theo tinh thần Công ước Quốc tế và Luật Di sản Việt Nam. Thứ 2 là thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và trong nước trong việc nghiên cứu, gìn giữ, trùng tu, phục hồi di tích; Thu hút được sự chú ý của du khách”, ông Phan Hộ cho biết. 

Nhìn lại quá trình gần 40 năm nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật để trùng tu các đền tháp ở Mỹ Sơn, các chuyên gia khảo cổ cho rằng, về cơ bản, những người làm công tác trùng tu đã nắm tương đối đầy đủ kỹ thuật và tình trạng bảo tồn của các di tích đền tháp Chăm trên mặt đất. Nhờ đó, đã loại bỏ được tình trạng đổ nát của các phế tích, cải thiện tình trạng tồn tại và khôi phục từng phần các di tích bằng các giải pháp kỹ thuật phù hợp, không làm tổn hại đến di tích mà ngược lại còn phát huy giá trị của di tích, trở thành điểm tham quan của du khách…

Trong số các dự án do Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế hỗ trợ có một số dự án lớn như: Xây dựng Nhà trưng bày, nghiên cứu giới thiệu Mỹ Sơn do tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ, tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng; Dự án tu bổ nhóm tháp G thuộc Chương trình hợp tác 3 bên do Chính phủ Italia, UNESCO và Việt Nam đầu tư, kinh phí hơn 27 tỷ đồng và Dự án bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn do Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ, kinh phí 58 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết: “Trùng tu, tôn tạo, đồng thời khai thác bền vững các giá trị để phát triển du lịch, xây dựng những kế hoạch để phát triển du lịch, kêu gọi đầu tư. Có thể chúng tôi đang hướng tới kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp, các hãng lữ hành, các nhà đầu tư tư nhân vào hợp tác để đầu tư khai thác du lịch bền vững ở các vùng đệm bên ngoài di sản.

Hơn 70 công trình kiến trúc đổ nát nên việc trùng tu tôn tạo các di tích ở Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam mới chỉ là khởi động bước đầu. Trong tương lai còn nhiều công việc phải làm với Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, trong đó trùng tu tôn tạo các di tích và khảo cổ học là bước đi không thể thiếu, song hành với việc trùng tu di tích tại Mỹ Sơn.

Nguồn: https://baothainguyen.vn/que-huong-dat-nuoc/201910/bon-thap-ky-trung-tu-di-tich-my-son-367AC29/

Cùng chủ đề

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (07/01): Đồng loạt giảm

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (07/01): Giá vàng miếng trong nước giảm 500.000 đồng/lượng, giá vàng nhẫn giảm 350.000 đồng/lượng. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà...

Đại sứ Nguyễn Minh Tâm: Xung lực mới cho quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm trao đổi với phóng viên TTXVN về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến thăm Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính và vai trò mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại...

Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam tăng tốc từng ngày

Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại phía Nam tăng tốc thi công để kịp đưa vào khai thác trong năm 2025, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại phía Nam tăng tốc thi công để kịp đưa vào khai thác trong năm 2025, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ...

Doanh nghiệp địa ốc phía Nam vẫn chờ tới lượt được “giải cứu” dự án

Trong năm 2024, TP.HCM chỉ có 8/86 dự án bất động sản đang bị vướng mắc pháp lý được tháo gỡ. Các doanh nghiệp kỳ vọng, trong năm 2025 việc "giải cứu" các dự án sẽ nhanh, mạnh hơn. Doanh nghiệp địa ốc phía Nam vẫn chờ tới lượt được “giải cứu” dự ánTrong năm 2024, TP.HCM chỉ có 8/86 dự án bất động sản đang bị vướng mắc pháp lý được tháo gỡ. Các doanh nghiệp kỳ vọng, trong...

Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm

Tâm lý nhà đầu tư tỏ ra bi quan khiến áp lực bán diễn ra mạnh. Sắc đỏ bao trùm bảng điện tử trong phiên 3/1. Thanh khoản cũng đã cải thiện hơn phiên tăng đầu năm Tâm lý nhà đầu tư tỏ ra bi quan khiến áp lực bán diễn ra mạnh. Sắc đỏ bao trùm bảng điện tử trong phiên 3/1. Thanh khoản cũng đã cải thiện hơn phiên tăng đầu năm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thái Nguyên: Thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa ,Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, tỉnh Thái Nguyên có thêm 3 di sản được đưa vào Danh mục, gồm: Chữ Nôm của người Dao tỉnh Thái Nguyên; nghệ thuật may, thêu của người Dao, xã Hợp Tiến (huyện Đồng Hỷ), xã Nghinh Tường và xã Liên Minh (huyện Võ Nhai); hát ví của...

Khánh thành hai phòng trưng bày mới Mỹ Sơn và Đồng Dương tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm-pa Đà Nẵng

Tin từ Đại sứ quán Pháp cho biết, sáng 27-2 tới, hai phòng trưng bày mới mang tên “Mỹ Sơn” và “Đồng Dương” của Bảo tàng Điêu khắc Chăm-pa Đà Nẵng sẽ được khánh thành với sự hiện diện của các lãnh đạo TP Đà Nẵng, Viện Khoa học xã hội, Đại sứ Pháp tại Việt Nam và Trường Viễn Đông Bác Cổ. Hai phòng trưng bày mới này sẽ là nơi tôn vinh thêm giá trị của kho báu...

Phố cổ Hội An, bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị

Phố cổ Hội An nằm cách thành phố Đà nẵng 30km về phía đông nam, cách thị xã tỉnh lỵ Tam Kỳ 60km về phía đông bắc. Từ thế kỷ 16 đến 19, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hải trình thương mại đông - tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam dưới triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa,...

Tâm tính người Việt quanh chuyện uống trà

Việc chọn trà, pha trà, mời trà là một ứng xử văn hóa, biểu hiện sự tinh tế và lòng mến khách của người Việt. Nét văn hóa này thực chất có cả một hệ thống những kinh nghiệm, những quy ước ứng xử bất thành văn từ ngàn đời xưa. Người Việt uống trà đầu thế kỷ 20 (Nguồn: Internet)  Tuy chưa được nâng lên thành văn hóa Trà Đạo như của người Nhật hay Công Phu Trà như của...

Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để không ngừng phát triển khoa học công nghệ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chia sẻ, Việt Nam là một quốc gia có nhiều khó khăn, điều kiện để thu hút, hấp dẫn có thể chưa bằng các nước phát triển, nhưng các nhà khoa học vẫn nhiệt thành đến với Việt Nam, vì tình yêu, sự cảm mến không điều kiện, rất chân thành và tự nhiên. Sức hút của Việt Nam có lẽ đến từ văn hóa, từ những nụ cười, từ niềm lạc quan,...

Bài đọc nhiều

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long

Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đại diện Hoàng thành Thăng Long cho biết, 3 bộ sưu tập hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia gồm: Đầu phượng thời...

Vùng đất của những di sản

Quảng Ngãi có nhiều di sản văn hóa đa dạng và độc đáo. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực phát huy giá trị những di sản này gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ). Ảnh: THANH PHƯƠNG Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 285...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

Phong Nha – Kẻ Bàng được Tạp chí Mỹ xếp vào điểm đến đẹp nhất thế giới

Với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống hang động, sông, suối tuyệt đẹp, Quảng Bình là một trong 13 điểm đến được các Biên tập viên của tạp chí Travel+Leisure đánh giá là đẹp nhất thế giới. Theo Travel+Leisure, mọi du khách đều mong muốn khám phá những địa điểm đẹp nhất thế giới ngay cả khi hành tinh này có vô số điểm đến ngoạn mục, hứa hẹn những cuộc phiêu lưu thú vị và kỳ...

Cùng chuyên mục

Hoàn tất trùng tu tháp A13 ở khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam

Ngày 11.10, Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, vừa hoàn tất tái phát hiện và bảo tồn ngôi tháp A13 - di tích cuối trong nhóm tháp A, đồng thời khép lại Dự án hợp tác bảo tồn văn hoá giữa Việt Nam và Ấn Độ. Tháp A13 khu Di sản văn hoá (DSVH) Mỹ Sơn là ngôi tháp bị hư hại nặng nề trong chiến tranh. Đây là một trong những ngôi tháp...

Phát huy giá trị Di sản Thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, ngoài sản phẩm hiện có là các khu đền tháp, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn ở Quảng Nam sẽ phát triển sản phẩm du lịch tại vùng đệm và vùng lõi. Vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi tháp Chăm cổ kính trong Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn. (Ảnh: TH/Vietnam+) Khu Di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng...

Trong quần thể Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa có một kinh thành Thăng Long thu nhỏ

Ly cung Trần Hồ (ly cung nhà Hồ) hay còn gọi là cung Bảo Thanh, nằm ở Làng Kim Phát, xã Hà Đông, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa), gắn với tên tuổi của Hồ Quý Ly - một nhân vật lịch sử khai sinh triều đại nhà Hồ ở thế kỷ 14... Dù được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đã 25 năm, thế nhưng ly cung Trần Hồ chưa một lần được quan tâm đầu...

Kỳ bí “công nghệ” xây Thành nhà Hồ tồn tại hơn 620 năm

Trải qua hơn 620 năm tồn tại, Thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới ở Thanh Hóa luôn ẩn chứa nhiều điều kỳ bí, nhưng giờ đây nhiều bí ẩn trong quá trình xây tòa thành đá đồ sộ đã dần được phát lộ. Viện Khảo cổ học (thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) mới đây đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (Sở Văn hóa - Thể...

Độc đáo những hiện vật hình rồng ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ

Trong quá trình khai quật khảo cổ học tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều hiện vật hình rồng quanh tòa thành cổ 600 năm này. Hiện vật hình rồng trưng bày tại Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ. Thành nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô, ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một trong những công trình kiến...

Mới nhất

Nơi này của Lâm Đồng trồng vú sữa gì mà ra quả ngon, chín vàng khắp lượt, cứ bán là hết sạch?

Một vườn trồng vú sữa Hoàng Kim, thứ trái cây vàng rực, vị ngọt thanh mát đang được thu hoạch mỗi ngày trên đất mới Mê Linh, huyện Lâm Hà (tỉnh...

Sinh viên ngành nào dễ tham gia vận hành metro?

(NLĐO) - Hệ thống metro TP HCM không chỉ mang lại sự cải thiện đáng kể về giao thông công cộng mà còn mở ra cơ hội...

Sớm đưa cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức vào hoạt động

Bộ Y tế đề xuất cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn và đưa các bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại tỉnh Hà Nam vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Sớm đưa cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức vào hoạt độngBộ Y tế đề...

Chiến lược lập lữ đoàn mới của Ukraine bị đánh giá là thất bại

Việc Ukraine thành lập lữ đoàn mới thay vì củng cố cho các đơn vị sẵn có bị coi là quyết định khó...

Tiếp tục giữ vững kỷ cương, kỷ luật, thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô

Kinhtedothi - Sáng 7/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư Hoàng Văn...

Mới nhất