Trang chủKinh tếNông nghiệp"Bơm" 3,7 triệu tỷ đồng vốn cho nông nghiệp, nông thôn

“Bơm” 3,7 triệu tỷ đồng vốn cho nông nghiệp, nông thôn

Sau Hội nghị Thủ tướng đối thoại với Nông dân năm 2023, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 116; tổ chức triển khai Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 1490/QĐ-TTg…

Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn toàn quốc đạt 3,4 triệu tỷ đồng

Thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2023 giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, rà soát chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn vào lĩnh vực này cũng như hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đã có trên 90 tổ chức tín dụng (TCTD) và hơn 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn (NNNT), trong đó các ngân hàng thương mại nhà nước, nhất là Agribank và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn tiếp tục giữ vai trò chủ lực trong cung ứng tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Đến cuối tháng 7/2024, dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn quốc đạt khoảng 3,4 triệu tỷ đồng, tăng 3,9% so với cuối năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 tăng 3,75%) và chiếm 24% tổng dư nợ nền kinh tế.

Những đổi thay sau Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dan năm 2023:

Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn thực hiện giải ngân vốn cho người dân có nhu cầu. Ảnh: Agribank Lạng Sơn.

Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 66,8%; dư nợ trung dài hạn chiếm 33,2%. Tín dụng chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng 68% tổng dư nợ NNNT; tiếp theo là khách hàng doanh nghiệp chiếm 32%; HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại chiếm khoảng chiếm 0,08%.

Dư nợ cho vay liên kết trong nông nghiệp đạt 10.527 tỷ đồng, tăng khoảng 9,04% so với cuối năm 2023, chiếm khoảng 0,31% tổng dư nợ lĩnh vực NNNT. Dư nợ cho vay liên kết còn thấp do việc tổ chức sản xuất theo các mô hình liên kết trong nông nghiệp vẫn bộc lộ hạn chế, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết còn phổ biến; số lượng doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính và quản lý để làm vai trò đầu mối của chuỗi liên kết chưa nhiều; các chính sách khuyến khích, trong đó có chính sách tín dụng chưa đủ mạnh để phát triển các mô hình liên kết cũng như gia tăng quy mô tín dụng phục vụ chuỗi…

Dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 27.786 tỷ đồng, tăng khoảng 0,5% so với cuối năm 2023, chiếm khoảng 0,81% tổng dư nợ lĩnh vực NNNT. Dư nợ cho vay trên địa bàn các xã tính đến 30/6/2024 đạt 2.057.982 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cuối năm 2023, với 10.142.172 khách hàng còn dư nợ (phần lớn khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp).

Đáng chú ý, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình, chính sách tín dụng phục vụ phát triển một số ngành, lĩnh vực đặc thù trong nông nghiệp, trong đó, chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tính đến cuối tháng 06/2024, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã giải ngân cho vay Chương trình với doanh số lũy kế khoảng 35.400 tỷ đồng, với gần 9.900 lượt khách hàng vay vốn, hoàn thành tổng doanh số cam kết cho vay của Chương trình (theo quy mô 30.000 tỷ đồng).

Những đổi thay sau Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dan năm 2023:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, NHNN đã tiếp tục chỉ đạo các NHTM nâng quy mô gói tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản từ 30.000 tỷ lên 60.000 tỷ đồng.

Trong đó, doanh số cho vay đối với ngành hàng thủy sản chiếm 72,1% tổng doanh số cho vay với trên 7.600 lượt khách hàng vay vốn, đối với ngành hàng lâm sản, chiếm 27,9% tổng doanh số cho vay với gần 2.300 lượt khách hàng vay vốn. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, NHNN đã tiếp tục chỉ đạo các NHTM nâng quy mô gói tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản từ 30.000 tỷ lên 60.000 tỷ đồng.

Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân, để hỗ trợ cho khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão, NHNN đã kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo các TCTD triển khai các giải pháp (cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, cho vay mới,…) nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, NHNN thường xuyên chỉ đạo các TCTD, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ từ Trung ương đến địa phương tạo điều kiện đưa vốn vay ngân hàng đến các hội viên. Trong 6 tháng đầu năm 2024, NHNN đã có Công văn số 5542/NHNN-TD ngày 03/7/2024 gửi Ngân hàng Chính sách xã hội và Công văn số 5545/NHNN-TD ngày 03/7/2024 gửi các TCTD chỉ đạo công tác phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thực hiện tín dụng chính sách; thực hiện tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Những đổi thay sau Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dan năm 2023:

Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Phong Thổ kiểm tra, giám sát thực tế việc sử dụng vốn vay của các hộ gia đình vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn thị trấn Phong Thổ (Lai Châu). Ảnh: Trang TTĐT huyện Phong Thổ.

Tiếp tục “bơm” vốn cho tam nông

Để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện giảm lãi suất thị trường. Phối hợp với các bộ ngành, đơn vị liên quan hoàn thiện Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ- CP, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách.

Triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp vay vốn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Tiếp tục tổ chức triển khai các chương trình tín dụng đặc thù trong lĩnh vực NNNT theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung tổ chức triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 1490/QĐ-TTg sau khi cấp có thẩm quyền xem xét cho ý kiến; tiếp tục chỉ đạo triển khai chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp nhằm giải quyết khó khăn cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng; phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thực hiện tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng khả năng truyền dẫn chính sách và khả năng truyền tải vốn.

Để thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tích cực rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW.

Đối với các bộ ngành, tích cực rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; có văn bản hướng dẫn Luật Đất đai 2024, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, đặc biệt là chính sách về tích tụ đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung, quy mô lớn.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản; tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách mới tại Luật Đất đai 2024, đặc biệt là các chính sách về đất nông nghiệp như tập trung, tích tụ đất nông nghiệp để

phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung, quy mô lớn. Chú trọng tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao sức cạnh tranh của địa phương; chú trọng công tác quy hoạch, khai thác tối đa các sản phẩm nông nghiệp là tiềm năng, lợi thế của địa phương; đẩy mạnh liên kết nội vùng và ngoại vùng.

Chỉ đạo các sở, ban, ngành tăng cường trao đổi thông tin kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn để ngành ngân hàng trên địa bàn kịp thời có giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng với khách hàng.

Tiếp tục tạo điều kiện để các TCTD trên địa bàn mở rộng mạng lưới hoạt động, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhất là trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

UBND tỉnh, thành phố trong vùng bị ảnh hưởng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 vừa qua chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương, phối hợp với ngành ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, theo dõi diễn biến và ảnh hưởng do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn để kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tăng cường sự phối hợp để truyền tải hiệu quả vốn tín dụng đến người nông dân; kết hợp giữa vốn vay với hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp.

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2018, năm 2023 đánh dấu mốc 5 năm liên tiếp diễn ra Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân.

Qua 5 lần Hội nghị, nhiều vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương tập trung giải quyết.

Các cơ chế, chính sách quan trọng có liên quan đến tam nông được hoàn thiện, ban hành là cơ sở, hành lang pháp lý tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới, được đông đảo nông dân đồng thuận và tích cực hưởng ứng tham gia.

Có thể nói, Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân chính là một kênh thông tin “đặc biệt” để Thủ tướng “Lắng nghe nông dân nói”.





Nguồn: https://danviet.vn/bom-37-trieu-ty-dong-von-cho-nong-nghiep-nong-thon-20241027230517478.htm

Cùng chủ đề

Đổi mới mạnh mẽ tư duy bảo vệ an ninh quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ tư duy bảo vệ an ninh quốc gia, từ đó đổi mới mạnh mẽ công tác nắm tình hình, tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước và triển khai các biện pháp bảo vệ an ninh trật tự. ...

Tuyệt đối không để ách tắc, tạo cơ chế xin cho, tiêu cực trong việc cấp tín dụng

Đây là nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng. Công điện nêu rõ: Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh...

Tuyệt đối không để ách tắc, tạo cơ chế xin cho, tiêu cực trong việc cấp tín dụng

Đây là nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng. Công điện nêu rõ: Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12

Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,22 điểm hay tính từ đầu năm đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 16/12. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12 Tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Khí tài quân sự “khủng” của Việt Nam xuất hiện tại Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024

Trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024, hàng loạt khí tài quân sự tiên tiến, hiện đại của Việt Nam được trưng bày và giới thiệu. Đáng chú ý, mẫu máy bay huấn luyện và trinh sát TP-150 chạy bằng xăng ôtô A95 do Việt Nam sản xuất lần đầu xuất hiện, thể hiện bước tiến đáng...

Phụ huynh “lách luật” đưa con ra nước ngoài lấy bằng tú tài bị từ chối nhận hồ sơ vào đại học ở Macau

Các trường ở Macau, đặc biệt ít phụ thuộc vào học phí từ sinh viên đại lục hơn so với Hong Kong, đã áp dụng chính sách nghiêm ngặt hơn bằng cách cấm không cho phép sinh viên không thi "gaokao" nộp đơn. ...

Tỷ lệ hộ nghèo ở Sóc Trăng chỉ còn hơn 1,3%, số người đi lao động ở nước ngoài đạt 155%

Toàn tỉnh Sóc Trăng còn gần 4.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,34 %, hộ cận nghèo, toàn tỉnh còn hơn 17.000 hộ, chiếm tỷ lệ 5,1%. Từ tháng 7/2023 đến nay, toàn tỉnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 544 người, đạt...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Tỷ lệ hộ nghèo ở Sóc Trăng chỉ còn hơn 1,3%, số người đi lao động ở nước ngoài đạt 155%

Toàn tỉnh Sóc Trăng còn gần 4.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,34 %, hộ cận nghèo, toàn tỉnh còn hơn 17.000 hộ, chiếm tỷ lệ 5,1%. Từ tháng 7/2023 đến nay, toàn tỉnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 544 người, đạt...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Làm bò một nắng kiểu gì mà đạt sao OCOP, anh nông dân Bình Thuận bán đặc sản đắt hàng?

Ông Nguyễn Thúc Phước Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình (Bình Thuận) cho biết Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện vừa công nhận thêm những mặt hàng nông sản, đặc sản đạt sao OCOP năm 2024, trong đó có sản phẩm bò một nắng của...

Mới nhất

Cơ hội giáo dục lịch sử cho con cháu

Đó là khẳng định của thiếu tướng HỒ SỸ HẬU, nguyên cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng), trước sự quan tâm của mọi tầng lớp người dân, đặc biệt là giới trẻ, tới quân đội và quốc phòng. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười hai

(Bqp.vn) - Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự, chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có...

Giá vàng trong nước ngày 18/12: Vàng miếng SJC giữ ổn định

DNVN - Bất chấp sự giảm giá của vàng thế giới do đồng USD mạnh lên, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC trong nước sáng 18/12 vẫn giữ mức ổn định. ...

Ấn Độ siết chặt các biện pháp đối phó tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Chính quyền New Delhi và các khu vực lân cận đã tăng cường các biện pháp đối phó với tình trạng ô nhiễm sau khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt ngưỡng nguy hiểm. Một gia đình du khách nước ngoài đeo khẩu trang đi bộ giữa lớp sương mù dày đặc khi ô nhiễm không khí tăng...

Mới nhất