Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBóc trần chiêu trò “khảo sát tôn giáo Việt Nam” của BPSOS

Bóc trần chiêu trò “khảo sát tôn giáo Việt Nam” của BPSOS


Lộ tẩy bản chất

Thời gian qua, tổ chức “Ủy ban cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) do Nguyễn Đình Thắng làm chủ tịch ở hải ngoại thường xuyên tiến hành các hoạt động thu thập thông tin liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam; tổ chức các hội thảo, diễn đàn thảo luận trên mạng xã hội với chủ đề “tự do tôn giáo tại Việt Nam”. Thành phần tham gia là cá nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đã bị xử lý và đại diện cá nhân trong tổ chức tôn giáo không được pháp luật công nhận, thậm chí đang bị chính quyền đưa vào diện xóa bỏ do liên quan đến yếu tố mê tín dị đoan, trục lợi gây ảnh hưởng xấu trong đời sống xã hội. Gần đây, tổ chức BPSOS đã thành lập cái gọi là “Đề án dân quyền Việt Nam”, đưa ra “Dự án khảo sát tôn giáo Việt Nam”, đăng tải trên Facebook “Bàn tròn tôn giáo Việt Nam” phục vụ mục đích chống phá chính quyền Việt Nam trên không gian mạng.

Ngày 28/12/2023, tổ chức BPSOS công bố về cái gọi là “Dự án quốc tế nhắm vào các tổ chức tôn giáo được sử dụng làm công cụ đàn áp tôn giáo”. Mục đích của dự án được tổ chức này mô tả rằng: “Nghiên cứu và đánh giá toàn diện các tác hại của các tổ chức tôn giáo quốc doanh được chính quyền Việt Nam sử dụng làm công cụ tấn công các tổ chức tôn giáo những tín đồ độc lập”. Đứng sau bảo trợ cho dự án là tổ chức “Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế” (tên tiếng Anh United State Commission on International Religiuos Freedom, viết tắt USCIRF), cơ quan này thường xuyên là đầu mối tư vấn cho Quốc hội Mỹ, Ngoại trưởng và Tổng thống Mỹ về chính sách đối ngoại về tự do tôn giáo toàn cầu. Đối với Việt Nam, tổ chức USCIRF hằng năm đều cử các đoàn khảo sát tự do tôn giáo vào Việt Nam gặp gỡ các chức sắc cực đoan chống đối như linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, linh mục Đặng Hữu Nam (Công giáo), Hứa Phi (Cao Đài), Thích Không Tánh (Phật giáo Việt Nam thống nhất), liên tiếp thúc ép Quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC), gần đây nhất là danh sách “cần theo dõi về tự do tôn giáo” (SWL). Do sự đỡ đầu của tổ chức USCIRF nên BPSOS của Nguyễn Đình Thắng đã “trúng thầu” cái gọi là “Dự án quốc tế nhắm vào các tổ chức tôn giáo được sử dụng làm công cụ đàn áp tôn giáo” thực hiện khảo sát về tự do tôn giáo ở trong nước Việt Nam, bắt đầu từ tháng 1/2024.

Đối tượng khảo sát của “Dự án khảo sát tôn giáo Việt Nam”, BPSOS nhắm vào 6 tổ chức được lựa chọn để nghiên cứu: Chi phái Cao Đài 1997, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam, Hội thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Bắc, Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Đây là những tổ chức tôn giáo, hội nhóm tôn giáo đang hoạt động tích cực ở Việt Nam, được pháp luật thừa nhận, bảo hộ. Để khảo sát các tôn giáo, BPSOS đã tự cho mình quyền phán xét, phục dựng những thông tin về các tổ chức tôn giáo, được mô tả là: “Lịch sử hình thành và tính cách lệ thuộc nhà nước, cách thức nhà nước sử dụng nó làm công cụ để thực hiện hoặc che đậy chính sách đàn áp tôn giáo và những tác hại gây nên cho các cộng đồng hay nhóm tôn giáo độc lập; lập danh sách các cơ sở tôn giáo đã bị nhà nước tịch thu, phá hủy, hoặc bàn giao cho các tổ chức kể trên”… Họ quảng bá rằng, việc đề ra nội dung khảo sát nhắm đến những tổ chức tôn giáo, hội nhóm tôn giáo chính thống có uy tín, ảnh hưởng lớn ở trong nước, có đường hướng hoạt động đồng hành cùng dân tộc, có sự ổn định về tổ chức, đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nguồn thu thập thông tin liên quan đến “Dự án khảo sát tôn giáo Việt Nam”, BPSOS cho rằng đã tiến hành thu thập qua các nguồn, phỏng vấn nhân chứng, người am hiểu các tổ chức, qua văn bản, tài liệu của nhà nước Việt Nam… Thế nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Điểm qua những gương mặt được lựa chọn phỏng vấn mà họ gọi là “nhân chứng”, thực hiện trong 2 tháng thì đều tập trung vào những cá nhân chống đối, số phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác như một số đối tượng liên quan vụ khủng bố xảy ra ngày 11/6 tại Đắk Lắk, một số chức sắc, tín đồ người Mông theo đạo Tin Lành có quan điểm sai trái để rêu rao, lên án chính quyền Việt Nam “đàn áp đạo Tin Lành”; phỏng vấn một số cá nhân chống phá trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất – tổ chức không được pháp luật thừa nhận tại Việt Nam.

Để thực hiện khảo sát, tổ chức BPSOS đã lập cái gọi là “ban điều phối” của dự án để tiến hành nghiên cứu và quản lý dữ liệu dự án, trong đó tập trung vào những thành phần thuộc các tổ chức, cá nhân chức sắc tôn giáo không được pháp luật công nhận như nhóm Phật giáo Việt Nam thống nhất, Cao Đài Chơn truyền 1926 và Phật giáo Hòa Hảo độc lập (đều là những nhóm, tổ chức có vấn đề về nguồn gốc lịch sử, không được pháp luật thừa nhận, nhiều tín đồ, chức sắc thuộc các nhóm, tổ chức đó có hoạt động chống phá chính quyền nhân dân). Do đó, thực chất “Dự án khảo sát tôn giáo Việt Nam” là công cụ để các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong thực hiện âm mưu chống phá chính quyền.

Âm mưu, hoạt động của BPSOS trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Đây là tổ chức mang danh nghĩa “hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” do Nguyễn Đình Thắng làm chủ tịch, tổ chức này đã thành lập “Ban điều hành” gồm 3 cấp: Hội đồng quản trị, đội ngũ điều hành, quản lý các chi nhánh, phạm vi hoạt động tại Mỹ và một số nước lân cận Việt Nam; móc nối, tuyển mộ nhân viên và các tình nguyện viên ở một số nước. Ban đầu, tổ chức này hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực “cứu trợ thuyền viên”, “người tị nạn”, “chống buôn người” ở Việt Nam sang nước khác. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, BPSOS đã được sự chống lưng của một số tổ chức, chính khách phương Tây thiếu thiện chí với Việt Nam, biến tổ chức này thành một tổ chức khủng bố, lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.

Nguyễn Đình Thắng đã cầm đầu, phân công nhiệm vụ cho các thành viên cốt cán trong tổ chức tiến hành các hội thảo, hội luận trên mạng xã hội, tuyên truyền xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở trong nước, thường xuyên phỏng vấn nghị sỹ, quan chức nước ngoài về tự do tôn giáo tại Việt Nam; cử đại biểu tham dự các buổi nghị luận, phiên điều trần của Quốc hội các nước Mỹ, phương Tây. Đặc biệt, tháng 1/2024, khi Mỹ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế, BPSOS đã cử đại diện tham dự phát biểu tố cáo Việt Nam “vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, tiến hành livestream hội nghị; tổ chức hội nghị, hội luận bên lề Hội nghị do Mỹ tổ chức nhằm vận động chính giới phương Tây tiếp tục gây sức ép đối với Việt Nam, gây sức ép yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo (CPC).

Từ hoạt động của BPSOS với cái gọi là “Dự án khảo sát tôn giáo Việt Nam” cho thấy:

Thứ nhất, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ mục tiêu can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đặc biệt đối với lĩnh vực có tính nhạy cảm như tín ngưỡng, tôn giáo. Thực tế cho thấy, họ luôn lợi dụng con bài tự do tôn giáo để nuôi dưỡng, dung túng cho những tổ chức phản động lưu vong, hỗ trợ những thành phần chống đối trong nước tìm cách tác động, xuyên tạc tình hình tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam hòng gây sức ép, hạ uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Họ dựa trên những báo cáo sai lệch để xuyên tạc tình hình thực tế tín ngưỡng, tôn giáo trong nước, trực tiếp can thiệp việc xử lý số đối tượng lợi dụng tôn giáo để chống phá ở Việt Nam.

Thứ hai, bản chất của BPSOS là núp bóng danh nghĩa một tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục đích “từ thiện, trợ giúp người tị nạn” nhưng bản chất BPSOS cũng là một tổ chức phản động lưu vong luôn tìm cách phá hoại sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam. Tổ chức BPSOS đã đề ra mục tiêu sẽ lôi kéo, tập hợp lực lượng trong nước hình thành khoảng 1.000 “cộng đồng” (thực chất là các hội, nhóm xã hội dân sự) với đa dạng thành phần (các dân tộc, tôn giáo, công nhân, công chức, trí thức…), tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam nhằm chuyển hóa thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho đến nay, với “Dự án khảo sát tôn giáo Việt Nam”, BPSOS càng cho thấy quyết tâm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam thông qua lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp lực lượng từ bên trong với sự hỗ trợ, hà hơi tiếp sức của thế lực thù địch bên ngoài.

Thứ ba, điểm cốt yếu của “Dự án khảo sát tôn giáo Việt Nam” là muốn triển khai rộng rãi bắt buộc tổ chức BPSOS phải tham khảo, khảo sát thông tin từ cá nhân, tổ chức tôn giáo trong nước. BPSOS đã lập ra các tài khoản mạng xã hội, gmail để chức sắc, tín đồ có thể gửi hình ảnh, thông tin, từ đó tập hợp trở thành những “báo cáo” nhào nặn thành “chứng cứ” làm cơ sở cho Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng. Chính vì vậy, cần nhận thức rõ âm mưu, ý đồ của tổ chức BPSOS về “Dự án khảo sát tôn giáo Việt Nam” để người dân trong nước có “đề kháng”, không cung cấp những thông tin sai trái, thiếu căn cứ liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho các tổ chức, cá nhân có ý đồ xấu; lên án, phê phán bản chất của BPSOS với những thủ đoạn, ý đồ lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta dưới cái gọi là “Dự án khảo sát tôn giáo Việt Nam” như nêu trên.

Đoàn kết tín ngưỡng, tôn giáo là truyền thống được các tôn giáo ở nước ta gìn giữ, phát huy, tạo nên sức mạnh trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và góp phần bảo vệ giá trị văn hóa của dân tộc. Những âm mưu, hoạt động của BPSOS với cái gọi là “Dự án khảo sát tôn giáo Việt Nam” càng lộ tẩy dã tâm phá hoại khối đại đoàn kết tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, gây nên những bất ổn chính trị trong nước, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giao...

Ngày hội OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN huyện Yên Lập, Phú Thọ, vừa phối hợp tổ chức “Ngày hội giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971, đến tháng 5/2007, Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong những...

Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), cho biết sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm – mức cao nhất trong ba tuần trở lại đây....

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là phát triển cây dược liệu. Tỉnh Quảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Y tế bác bỏ thông tin sử dụng muối i-ốt có nguy cơ bị cường giáp

Ngày 7/11, Bộ Y tế cho biết, lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu i-ốt và đi ngược lại...

Quy định tuổi nghỉ hưu của nhà giáo phù hợp với hoạt động nghề nghiệp

Theo Dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc...

Đại học Đà Nẵng đẩy mạnh trao đổi, giao lưu học thuật quốc tế

Giảng viên trao đổi học thuật gắn với nghiên cứu vì cộng đồng Trường ĐH Sư phạm- thành viên ĐH Đà Nẵng cho biết nhà trường vừa có thêm hai cán bộ, giảng viên là PGS.TS. Trịnh Đăng Mậu, Trưởng Khoa Sinh - Môi trường và TS. Bùi Thị Thanh Diệu, Trưởng bộ môn Tâm lý học, Khoa Tâm...

Đảm bảo và thúc đẩy quyền con người – nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gần 40 năm tiến hành đổi mới đã đưa đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn, vượt bậc trong phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Nhà...

Sinh viên Phenikaa vào Chung kết cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ 2024

Ra đời từ năm 2016, cuộc thi Phóng viên trẻ Pháp ngữ đã trở thành sân chơi uy tín cho các bạn trẻ yêu thích tiếng Pháp. Năm nay, với chủ đề "Sáng tạo - Đổi mới - Khởi nghiệp", cuộc thi thu hút hàng trăm bài dự thi từ các thí sinh 18-35 tuổi trong và ngoài...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Giá vàng bật tăng sau 1 ngày lao dốc, người dân lại ồ ạt đi mua vào

Giá vàng tăng trở lại, tại TPHCM sáng nay không còn hiện tượng người dân đổ xô đi bán như chiều hôm qua. Nhìn chung, lực bán vẫn nhiều hơn mua. Sáng nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu so với cuối ngày...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan...

Chuyển đổi số phải là ưu tiên trong chiến lược mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số để phát huy giá trị và nguồn lực Mới đây, Trung tâm Bảo tồn...

Mới nhất