Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để học sinh...

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để học sinh không học lệch?


KHÔNG NÊN CÓ MAY RỦI TRONG GIÁO DỤC

Bộ GD-ĐT đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế thông tư hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10. Để hoàn thiện dự thảo này, Bộ GD-ĐT mới có công văn đề nghị các sở GD-ĐT tổ chức lấy ý kiến từ các cơ sở giáo dục phổ thông đối với một số nội dung của quy chế, bao gồm: dự thảo về số môn thi, đề thi vào lớp 10…

Dự thảo nêu 2 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 là xét tuyển hoặc thi tuyển. Không còn phương thức thứ 3 như quy định hiện hành là kết hợp xét và thi tuyển.

Về phương thức thi tuyển, dự thảo quy định cụ thể: số lượng môn thi là 3 môn, gồm: toán, ngữ văn và một môn thi do sở GD-ĐT tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn học còn lại thuộc chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Dự thảo còn quy định chi tiết về cách thức bốc thăm môn thi thứ 3 và dự kiến quy định môn thi được bốc thăm phải công bố trước ngày 31.3 hằng năm. Đối với việc tuyển sinh vào trường THPT chuyên, thí sinh sẽ thi thêm môn chuyên.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để học sinh không học lệch?- Ảnh 1.

Thí sinh TP.HCM thi ngoại ngữ – môn thứ 3, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Quy định về môn thi thứ 3 sẽ được lựa chọn theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên khiến nhiều người tỏ ra bất ngờ và phản ứng, cho rằng: trò may rủi không nên đưa vào giáo dục. Hơn nữa, lên lớp 10, HS được lựa chọn môn học thì việc thi vào lớp 10 chỉ nên thi 3 môn là văn, toán, ngoại ngữ như lâu nay nhiều địa phương vẫn thực hiện.

Lý giải về điều này, một đại diện ban soạn thảo của Bộ GD-ĐT trả lời ngắn gọn: Bộ GD-ĐT mới đang xin ý kiến các sở GD-ĐT để trên cơ sở đó hoàn thiện dự thảo quy chế, công bố xin góp ý của xã hội. Việc Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ yêu cầu bốc thăm môn thi thứ 3 và công bố trước ngày 31.3 là để tránh việc HS ở cấp THCS học lệch, chỉ tập trung vào các môn thi.

Thực tế, nếu dự thảo này được thống nhất ban hành thì sẽ thay đổi lớn trong quy định về tuyển sinh lớp 10. Theo quy định hiện hành áp dụng hàng chục năm nay thì Bộ GD-ĐT không can thiệp vào cách thức tuyển sinh của từng địa phương mà giao cho địa phương lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế của mình.

Chính vì vậy, lâu nay, mỗi địa phương đều có cách thức tuyển sinh riêng. TP.HCM và Hà Nội nhiều năm liền đều thi 3 môn toán, văn, ngoại ngữ. Riêng Hà Nội thì chủ trương thi thêm môn thứ tư và môn này cũng được bốc thăm ngẫu nhiên như cách mà Bộ GD-ĐT đang dự kiến áp dụng trên cả nước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, chỉ có 2 năm Hà Nội thực hiện thi 4 môn. Những năm gần đây Hà Nội thường tuyên bố bỏ môn thi thứ tư vào “phút chót” với lý do như dịch bệnh Covid-19 hoặc các nhà trường và nhà giáo đề xuất bỏ.

Công bố điểm chuẩn cùng lúc với điểm thi

Đáng chú ý, Bộ GD-ĐT cũng dự kiến yêu cầu: “Việc công bố điểm chuẩn được thực hiện đồng thời với công bố điểm thi” thay vì các địa phương công bố điểm thi rồi một thời gian sau mới công bố điểm chuẩn như hiện nay.

KHÔNG THỂ VẬN HÀNH THEO CÁCH VÌ THI MÀ HỌC

Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT chỉ nên quy định về các phương thức được phép sử dụng để tuyển sinh vào lớp 10 hoặc số môn thi để tránh quá tải cho HS; còn việc lựa chọn phương thức nào, những môn thi nào thì nên tiếp tục giao cho địa phương như lâu nay.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Viện Khoa học – Giáo dục VN, Chủ tịch Hội đồng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng Bộ GD-ĐT lo ngại thi cố định cả 3 môn sẽ gây học lệch cũng có lý. Tuy nhiên, cũng cần xét ở khía cạnh khác là việc bốc thăm một trong số các môn khiến môn nào cũng có thể trở thành môn thi và có thể xảy ra tình huống HS sẽ phải học thêm để luyện thi tất cả các môn học.

Cũng theo TS Tùng Lâm, không nên cổ xúy cho giáo dục ứng thí, chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá xác đáng về việc thi cử sẽ thúc đẩy việc học theo hướng tích cực. Để HS thích học và thấy việc học là cần thiết không phải vì môn học ấy sẽ là môn thi mà phải là tổng hòa các điều kiện về chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá…

Nhiều ý kiến cũng cho rằng một mặt Bộ GD-ĐT muốn đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học nhưng lại không bắt buộc thi môn này trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT…

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 để học sinh không học lệch?- Ảnh 2.

Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố cấu trúc, định dạng đề thi 3 môn toán, văn, ngoại ngữ cho kỳ thi vào lớp 10 năm 2025

Về việc chuẩn bị cho kỳ thi theo chương trình mới, thời điểm này mới chỉ có Sở GD-ĐT Hà Nội, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố cấu trúc, định dạng đề thi các môn. Trong đó, TP.HCM chỉ xây dựng cấu trúc đề thi 3 môn (toán, văn, ngoại ngữ); Hà Nội xây dựng thêm đề minh họa của các môn tích hợp là khoa học tự nhiên, lịch sử – địa lý. Đáng chú ý, hồi tháng 8, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 với 3 bài thi toán, văn, ngoại ngữ và kết hợp với việc xét học bạ bậc THCS của HS. Phương án này không có trong dự thảo mà Bộ GD-ĐT đang xin ý kiến.

Đà Nẵng: Chấp hành chủ trương mà Bộ GD-ĐT đưa ra

Chiều 4.10, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết đơn vị đang soạn thảo, đưa ra những nội dung đóng góp về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế thông tư hiện hành. “Tinh thần của Sở sẽ có những đóng góp ý kiến từ địa phương như các tỉnh, thành phố khác. Từ đó Bộ GD-ĐT sẽ có quyết định chính thức. Ở cấp quản lý thành phố, ngành giáo dục TP.Đà Nẵng sẽ chấp hành những chủ trương mà Bộ GD-ĐT đưa ra”, ông Linh nói.

Cũng theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, việc Bộ GD-ĐT lấy ý kiến để hoàn thành dự thảo nhằm tránh việc HS học lệch, chỉ học những môn thi. “Ngoài môn toán, văn thì việc bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn còn lại theo cá nhân tôi nghĩ sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tổ chức thi”, ông Linh nêu ý kiến.

Huy Đạt

TP.HCM: Để địa phương chủ động chọn môn thứ 3

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, mong muốn giữ và giao quyền tự chủ trong việc chọn môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 như hiện nay. Bởi mỗi địa phương xây dựng chiến lược phát triển giáo dục khác nhau, tùy vào thực tế, đặc thù.

Theo ông Minh, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 không đánh giá HS qua kiến thức một môn học mà tập trung đánh giá phẩm chất, năng lực, khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế. Chính vì vậy, thi lớp 10, dù môn thứ 3 là môn nào cũng không lo ngại HS học lệch, thi lệch và chỉ tập trung vào học các môn học là môn thi mà thôi.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM diễn ra từ trước đến nay dù ổn định môn ngoại ngữ là môn thứ 3 thì kết quả học tập của HS cho thấy nhà trường, giáo viên cũng như HS vẫn đảm bảo về mục tiêu và định hướng của chương trình. Đặc biệt, từ nhiều năm trở lại đây, trong quá trình biên soạn và định hướng cho kỳ thi đầu cấp THPT, Sở GD-ĐT thực hiện chủ trương tăng cường các câu hỏi yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức đã học từ các môn khác để giải quyết các tình huống thực tế trong cuộc sống.

Ngoài ra, thực hiện theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị và nhiệm vụ mà lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã giao thì trong năm học này trở đi, TP.HCM từng bước chuẩn bị cho quá trình thí điểm sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường. Chính vì vậy, việc TP.HCM chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ là phù hợp cho mục tiêu phát triển xuyên suốt.

Một hiệu phó trường THPT tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) nói quy định việc bốc thăm chọn ra môn thi thứ 3 là không nên. Đó là một kiểu áp đặt thụ động. Còn nếu muốn đổi mới thì nên chăng cho HS tự chọn môn thi thứ 3.

Bích Thanh




Nguồn: https://thanhnien.vn/boc-tham-mon-thi-thu-3-vao-lop-10-de-hoc-sinh-khong-hoc-lech-185241004173348496.htm

Cùng chủ đề

Bộ GD-ĐT đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10

Bộ GD-ĐT đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế thông tư hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10. Để hoàn thiện dự thảo này, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT tổ chức lấy ý kiến từ các cơ sở giáo dục phổ thông đối với một số nội dung, bao gồm: dự thảo về số môn thi,...

Gợi ý đáp án đề tham khảo môn ngữ văn thi vào lớp 10 ở TPHCM năm 2025

Đề thi tham khảo môn ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 TPHCM năm học 2025-2026 gồm 2 phần đọc hiểu văn bản và nghị luận. Cùng giống như mọi năm, đề thi vào lớp 10 của TPHCM sẽ có một chủ đề xuyên suốt. Trong đó, đề tham khảo chọn chủ đề "Tưởng tượng" khi trích một câu nói của một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại Albert Einstein.Đó là câu:...

Trường đầu tiên ở TPHCM công bố phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2025

Năm ngoái, tỷ lệ chọi vào lớp 10 của Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TPHCM là 1/6,4, cao nhất trong 6 năm qua.Đối tượng tuyển sinh được mở rộng ra các tỉnh thành ngoài TPHCM. Đây là nơi tập trung nhiều học sinh giỏi, xuất sắc của các tỉnh phía Nam về học tập. Kỳ thi được tổ chức tuyển sinh riêng, không trùng với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của các tỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập làm một?

1. Tỉnh Đắk Nông được tách...

Con thi Hội khỏe Phù Đổng xong nửa năm vẫn chưa được nhận phần thưởng

Thi Hội khỏe Phù Đổng Hà Nội: Đã kết thúc hơn nửa năm vẫn chưa được nhận phần thưởngPhản ánh với PV báo Dân Việt, chị L.T.H, huyện Thường Tín, Hà Nội, phụ huynh có con tham gia Hội khỏe Phù Đổng Thành phố Hà Nội...

SmS Event nâng tầm sự kiện đào tạo

Sáng tạo - yếu tố then chốt trong tổ chức sự kiện đào tạo Trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp, mỗi sự kiện đều đòi hỏi tính sáng tạo để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả và tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ. Tại Công ty cổ phần truyền thông sự kiện SmS Việt Nam (SmS Event), sự sáng tạo không chỉ là một yếu tố phụ trợ, mà chính là cốt lõi trong mọi...

17 công trình vào chung khảo Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ

Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ nhằm biểu dương thành tích xuất sắc và khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển kinh tế-xã hội, phát hiện và bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ trong cơ sở giáo dục đại...

Cùng chuyên mục

Hai nữ sinh đại học ở miền Tây làm được điều đặc biệt, ai cũng khâm phục

Nữ sinh nhận học bổng 1,2 tỷ đồng  Nguyễn Kim Lài (22 tuổi, ở Trà Vinh) vừa xuất sắc nhận được học bổng của Chính phủ Trung Quốc (CSC) với tổng trị lên đến 1,2 tỷ đồng. Kim Lài sinh ra và lớn lên ở huyện Càng Long, Trà Vinh. Học xong THPT, Lài đậu vào ngành điều dưỡng của Trường Đại học Trà Vinh. Lài chia sẻ, cô chọn ngành điều dưỡng vì muốn chăm sóc sức khỏe cộng...

Trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành tài chính ngân hàng

Ngày 4/10, tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Báo Tiền Phong phối hợp Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước tổ chức tọa đàm “Quản lý tài chính cá nhân, cơ hội việc làm trong ngành tài chính ngân hàng” với sự tham gia của gần 1.000 sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tọa đàm là cơ hội để sinh viên được trang bị thêm...

Vờ đào tạo sau đại học, nhưng là vỏ bọc giúp sinh viên nước ngoài lao động ở Mỹ

Chương trình này được biết đến với tên gọi "Day 1 CPT" là hình thức đào tạo thực hành, cho phép người nước ngoài có thể làm việc toàn thời gian, hoàn thành hầu hết các khóa học bằng hình thức trực tuyến và chỉ cần lên lớp vài lần một năm. Lợi dụng lỗ hổng từ quy định đào tạo tại...

Hà Nội thu học phí trường công cao nhất 6,1 triệu đồng/tháng

Ngày 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chất lượng cao năm học 2024-2025. Theo nghị quyết, học phí của cơ sở giáo dục mầm non có mức từ 2,4 đến 5,1 triệu đồng mỗi tháng. Cụ thể, Trường Mầm non Linh Đàm thu học phí mỗi học...

Mới nhất

Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 9 tháng năm 2024

(MPI) – Trong 9 tháng năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt hơn 177,4 triệu USD, bằng 42,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 9 tháng năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 105 dự án mới và 18 lượt điều chỉnh vốn đầu tư....

Phiên họp Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên...

(MPI) - Ngày 01/10/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phiên họp Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

Hà Nội nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu trong ngành văn hóa và thể thao

Để đảm bảo yêu cầu hoạt động có hiệu quả trong công tác lưu trữ, quản lý, tra cứu dữ liệu về văn hóa và thể thao, năm 2022, 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức triển...

Hai nữ sinh đại học ở miền Tây làm được điều đặc biệt, ai cũng khâm phục

Nữ sinh nhận học bổng 1,2 tỷ đồng  Nguyễn Kim Lài (22 tuổi, ở Trà Vinh) vừa xuất sắc nhận được học bổng của Chính phủ Trung Quốc (CSC) với tổng trị lên đến 1,2 tỷ đồng. Kim Lài sinh ra và lớn lên ở huyện Càng Long, Trà Vinh. Học xong THPT, Lài đậu vào ngành điều dưỡng của...

Mới nhất

Giữa lằn ranh tranh cãi