Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBóc tách động mạch chủ nguy hiểm thế nào?

Bóc tách động mạch chủ nguy hiểm thế nào?


Tin mới y tế ngày 19/7: Bóc tách động mạch chủ nguy hiểm thế nào?

Bóc tách động mạch chủ là bệnh lý ít gặp (tỷ lệ 5-30/1.000.000) nhưng rất nguy hiểm (nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong lên tới 50% trong 48 giờ đầu tiên khởi phát).

Khi nào cần thực hiện kỹ thuật bóc tách động mạch chủ

Anh Ph., 40 tuổi, đang lái xe thì đau lưng dữ dội, bác sĩ thực hiện nhiều cận lâm sàng mới phát hiện do tình trạng bóc tách động mạch chủ ít gặp. 





Có thể giảm thiểu rủi ro bóc tách động mạch chủ bằng cách thay đổi các yếu tố nguy cơ như hạ huyết áp xuống mục tiêu 120/80 mmHg.

Trước đó, anh Ph. (có địa chỉ tại huyện Hóc Môn TP.HCM) được đưa đến bệnh viện gần nhà trong trạng thái đau giữa hai xương bả vai, lan ra trước ngực giữa xương ức và hai cánh tay.

Mức độ đau tăng dần kèm vã mồ hôi, choáng váng. Anh được cấp cứu nhiều giờ nhưng không thuyên giảm, chuyển tuyến đến bệnh viện.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Chi, khoa Nội Tim mạch 1, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, huyết áp bệnh nhân thời điểm nhập viện rất cao (219/103 mmHg), trong khi anh không có tiền căn tăng huyết áp. Anh được uống thuốc hạ áp, huyết áp giảm xuống 180/100 mmHg, vẫn đau vùng lưng trầm trọng.

Siêu âm tim và động mạch chủ tại giường thấy tim co bóp tốt, không tổn thương van tim, không tràn dịch màng tim; động mạch chủ không giãn nhưng khó khảo sát dấu hiệu bóc tách do thành ngực dày.

Kết hợp điện tâm đồ và xét nghiệm men tim không có tình trạng nhồi máu cơ tim cấp. Chụp X-quang phổi không có hình ảnh tràn khí màng phổi, bóng tim không to, cung động mạch chủ giãn nhẹ. Bác sĩ ở phòng cấp cứu nghi ngờ cơn đau liên quan đến cột sống, chỉ định chụp MRI cột sống ghi nhận có thoái hóa cột sống ngực.

Anh Ph. được chuyển lên chuyên khoa Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch do cơn tăng huyết áp khẩn trương. Bác sĩ cho anh uống thuốc giảm đau.

Ths Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Nội Tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chỉ định thực hiện các xét nghiệm tim mạch. Kết quả cho thấy chỉ số D-dimer (giúp đánh giá tình trạng huyết khối trong mạch máu) tăng gấp 13 lần người bình thường, gợi ý bệnh lý liên quan đến mạch máu như thuyên tắc phổi hay bóc tách động mạch chủ.

Kết quả sau đó cho thấy động mạch chủ bị bóc tách một đoạn kéo dài từ động mạch dưới đòn trái xuống động mạch chậu chung trái, làm hẹp mạch máu nuôi thận. Đây là lý do khiến huyết áp bệnh nhân không thể hạ dù được điều trị tích cực trong nhiều giờ.

Hình ảnh siêu âm qua thành ngực khó đánh giá chính xác động mạch chủ vì động mạch chủ nằm sâu sau các cấu trúc khác trong lồng ngực, đặc biệt càng khó quan sát trên bệnh nhân có thành ngực dày như anh Phan.

Điều này dễ khiến bác sĩ bỏ sót bệnh lý liên quan đến bóc tách động mạch chủ. Nếu không dựa trên chỉ số D-dimer quá cao cùng kinh nghiệm trong chẩn đoán nhiều trường hợp tương tự, bác sĩ sẽ không nghi ngờ bóc tách động mạch chủ và tiến hành chụp CT-scan nhanh chóng, không thể tìm ra phương án chữa trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Bóc tách động mạch chủ xảy ra đột ngột khi lớp nội mạc bị rách, dẫn đến máu giảm lưu thông trong lòng mạch thật mà đi trong lòng mạch giả, nằm giữa nội mạc và trung mạc. Lúc này, dòng máu lưu thông đến các bộ phận của cơ thể bị chậm lại hoặc tắc nghẽn. Đồng thời, thành động mạch chủ trở nên yếu hơn và có nguy cơ vỡ gây tử vong.

May mắn tình trạng bóc tách động mạch chủ của anh Phan chưa gây biến chứng giảm tưới máu cơ quan nên chưa có chỉ định đặt stent graft.

Bệnh nhân được điều trị nội khoa bằng thuốc kiểm soát huyết áp, nhịp tim qua đường truyền tĩnh mạch. Sau một ngày, anh hết đau ngực, đau lưng, huyết áp ổn định ở mức 117/65 mmHg, nhịp tim 70 lần/phút, được theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn cũng như đánh giá để phát hiện kịp thời tổn thương các cơ quan nội tạng.

Bác sĩ Kiều thông tin, bóc tách động mạch chủ là bệnh lý ít gặp (tỷ lệ 5-30/1.000.000) nhưng rất nguy hiểm (nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong lên tới 50% trong 48 giờ đầu tiên khởi phát).

Bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng: tử vong do xuất huyết trong ồ ạt; tổn thương nội tạng, chẳng hạn như suy thận hoặc thiếu máu hoại tử ruột đe dọa tính mạng; đột quỵ; tổn thương van động mạch chủ (hở van động mạch chủ cấp tính) hoặc tràn máu màng tim gây chèn ép tim cấp.

Điều trị bóc tách động mạch chủ phụ thuộc vào vị trí vết rách và loại bóc tách, các phương pháp bao gồm điều trị nội khoa, phẫu thuật thay ống ghép, đặt stent graft nội mạch, kết hợp phẫu thuật – đặt stent graft. Sau can thiệp, bệnh nhân cần được theo dõi suốt đời để phát hiện sớm biến chứng.

Có thể giảm thiểu rủi ro bóc tách động mạch chủ bằng cách thay đổi các yếu tố nguy cơ như hạ huyết áp xuống mục tiêu 120/80 mmHg bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn, kiểm soát căng thẳng, tránh thừa cân – béo phì, không hút thuốc lá, tránh để xảy ra tai nạn gây chấn thương vùng ngực, khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường.

Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

Trong 6 tháng năm 2024, các hoạt động can thiệp để giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đã được ngành Y tế triển khai thực hiện.

Sở Y tế và Sở Giáo dục – Đào tạo triển khai mô hình can thiệp phòng chống thừa cân, béo phì tại một số trường tiểu học của Hà Nội, giai đoạn 2023-2025, trước mắt là tại Trường Tiểu học La Thành (quận Đống Đa), Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm), Trường Tiểu học Lê Lợi (quận Hà Đông).

Trong thời gian qua, ngành Y tế đã tổ chức điều tra kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và vận động cho học sinh tại 3 trường tiểu học nói trên, kết quả rà soát có 1460 trẻ thừa cân, béo phì.

Trên cơ sở rà soát và thống kê qua điều tra, ngành Y tế sẽ phối hợp với ngành giáo dục đưa ra các giải pháp can thiệp để giảm dần tình trạng trẻ bị thừa cân, béo phì.

Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt I và các hoạt động Ngày vi chất dinh dưỡng trên địa bàn thành phố như cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi đã được tổ chức vào đầu tháng 6. Toàn thành phố có 1665 điểm uống và 379.495/379.904 trẻ trong độ tuổi từ 6-35 tháng tuổi đã được uống bổ sung Vitamin A liều cao, đạt tỷ lệ 99,89%.

Về cân, đo đánh giá tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, có 591.211 trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo, đạt tỷ lệ 95,07%, kết quả tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 6,6%, thể thấp còi là 9,8%, đạt chỉ tiêu thành phố giao.

Các hoạt động can thiệp để giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn tiếp tục được ngành y tế triển khai trong thời gian tiếp theo, đó là điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 60 cụm trên địa bàn thành phố. 

Thực hiện truyền thông tại cộng đồng, tại các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp về dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời, dinh dưỡng ở trẻ từ 2-5 tuổi; tổ chức chiến dịch uống bổ sung Vitamin A đợt 2 năm 2024…

Được biết, thừa cân, béo phì gây ra nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe của trẻ em, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tăng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm khi trưởng thành. Trẻ thừa cân, béo phì không chỉ khiến bản thân các em tự ti, mặc cảm, mà còn tạo ra những áp lực lớn đối với cha mẹ, những người trực tiếp chăm sóc. Đã có trẻ vì thừa cân, béo phì mà sống khép kín, rơi vào trầm cảm.

Kết quả điều tra trên 5.028 học sinh tại 75 trường của Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Nghệ An, Sóc Trăng cho thấy, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học chung cho cả khu vực nông thôn và thành thị là 29%; tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (41,9% và 17,8%).

Đặc biệt, kết quả khảo sát ở học sinh lớp 5 tại một số quận, huyện của Hà Nội, tiến hành năm 2023 chỉ ra, số trẻ thừa cân, béo phì của nhiều trường trong khu vực nội thành trên mức 45%. Có những trường tỷ lệ rất cao như Trường tiểu học Lê Lợi (quận Hà Đông) là 49,5%; Trường tiểu học Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm) là 51,4%; Trường tiểu học La Thành (quận Đống Đa) là 55,7%…





Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-197-boc-tach-dong-mach-chu-nguy-hiem-the-nao-d220350.html

Cùng chủ đề

Hành trình 15 năm nhiều trái ngọt của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E

Hành trình 15 năm nhiều trái ngọt của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện EChiều ngày 23/08/2024, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Trung tâm Tim mạch. Tại sự kiện, PGS-TS.Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ, trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Trung tâm...

Đơn vị phẫu thuật tim mạch đầu ngành

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế chia sẻ, trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế giao… Phát triển từ một cơ sở y tế chưa phẫu thuật được tim hở, Trung tâm tim mạch đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một trung tâm chuyên về...

Trẻ em Yemen suy dinh dưỡng trầm trọng

Theo báo cáo dẫn dữ liệu từ hệ thống phân loại giai đoạn an ninh lương thực tích hợp (IPC) của Liên hợp quốc tại Yemen, số trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính tăng 34% so với năm trước tại các khu vực do chính phủ kiểm soát, ảnh hưởng đến hơn 600.000 trẻ em. Ngoài ra, báo cáo cũng đã xác định, khoảng 223.000 phụ nữ mang thai...

Món côn trùng, bếp núc ngày càng sáng tạo

Lượng đạm trong côn trùng tương đương các loại thịt heo, bò, gà mà nuôi ít tốn kém, ít ô nhiễm môi trường. Lợi là vậy, có điều con người có dám ăn hay không?Hồi đầu thập niên 60 thế kỷ trước,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?Bộ Công thương đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam không đưa vào các dự án thuộc dạng tiềm năng, chưa được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh. Quảng Nam đang lấy ý kiến về Kế hoạch thực hiện...

Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai

Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên taiĐối mặt với sự tàn phá của thiên tai, ứng dụng công nghệ trong xây dựng tòa nhà thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó và phòng tránh thiệt hại do thiên tai gây ra. Công nghệ xây nhà chống động đất Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, năm 2023,...

Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án Cam kết đầu tư hơn 1,3 tỷ USD để triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang gặp vướng mắc không thể triển khai dự án. Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam vừa có kiến nghị gửi tỉnh Quảng...

Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu trung tâm thành phố Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN) Kế hoạch nhằm triển khai thực...

Bài đọc nhiều

Hơn 54.000 trẻ em, nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin sởi

Theo Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 14-9, chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã triển khai tại 84 điểm tiêm trên toàn thành phố, với tổng cộng 6.882 mũi tiêm được thực hiện. Trong đó, nhóm trẻ từ 1-5 tuổi đã được tiêm 560 mũi và nhóm 6-10 tuổi là 6.111 mũi.Đặc biệt, các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ...

Tiêm vắc xin sởi miễn phí, an toàn cho trẻ em

Vắc xin do Việt Nam sản xuất Đối tượng tiêm là tất cả trẻ em từ 1-10 tuổi chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng. Vắc xin sử dụng trong chiến dịch là loại...

Tầm soát bệnh lý tim mạch miễn phí cho 1 nghìn người dân

Chương trình là hoạt động đầu tiên trong chuỗi 3 chương trình hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới 29/9 và chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ "Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 của VYPA. Tại Chương trình, hơn 1 nghìn người dân của thành...

Sáng 15/9, hơn 16.000 túi thuốc gia đình đã đến với người dân vùng lũ phía Bắc

Thông tin từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, đến sáng 15/9, hơn 16.000 túi thuốc gia đình đã đến với người dân các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Hơn 16.000 túi thuốc từ TP.HCM đã đến tay bà con vùng lũ lụt phía Bắc

Ngày 15-9, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã đưa hơn 16.000 túi thuốc đến tay bà con vùng lũ lụt phía Bắc chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua.Cụ thể, tính đến tối ngày 14-9, đã có 16.134 túi thuốc được vận chuyển bằng đường hàng không và chuyển đến Sở Y tế các tỉnh Lào Cai, Lạng...

Cùng chuyên mục

Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia...

tạm đình chỉ tiệm trà sữa

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường THCS Tôn Đức Thắng (địa chỉ: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Trong đó, có khoảng 21 học sinh có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và chóng mặt sau khi ăn thực phẩm trong tiệc liên hoan Trung thu tổ chức tại lớp 7/1. Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề...

Báo Kinh tế&Đô thị cùng đồng hành chuyển đến người dân vùng lũ tình cảm trân quý của một lưu học sinh

Chiều ngày 16/9/2024, Báo Kinh tế & Đô thị đã tiếp nhận 75 triệu đồng của gia đình ông Phạm Xuân Khánh (bố của du học sinh Phạm Khánh Toàn) - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội hỗ trợ bà con ngoài bãi sông Hồng bị thiệt hại do bão số 3. Đây là một trong các hoạt động nằm trong chương trình quyên góp kêu gọi ủng hộ bà con...

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng chi viện cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Y tế các Bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Bộ Y tế cho biết,...

Mới nhất

Livestream giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy liên kết vùng trong phát …

 Livestream là con đường nhanh nhất giúp người bán tiếp cận với nhiều đối tượng hơn, đem lại doanh thu cao hơn với mức đầu tư tương đối thấpMột trong những điểm nhấn của Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử vùng Tây Nguyên vừa được Cục Thương mại điện tử...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM...

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Hiệu quả năng lượng không chỉ là việc sử dụng ít năng lượng hơn, mà còn là sử dụng năng lượng một cách thông minh và tối ưu. Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm và biến đổi khí hậu đe dọa, việc nâng cao hiệu quả năng lượng trở thành một nhiệm vụ...

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi

Góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Petrovietnam kiến nghị nhiều vấn đề về điện khí và điện gió ngoài khơi HĐTV Petrovietnam nghe báo cáo công tác góp ý xây dựng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) ngày 16/9 Các góp ý trọng tâm của Petrovietnam Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)...

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

Mới nhất