Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBộ Y tế làm rõ phản ánh thiếu vắc-xin tiêm chủng trong...

Bộ Y tế làm rõ phản ánh thiếu vắc-xin tiêm chủng trong chương trình mở rộng

Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh về việc thiếu vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ Y tế làm rõ phản ánh thiếu vắc-xin tiêm chủng trong chương trình mở rộng

Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh về việc thiếu vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thiếu vắc-xin ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng

Báo cáo số 1009/BC-UBTVQH15 ngày 16/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV nêu rõ, mặc dù Chính phủ có biện pháp gỡ khó cho Bộ Y tế về tiêm chủng bằng việc từ giữa đầu tháng 2/2024 bằng việc ban hành Nghị định số 13 sửa đổi Nghị định số 104 về kinh phí tiêm chủng mở rộng, song đến tháng 6/2024, Bộ Y tế mới ban hành Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2024, quá chậm để các địa phương có thể triển khai thực hiện.





Theo báo cáo của Bộ Y tế gửi Ban Dân nguyện, vừa qua Bộ này đã có nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu vắc-xin song thực tế cho thấy, còn đó nhiều khó khăn.

Theo báo cáo, tại nhiều địa phương tình trạng thiếu vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã diễn ra từ cuối năm 2022, đến thời điểm tháng 9/2024 vẫn xảy ra tình trạng này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị Bộ Y tế có giải pháp quyết liệt bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng; đánh giá về ảnh hưởng khi trẻ em chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nhất là đối với những vắc-xin được chỉ định tiêm cho trẻ em ngay sau khi sinh ra và đưa ra các giải pháp khắc phục.

Đồng thời xem xét trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng thiếu vắc-xin trong thời gian qua; đánh giá tình hình dịch sởi, bạch hầu và ho gà xảy ra ở một số tỉnh, thành phố và mối liên quan đối với tình trạng thiếu vắc-xin ở các địa phương; dự báo về diễn biến tình hình dịch bệnh trong thời gian tới.

Trước ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, mới đây, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết có hồi đáp cho rằng, có nguyên nhân khách quan là do tình hình chung của thế giới sau đại dịch, do dịch bùng phát theo chu kỳ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2018 là một trong những năm có số ca mắc sởi cao nhất trong vòng một thập kỷ, với gần 10 triệu ca nhiễm và hơn 140.000 ca tử vong trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, trong các năm 2014 và 2019 đã ghi nhận số trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi tăng cao, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng tiêm chủng các mũi vắc-xin sởi đạt tương ứng: năm 2014 là sởi mũi 1: 97,4%, Sởi mũi 2: 93,8%; năm 2019 là sởi mũi 1: 95,4%, Sởi mũi 2: 92,4%.

Năm 2023-2024, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo dịch sởi đã bùng phát trở lại, hiện nay đã bùng phát trở lại tại 103 quốc gia sau 5 năm.

Về kinh phí thực hiện tiêm chủng mở rộng, theo Bộ này còn đó khó khăn. Cụ thể, giai đoạn 2016 – 2020: Kinh phí mua vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được bố trí trong Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Y tế được cấp kinh phí mua vắc-xin và phân bổ cho các địa phương. Giai đoạn 2021 – 2022: Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số đã kết thúc.

Theo Nghị quyết số 129/2020/QH14 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, ngân sách trung ương tiếp tục bố trí kinh phí cho Bộ Y tế mua vắc-xin tiêm chủng mở rộng năm 2021 – 2022 tương tự như giai đoạn 2016 – 2020. Như vậy giai đoạn trước 2023, Bộ Y tế được giao kinh phí mua vắc-xin và phân bổ cho các địa phương.

Từ năm 2023, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các địa phương mua vắc-xin từ ngân sách của địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai, các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí, phê duyệt kinh phí, đấu thầu, phê duyệt giá cũng như kinh nghiệm triển khai…

Vì vậy, nhiều địa phương đã kiến nghị đề nghị Bộ Y tế tiếp tục làm đầu mối mua vắc-xin và phân bổ cho các địa phương. Đồng thời, theo kết quả giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng đã ghi nhận các kiến nghị của địa phương.

Nỗ lực cung ứng vắc-xin

Kế hoạch tiêm chủng mở rộng hàng năm là tổng hợp từ đăng ký nhu cầu của các địa phương. Đối với tổng hợp nhu cầu vắc-xin năm 2024, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố rà soát, xác định nhu cầu vắc-xin trong tiêm chủng mở rộng 6 tháng cuối năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025 ngay từ tháng 12/2023.

Năm 2024, Bộ Y tế chưa được bố trí kinh phí cho hoạt động tiêm chủng mở rộng ngay từ đầu năm như giai đoạn 2016-2022. Do đó Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề xuất nhu cầu kinh phí để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng 2024.

Song song với việc gửi Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ phê duyệt kinh phí mua vắc-xin cho tiêm chủng mở rộng 2024, Bộ Y tế đã ký Quyết định số 1596/QĐ-BYT ngày 10/6/2024 về việc ban hành Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2024 bao gồm nhu cầu vắc-xin 6 tháng cuối năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025. Việc ban hành kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2024 vào đầu tháng 6/2024 và trong giai đoạn chờ phê duyệt kinh phí là kịp thời.

Trong quá trình triển khai các quy trình, thủ tục mua sắm vắc-xin, để đảm bảo cung cấp vắc-xin cho chương trình Tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch Bộ Y tế đã chủ động đề nghị WHO, UNICEF, Chính phủ Úc, các tổ chức viện trợ, hỗ trợ vắc-xin phối hợp Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván, Viêm gan B và Hib (DPT-VGB-Hib) và vắc-xin Sởi-Rubella trong năm 2023-2024.

Đồng thời, trong giai đoạn chờ phê duyệt kinh phí năm 2024, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành mua sắm các vắc-xin cần cung ứng ngay cho chương trình Tiêm chủng mở rộng bao gồm vắc-xin uốn ván và vắc-xin viêm gan B tiêm cho đối tượng trẻ sơ sinh. 

Tuy nhiên, cũng theo Bộ Y tế, hiện còn một số khó khăn trong quá trình mua sắm vắc-xin như hiện nay quy trình mua sắm vắc-xin còn nhiều thủ tục cần thời gian triển khai thực hiện (ước tính khoảng 2-3 tháng).

Các quy trình mua sắm vắc-xin bao gồm giao dự toán ngân sách nhà nước; phê duyệt kế hoạch đặt hàng; xây dựng phương án giá; thẩm định giá và phê duyệt (2 tháng).

Quá trình thẩm định và phê duyệt giá vắc-xin trải qua nhiều bước, yêu cầu phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các đơn vị sản xuất, điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong việc ban hành giá cụ thể, ảnh hưởng đến tiến độ mua sắm





Nguồn: https://baodautu.vn/bo-y-te-lam-ro-phan-anh-thieu-vac-xin-tiem-chung-trong-chuong-trinh-mo-rong-d229312.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mô hình phố thương mại thời thượng lần đầu hiện diện tại Đông Hà, Quảng Trị

Lần đầu tiên xuất hiện tại Quảng Trị, mô hình phố thương mại có chủ đề đặc sắc, kết hợp cùng hạ tầng và tiện ích vui chơi giải trí đồng bộ được áp dụng tại Vincom Shophouse Royal Park Đông Hà hứa hẹn sẽ mang về siêu lợi nhuận cho giới đầu tư. Mô hình phố thương mại thời thượng lần đầu hiện diện tại Đông Hà, Quảng TrịLần đầu tiên xuất hiện tại Quảng Trị, mô hình phố...

Tập đoàn LEGO bắt đầu vận hành thử nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương

Từ ngày 6/11, Tập đoàn LEGO bắt đầu vận hành thử nhà máy tại Bình Dương để chuẩn bị cho việc sản xuất chính thức từ đầu năm 2025. Tập đoàn LEGO bắt đầu vận hành thử nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương Từ ngày 6/11, Tập đoàn LEGO bắt đầu vận hành thử nhà máy tại Bình Dương để chuẩn bị cho việc sản xuất chính thức từ đầu năm 2025. ...

VEAM chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ hơn 50,35%

Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 19/11/2024 và cổ tức sẽ được thanh toán với cổ đông vào 20/12/2024. Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 19/11/2024 và cổ tức sẽ được thanh toán với cổ đông vào 20/12/2024. VEAM là doanh nghiệp lớn trong mảng sản xuất máy nông nghiệp. Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - Công...

Dịch cúm, đột quỵ – nỗi ám ảnh mùa lạnh

Khi trời rét, các bệnh hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch, xương khớp gia tăng. Trong số các bệnh liên quan tới thời tiết mùa đông, thì dịch cúm và đột quỵ là nỗi ám ảnh. Khi trời rét, các bệnh hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch, xương khớp gia tăng. Trong số các bệnh liên quan tới thời tiết mùa đông, thì dịch cúm và đột quỵ là nỗi ám ảnh. ...

Cổ phiếu khu công nghiệp đồng loạt tăng trần ngày ông Trump tái đắc cử

Phiên giao dịch hôm nay (6/11) ghi nhận hàng loạt mã chứng khoán ngành bất động sản khu công nghiệp tăng giá mạnh mẽ. Cổ phiếu khu công nghiệp đồng loạt tăng trần ngày ông Trump tái đắc cử Phiên giao dịch hôm nay (6/11) ghi nhận hàng loạt mã chứng khoán ngành bất động sản khu công nghiệp tăng giá mạnh mẽ. Ngay từ...

Bài đọc nhiều

Bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân gây uốn ván cho người đàn ông 65 tuổi

Ngày 6/11, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thông tin về 1 ca mắc uốn...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Dấu hiệu nhận biết viêm màng não ở trẻ em

Hỏi:Tôi được biết nhiều trẻ mắc viêm màng não nhưng thường đến bệnh viện...

Hơn 400 gian hàng quy tụ tại Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

GĐXH – Hội chợ quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở nuôi trồng dược liệu, bệnh viện y học cổ truyền, Hội Đông y trong nước và quốc tế. ...

Cùng chuyên mục

Dịch cúm, đột quỵ – nỗi ám ảnh mùa lạnh

Khi trời rét, các bệnh hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch, xương khớp gia tăng. Trong số các bệnh liên quan tới thời tiết mùa đông, thì dịch cúm và đột quỵ là nỗi ám ảnh. Khi trời rét, các bệnh hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch, xương khớp gia tăng. Trong số các bệnh liên quan tới thời tiết mùa đông, thì dịch cúm và đột quỵ là nỗi ám ảnh. ...

Quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khăn

Từ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế đã cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố cho 24.643 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó sản phẩm trong nước chiếm 84,7%. Bộ trưởng Bộ Y tế: Quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khănTừ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế đã cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố cho 24.643 sản phẩm thực phẩm bảo vệ...

Các bài thuốc y học cổ truyền tốt nhưng tại sao có người vẫn gặp họa khi sử dụng?

GĐXH – Theo các chuyên gia, hiện nay, thành tựu của y học cổ truyền và cơ sở đông y uy tín đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mạo danh, quảng cáo sai sự thật tràn lan trên mạng xã hội. ...

Những loại gia vị giúp tăng cường sức khỏe đường ruột

Nghệ Hợp chất hoạt động chính trong nghệ là curcumin, được biết đến với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nghệ có thể giảm viêm ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả ruột. Curcumin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm viêm ruột bằng cách điều chỉnh các con đường gây viêm trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, curcumin có thể ức chế sự hoạt hóa của các tế bào...

Mới nhất

Cổ phiếu khu công nghiệp đồng loạt tăng trần ngày ông Trump tái đắc cử

Phiên giao dịch hôm nay (6/11) ghi nhận hàng loạt mã chứng khoán ngành bất động sản khu công nghiệp tăng giá mạnh mẽ. Cổ phiếu khu công nghiệp đồng loạt tăng trần ngày ông Trump tái đắc cử Phiên giao dịch hôm nay (6/11) ghi nhận hàng loạt mã chứng khoán ngành bất động sản khu công nghiệp...

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Thực hiện có hiệu quả công tác thông tin và truyền thông Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung thông tin và truyền thông trong Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và...

Nguyên nhân đau thắt ngực đến từ những thói quen hàng ngày, cần điều chỉnh ngay

Nguyên nhân đau thắt ngực có thể do thiếu máu cơ tim, hay còn gọi là bệnh động mạch vành. Khi hệ thống mạch vành suy yếu, lượng máu đến tim bị giảm, sẽ...

Giá vàng thế giới lại tăng dựng đứng

Đêm 7-11, giá vàng thế giới lại đảo chiều tăng 39 USD/ounce, tương đương 1,2 triệu đồng/lượng, lên sát 2.700 USD/ounce. Theo ghi nhận...

Mới nhất