Trang chủKinh tếNông nghiệpBỏ việc ngàn đô về quê Thanh Hóa làm nước mắm quốc...

Bỏ việc ngàn đô về quê Thanh Hóa làm nước mắm quốc hồn quốc túy, bán ra cả nước ngoài


Clip: Hành trình anh Lê Ngọc Anh cùng vợ là Doãn Hải Vân trình dược viên đã bỏ việc với mức lương cả ngàn đô la về quê Thanh Hóa làm nước mắm truyền thống.

“Khó khăn với nghề mắm truyền thống thì vô vàn nhiều lắm. Nhưng theo tôi cái khó nhất của nước mắm truyền thống là làm sao để có được “niềm tin và sự ủng hộ” của khách hàng trong bối cảnh sức mạnh áp đảo của nước mắm công nghiệp và thị hiếu người tiêu dùng thay đổi…”, anh Lê Ngọc Anh chia sẻ.

Theo Lê Ngọc Anh, không nhiều khách hàng có thể kiên nhẫn chờ vị ngọt của đạm cá đến sau vị mặn mà cần sản phẩm ngọt ngay của nước mắm công nghiệp (mà không cần quan tâm đến vị ngọt “thật” từ đạm cá hay vị ngọt của phụ gia điều vị). 

Các sản phẩm mắm truyền thống phải tìm mọi cách để có được sự hài lòng của người tiêu dùng mà vẫn không đánh mất “bản chất truyền thống” của mình. Nhưng đối với nước mắm Lê Gia thì vẫn giữ hương vị của mắm truyền thống tự nhiên, không can thiệp nhưng sẽ cố gắng (bằng việc cầu kỳ phương pháp, lựa chọn nguồn nguyên liệu, chắt chiu chăm sóc) để làm ra nước mắm gây nhớ.

Những yếu tố gây nhớ đối với nước mắm Lê Gia là: Hậu vị thanh- mùi thơm dịu và đặc biệt là chúng tôi quan tâm đến cảm xúc của khách hàng khi sử dụng sản phẩm”, đó làm tâm sự của anh Lê Ngọc Anh (SN1985) giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa với chúng tôi.

Vượt gian khó đưa “giọt mật từ biển” đi thế giới

Nung nấu ý định đưa nước mắm truyền thống của cha ông đến với bạn bè thế giới để giới thiệu cái tinh túy, đậm đà bản chất trong truyền thống ẩm thực Việt Nam đến muôn nơi. Anh Lê Ngọc Anh đã nỗ lực hết mình trên con đường đầy rẫy khó khăn và chông gai ấy, để rồi thành công cũng đến và bù đắp được một phần mong muốn của anh.

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 1.

Lê Ngọc Anh đã đưa nước mắm truyền thống của Việt Nam đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá.

Hiện tại, các sản phẩm Mắm Lê Gia đang được bán tại hệ thống siêu thị: Winmart, Winmart+, Aeon, BigC/Top Market/Go, Co.op Mart, MM Mega market … và hệ thống phân phối trên toàn quốc. 

Đặc biệt, mắm Lê Gia đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới: Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kong, Đài Loan, Sec, Hàn Quốc, Nam Phi, Pananma, Australia (Úc), Singapore..

“Để đưa nước mắm truyền thống vươn gia thế giới thì mình phải cần làm thật tốt ở Việt Nam trước. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn và hạn chế về nguồn lực tài chính cũng như kinh nghiệm làm thị trường, Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia, lúc bấy giờ đã đầu tư nâng cao chất lượng của sản phẩm. 

Bởi chất lượng chính là yếu tố quyết định sự thành công bền vững của sản phẩm, là tiền đề vững chắc cho phát triển thị trường sau này. Và khi sản phẩm được người tiêu dùng trong nước đón nhận và phản hồi tích cực thì phải tìm cách đưa nó đến với mâm cơm cộng đồng kiều bào Việt Nam và bạn bè trên thế thới”, anh Lê Ngọc Anh nói.

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 2.

Dù đây là nghề truyền thống của gia đình, của quê hương nhưng để gìn giữ, phát huy là điều không đơn giản, lúc bắt đầu khởi nghiệp đối với Lê Ngọc Anh.

Dù đây là nghề truyền thống của gia đình, của quê hương nhưng để gìn giữ, phát huy là điều không đơn giản, lúc bắt đầu khởi nghiệp đối với Ngọc Anh mọi thứ gần như là số không tròn trĩnh, chỉ duy nhất trong mình có là tình yêu với nghề cha ông là mắm truyền thống.

“Nhìn lại lúc đó mới thấy mình quá liều, chỉ nghĩ thích là làm thôi. Cũng chính vì “liều” thì mới dám khởi nghiệp. Chứ nếu phân tích thị trường và chuẩn bị các bước bài bản cho khởi nghiệp, với nước mắm truyền thống thì chắc là không ai dám làm. 

Bởi vì đặc thù ngành mắm truyền thống vô cùng gian khó, sản xuất vất vả, đầu tư lớn, vòng quay tài chính không tối ưu…và hơn hết là việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng trong hoàn cảnh nước mắm công nghiệp chiếm phần lớn thị phần và thị phần ít ỏi còn lại của nước mắm truyền thống thì có rất nhiều tên tuổi lâu năm”, anh Lê Ngọc Anh chia sẻ thời điểm khởi nghiệp với PV Dân Việt.

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 3.

Muối và cá cơm là 2 nguyên liệu chính tạo nên những giọt nước mắm truyền thống của người Việt Nam.

“Ai khởi nghiệp thì đều phải lao tâm khổ tứ. Tôi đã chọn một lĩnh vực khó, đó là sản xuất, nông nghiệp, làm mắm truyền thống. Vì vậy, mọi nguồn lực (tâm lực, trí lực, tài lực), tâm huyết và sức khỏe của tôi đều dành cho “đứa con tinh thần” này”, anh Lê Ngọc Anh, giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia.

Theo anh Lê Ngọc Anh lúc bấy giờ, cùng một lúc phải giải rất nhiều bài toán của một doanh nghiệp khởi nghiệp vừa đầu tư sản xuất, vừa phân phối bán hàng trong một thị trường rất ít cơ hội cho người đi sau, cho nên cái mọi thứ đều rất khó khăn đối với anh.

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 4.

Để tạo ra những giọt nước mắm thì phải ngâm ủ trong 2 năm.

Anh Ngọc Anh vẫn nhớ những ngày nằm liệt giường vì cột sống thoát vị, do cường độ lao động và căng thẳng, rồi những ngày chạy đôn, chạy đáo để xoay tiền trả nợ. 

Đó những ngày mùa hè đỏ lửa năm 2017 tại khu du lịch biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa. Khi ấy là khoảng thời gian anh phải mang sản phẩm mắm mới toanh đến từng mâm cơm của du khách để mời dùng thử.

Nhưng tất cả đều từ chối dùng nước mắm của anh. Nhưng với quyết tâm, ròng rã 3 tháng trời, dưới mùa nắng gắt của ngày hè, cùng những cơn gió Lào ấy, anh Ngọc Anh vẫn kiên trì và đôi khi là “mặt dày” để tìm hướng đi cho nghề truyền thống quê hương.

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 5.

Để đưa nước mắm truyền thống của Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới, Lê Ngọc Anh đã trải qua một hành trình không biết mệt mỏi.

Có những lúc ngồi bên hàng phi lao dưới trưa nắng hè, bụng đói rồi anh lại tự đặt câu hỏi: Liệu mình có nên chấp nhận thất bại và dừng lại không? 

Liệu mình có đang làm lãng phí nguồn lực xã hội không? Và tự nhủ lòng mình, tìm lý do khi bắt đầu và kiên trì đi tiếp… để rồi những ngày tháng khó khăn đó cùng dần trôi qua bằng sự nhiệt huyết, lòng yêu quê hương của những giọt mắm truyền thống ấy, anh đã dần chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng.

Để lấy được lòng tin của người tiêu dùng với nước mắm và các sản phẩm truyền của Lê Gia thì các sản phẩm đạt yêu cầu khi xuất xưởng phải có màu hổ phách, hậu vị thanh, mùi thơm dịu… sau 2 năm được chắt lọc tinh túy trong thùng gỗ, không hương liệu, không phẩm màu, không chất bảo quản. 

Ngoài ra, sản phẩm được thiết kế bao bì, đóng chai với nắp chai được thiết kế giúp điều chỉnh lượng rót, mang lại sự tiện lợi cho người dùng, mang thương hiệu Lê Gia.

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 6.

Tính đến 15/6/2024, Lê Gia là một trong 24 chủ thể (là một trong 42 sản phẩm) có sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia và chủ thể duy nhất OCOP 5 sao của tỉnh Thanh Hóa.

“Mắm Lê Gia vượt qua được giai đoạn khó khăn khi khởi nghiệp hơn hết là nhờ vào sự ủng hộ của người tiêu dùng, dành cho một thương hiệu mới với các sản phẩm “Tinh Túy Từ Biển Mẹ”, với mong muốn gìn giữ những giá trị truyền thống tự nhiên và nguyên bản”, anh Lê Ngọc Anh, giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia cho biết.

Ngoài nước mắm và nước mắm cho bé, Lê Gia còn sản xuất các sản phẩm từ mắm: Mắm tôm, mắm tép, mắm kho quẹt, mắm nêm…với mùi thơm dịu, vị ngọt thanh, hoàn toàn tự nhiên. 

Tất cả các sản phẩm mang thương hiệu Lê Gia, là thành quả chắt chiu những tinh túy từ biển mẹ, với tâm huyết trăm năm của những người làm mắm truyền thống tự nhiên nguyên bản, sự cầu kỳ trong phương pháp truyền thống để mang lại những giá trị 100% tự nhiên, truyền thống, vị thanh, mùi dịu.

Là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của Thanh Hóa

Kể từ khi ra đời, dù khó khăn nhưng anh Lê Ngọc Anh luôn nỗ lực làm tốt nhất trong khả năng của mình, những sản xuất sản phẩm mắm truyền thống được nén gài trong thùng gỗ theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 22000, HACCP…) hướng đến nâng cao giá trị của nước mắm truyền thống thông qua hướng đến xuất khẩu.

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 7.

Để lấy được lòng tin của người tiêu dùng với nước mắm và các sản phẩm truyền của Lê Gia thì các sản phẩm đạt yêu cầu khi xuất xưởng phải có màu hổ phách, hậu vị thanh, mùi thơm dịu…

Từ khi bắt tay vào khởi nghiệp, anh Lê Ngọc Anh đã xác định phải cố gắng chinh phục những thị trường khó tính nhất để có thể làm tiền đề mang sản phẩm cha ông mình đi ra thế giới như Nhật Bản, là thị trường mà anh đặt mục tiêu ngay từ những ngày đầu. 

Phải mất hơn 2 năm, từ lúc đối tác Nhật Bản tiếp nhận mẫu, thông tin và thẩm định, khi ấy anh mới có đơn hàng đầu tiên.

Cũng theo anh Lê Ngọc Anh, thị trường ở nước nhiều nước trên thế giới họ yêu cầu rất khắt khe về bao bì, từ chất liệu đến nắp nút. Họ quan tâm đến tính an toàn và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng (Ví dụ nắp nút chai được thiết kế điều chỉnh lượng rót, hoặc lấy sản phẩm ra dễ dàng sẽ là điểm cộng Lê Gia đầu tư khuôn từ nước ngoài với chi phí rất lớn để làm ra những nắp chai thiết kế tiện lợi cho người sử dụng).

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 8.

Là một trong những chủ thể tiên phong trong phong trào OCOP tại tỉnh Thanh Hóa. Anh Lê Ngọc Anh luôn ý thức được trách nhiệm về trọng trách với mắm truyền thống mang thương hiệu Lê Gia của mình trong việc gìn giữ phát huy mà còn là tạo ra những tác động tích cực, lan tỏa đến cộng đồng.

Tính đến 15/6/2024, Lê Gia là một trong 24 chủ thể (là một trong 42 sản phẩm) có sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia và chủ thể duy nhất OCOP 5 sao của tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra công ty còn có 2 sản phẩm 4 sao (mắm tép và nước mắm Lê Gia) và 1 sản phẩm 3 sao (ruốc tôm sú Lê Gia). Trong đó có nước mắm Lê Gia đã được đề xuất nâng hạng 5 sao (UBND tỉnh Thanh Hóa QĐ số 2580 ngày 20/6/2024 chấm 98/100 điểm).

Là một trong những chủ thể tiên phong trong phong trào OCOP tại tỉnh Thanh Hóa. Anh Lê Ngọc Anh luôn ý thức được trách nhiệm về trọng trách với mắm truyền thống mang thương hiệu Lê Gia của mình trong việc gìn giữ phát huy mà còn là tạo ra những tác động tích cực, lan tỏa đến cộng đồng địa phương thông qua việc tích cực tham gia phong trào OCOP từ những ngày đầu triển khai.

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 9.

Phải mất hơn 2 năm, từ lúc đối tác Nhật Bản tiếp nhận mẫu, thông tin và thẩm định, khi ấy anh mới có đơn hàng đầu tiên.

“Được mang trên mình danh hiệu OCOP vừa là vinh hạnh vừa là trách nhiệm lớn lao với chúng tôi. OCOP không chỉ đơn thuần là về chất lượng của sản phẩm mà nó còn biểu thị cho yếu tố cộng đồng, tác động xã hội của sản phẩm. 

Chúng tôi sẽ luôn cố gắng gắn mình vào quê hương, đồng hành và thúc đẩy cùng cộng đồng địa phương và chuỗi giá trị của nông sản quê nhà”, anh Lê Ngọc Anh, giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia nhận định.

Gắn quảng bá sản phẩm với du lịch nông thôn

Với mong muốn cùng quê hương đẹp lên, gìn giữ và nâng tầm các giá trị truyền thống và tài nguyên bản địa, được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và bà con quê hương, từ đầu tháng 6/2024 Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia đã nỗ lực, bền bỉ để đưa nhà máy đi vào hoạt động. Với diện tích sử dụng đất của dự án là 10.333 m2 và tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng.

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 10.

Anh Lê Ngọc Anh, giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia cho rằng, cũng giống như việc xuất khẩu các sản phẩm mắm truyền thống, đó không chỉ là hoạt động kinh tế, thương mại thuần túy mà đó còn là xuất khẩu văn hóa ẩm thực cha ông.

Ngoài ra, nhà máy cũng được Lê Gia xây dựng và thiết kế theo xu hướng thân thiện với thiên nhiên, với việc tận dụng năng lượng tái tạo, vật liệu thân thiện với môi trường, nhiều cây xanh, hệ thống xử lý không khí theo công nghệ lọc tĩnh điện, xử lý nước thải đạt chuẩn theo Việt Nam để kết hợp trong việc vừa sản xuất vừa làm du lịch.

Anh Lê Ngọc Anh, giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia cho rằng, cũng giống như việc xuất khẩu các sản phẩm mắm truyền thống, đó không chỉ là hoạt động kinh tế, thương mại thuần túy mà đó còn là xuất khẩu văn hóa ẩm thực cha ông. Việc phát triển du lịch gắn với làng nghề nông thôn không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là trách nhiệm, niềm tự hào quê hương. Thương mại chỉ là một phần của quá trình, tính giáo dục và giao thoa văn hóa mới là những công cụ quan trọng để truyền tải nét đẹp nông thôn.

Hành trình vượt khó của chàng kỹ sư đưa nước mắm truyền thống đến các nước trên thế giới và xây dựng OCOP 5 sao - Ảnh 11.

Một lô hàng được Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia xuất đi Nhật Bản tháng 8/2024.

Vì vậy, khi du khác đến với Lê Gia sẽ được tận mắt thấy quy trình sản xuất ra những sản phẩm tinh túy từ biển mà du khách còn được trải nghiệm hồn quê tại đậy với những hoạt động du lịch trải nghiệm thực tế tại nhà máy sản xuất với mục tiêu gìn giữ và lan tỏa những tinh hoa văn hóa bản địa, nghề truyền thống, truyền tải niềm tự hào quê hương.

Thông qua sản phẩm và du lịch trải nghiệm tại nhà máy, Lê Gia mong muốn được đóng góp sức mình, giới thiệu đến du khách cả nước, một hình ảnh xứ Thanh tươi đẹp, trù phú, an lành và văn minh…





Nguồn: https://danviet.vn/bo-viec-ngan-do-ve-que-thanh-hoa-lam-nuoc-mam-quoc-hon-quoc-tuy-ban-ra-ca-nuoc-ngoai-20241015054020028.htm

Cùng chủ đề

Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại

Không chỉ định vị thương hiệu nước mắm Phú Sáng trên thị trường bằng chứng nhận OCOP 3 sao, nữ giám đốc HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng (Hà Tĩnh) còn liên kết xuất khẩu hải sản, bao tiêu nguồn nguyên liệu vững chắc cho ngư dân vùng...

Lối đi nào để nước mắm truyền thống Việt cạnh tranh trên thị trường

Nước mắm truyền thống Việt Nam có chi phí sản xuất cao do được làm thủ công, nên để cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp. Nước mắm được coi là "linh hồn" của ẩm thực Việt, là một phần gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống của người Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong các gia đình và là một trong những...

Hy vọng nước mắm sẽ vươn tầm thế giới như phở, bánh mì

Nguồn: https://tuoitre.vn/hy-vong-nuoc-mam-se-vuon-tam-the-gioi-nhu-pho-banh-mi-20241023210809994.htm

Lần đầu tiên TP.HCM có lễ hội nước mắm truyền thống

Lễ hội nước mắm truyền thống sẽ diễn ra tại thương xá Tax (cũ) - 141 Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM), kéo dài từ ngày 23-10 đến 27-10. Sự kiện do Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam phối hợp cùng nhiều đơn vị thực hiện.Theo ban tổ chức, sự kiện không chỉ tôn vinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

kỷ luật hiệu trưởng ỏ kon tum vì buông lỏng quản lý

Buông lỏng quản lý thiết bị, vật tư được cấp, nhận bàn giao nhưng không đưa vào sử dụng… 2 cán bộ Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH-THCS Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) bị kỷ luật. ...

Vào tổ khuyến nông cộng đồng, làm không hết việc, thu nhập được tăng thêm

Chỉ sau 2 năm thực hiện Đề án thí điểm mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, những người mặc áo xanh đồng phục có dòng chữ "Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông" đã trở thành thương hiệu, thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối...

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đô thị. ...

Diện mạo loạt bãi giữ xe rộng hàng nghìn m2 bám Metro 1

5 bãi đậu xe cá nhân dọc tuyến Metro 1 đã thành hình, đang được gấp rút thi công các hạng mục cuối cùng để đưa vào khai thác đồng bộ vào ngày 22/12 tới. ...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Vào tổ khuyến nông cộng đồng, làm không hết việc, thu nhập được tăng thêm

Chỉ sau 2 năm thực hiện Đề án thí điểm mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, những người mặc áo xanh đồng phục có dòng chữ "Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông" đã trở thành thương hiệu, thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối...

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đô thị. ...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Mới nhất

Đặc sản ở Gia Lai chan nước đen ngòm, khách quen ăn 2 bát vẫn thèm

Dù nước dùng có màu đen, đặc sánh và “bốc mùi” thum thủm, không phải ai cũng dám thưởng thức nhưng món ăn này được xem là đặc sản trứ danh ở Gia Lai, người ăn quen gọi hẳn 2 bát vẫn thòm thèm. Bún cua thối (hay còn gọi là bún mắm cua, bún thối) là một trong những...

Chủ tịch nước kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại “Quân đoàn chủ lực”

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường yêu cầu Quân đoàn 12 duy trì nghiêm nề nếp, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng quân đoàn "tinh, gọn, mạnh", luôn luôn là quân đoàn chủ lực, cơ động chiến lược số 1. Sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường đến thăm, động viên và kiểm tra công tác sẵn sàng...

Tháo gỡ điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách, thúc đẩy ngành dược phát triển

NDO - Ngày 18/12, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Y tế tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp dược nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp dược phát triển nhanh và bền vững. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp...

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021

Phó thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1576/QĐ-TTg ngày 16/12/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050Phó...

Đổi vị cho cả nhà với 3 món cá kho thơm ngon, ‘đưa cơm’ cực kỳ trong ngày lạnh

GĐXH - Cá là thực phẩm có nhiều dưỡng chất cho cơ thể, chế biến được nhiều cách khác nhau. Trong ngày lạnh bạn có thể tham khảo để đổi vị cho cả nhà với 3 món cá kho...

Mới nhất