Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phản hồi việc sách giáo khoa liên...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phản hồi việc sách giáo khoa liên tục được thay thế, bổ sung


 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn – Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên gửi đến sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Đề nghị hạn chế cho xuất bản các sách không cần thiết

Cử tri nêu hiện nay, mỗi năm các nhà xuất bản in ấn hàng trăm bộ sách giáo khoa cho các cấp học.

Các bộ sách giáo khoa liên tục được thay thế, bổ sung để theo kịp chương trình mới và có những cuốn thuộc dạng không cần thiết đã gây lãng phí lớn nguồn lực của xã hội, chưa kể đến tình trạng in ấn, buôn bán sách giả tràn lan, giá cả cao.

Từ đó, cử tri đề nghị có chỉ đạo kịp thời để tránh việc in ấn, buôn bán sách giả, hạn chế cho xuất bản các cuốn sách không thực sự cần thiết.

Trả lời nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay từ năm 2000, chương trình giáo dục phổ thông thực hiện theo nghị quyết 40/2000 và nghị quyết 88/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Theo đó, sách giáo khoa được biên soạn để triển khai chương trình giáo dục phổ thông nhằm cụ thể hóa yêu cầu của chương trình.

Thực hiện nghị quyết số 88/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, mỗi môn học có một số sách giáo khoa và việc biên soạn sách giáo khoa thực hiện xã hội hóa, việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thông tư 32/2018 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông, chương trình sách giáo khoa mới thực hiện theo lộ trình như sau:

Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Bộ trưởng thông tin, đến năm 2025 sẽ kết thúc chu kỳ thực hiện sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hóa việc biên soạn, phát hành, in ấn và hiệu quả sử dụng sách giáo khoa.

Trên cơ sở đó hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục.

Bộ trưởng nêu rõ, hằng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đối với sách giáo khoa.

Thời gian qua, bộ đã có văn bản đề nghị các nhà xuất bản chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và cơ sở giáo dục để triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống in lậu, nhằm đảm bảo quyền lợi của học sinh.

Cùng với đó, đảm bảo uy tín, chất lượng xuất bản của nhà xuất bản cũng như ổn định thị trường cung ứng sách giáo khoa.

Đề xuất nâng lương, hưởng phụ cấp với nhân viên trường học

Cùng với đó, cử tri nêu hiện nay, tại các trường từ bậc học mầm non đến THPT có đội ngũ nhân viên thư viện – thiết bị được giao khối lượng công việc theo vị trí việc làm khá nhiều.

Nhưng ngoài chế độ tiền lương theo quy định thì không được hưởng bất cứ loại phụ cấp nào (kể cả phụ cấp độc hại).

Đề nghị Chính phủ xem xét có chính sách nâng chế độ tiền lương và được hưởng phụ cấp đối với lực lượng nhân viên trong trường học (nhân viên thư viện – thiết bị, văn thư, kế toán) để đảm bảo đời sống.

Trả lời nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ hiện chính sách tiền lương vẫn thực hiện theo nghị định số 204/2004 và nghị định 73/2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Về chế độ phụ cấp (trong đó có cả phụ cấp độc hại) với đội ngũ thư viện, văn thư, kế toán thuộc nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung được thực hiện theo quy định tại thông tư số 20/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.

Trong đó quy định, vị trí việc làm chuyên môn dùng chung quy định tại thông tư này tiếp tục thực hiện các quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và được áp dụng các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp độc hại, các phụ cấp khác như quy định của các bộ quản lý công chức, viên chức chuyên ngành, lĩnh vực.

Hiện nay, bộ đang tiếp tục ra soát, nghiên cứu để tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số chính sách tiền lương hiện hành đối với đội ngũ viên chức ngành giáo dục.

Trong đó có đội ngũ nhân viên trường học cho phù hợp với vị trí việc làm tương xứng với tính chất, mức độ phức tạp công việc, từng bước đáp ứng nhu cầu thực tiễn.



Nguồn: https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-phan-hoi-viec-sach-giao-khoa-lien-tuc-duoc-thay-the-bo-sung-20241018090159524.htm

Cùng chủ đề

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Yêu cầu Đại học Huế đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn yêu cầu Đại học Huế tổ chức đánh giá lại nội dung luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa được kết luận có lỗi đạo văn. Ngày 14-12, đại diện Vụ Giáo...

Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Căn hộ cao cấp bán ra ở TP.HCM có giá bình quân đến 9,39 tỉ đồng

Nguồn cung nhà ở tại TP.HCM đang mất cân đối nghiêm trọng với sự thống lĩnh của phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở bình dân gần như vắng bóng. Ngày 18-12, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có báo cáo...

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. Giá vàng thế giới giảm nhẹCuối ngày hôm nay 18-12, giá vàng thế giới ở mức 2.639,5 USD/ounce, giảm 8...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự đến 2045 có tiếng trên thế giới

Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội luôn tiên phong trong khoa học công nghệPhát biểu...

Giá cà phê quay đầu giảm liệu có đáng lo?

Sau khi tăng và đạt mức ổn định trong nhiều ngày qua, giá cà phê trong nước và thế giới hôm nay 18-12 đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Thêm 20 tình nguyện viên Hoa Kỳ hỗ trợ phát triển kĩ năng tiếng Anh tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Sau buổi lễ, các tình nguyện viên sẽ cùng giảng dạy với các giáo viên tiếng Anh Việt Nam tại các trường trung học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Hiệu trưởng 7x của Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa được bổ nhiệm là ai?

Ngày 18/12, Trường Đại học Giao thông Vận tải long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 “hút” thí sinh

Các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 của nhiều đơn vị đang thu hút thí sinh với quy mô cùng số lượng đăng ký dự thi tăng mạnh. ...

Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

(ĐCSVN) - Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ là giá trị cốt lõi để tạo dựng môi trường học đường lành mạnh, đồng thời trở thành động lực để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên. Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức...

Nam sinh lớp 10 bị đánh gục ở sân trường, công an vào cuộc

Công an TP Thanh Hóa đang vào cuộc làm rõ vụ một nam sinh lớp 10 của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa bị đánh gục ở sân trường. Sáng 18-12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip ghi lại...

Mới nhất

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

“Vén màn” thủ đoạn bảo kê

(NLĐO) - Phiên tòa đã làm sáng tỏ thủ đoạn của các cán bộ thuế trong việc dung túng và che giấu hoạt động phi pháp của...

Mới nhất