Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ trương không cấm dạy thêm

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ trương không cấm dạy thêm

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ đang chủ trương không cấm việc dạy thêm, mà cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức hoặc trái nguyên tắc chuyên môn của nhà giáo.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đang chủ trương không cấm dạy thêm - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn – Ảnh: GIA HÂN

Sáng 20-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có giải trình một số vấn đề tại phiên thảo luận về dự Luật Nhà giáo.

Sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt nếu đem lại tốt lành

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ ngày 20-11 năm nay có sự đặc biệt, niềm hạnh phúc của nhà giáo được nhân lên rất nhiều, bởi đúng thời điểm này Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo.

“Chưa nói nội dung, chỉ riêng việc Chính phủ, Quốc hội đồng ý xây dựng luật đã là một sự ghi nhận, động viên to lớn với các nhà giáo”, ông Sơn nêu rõ.

Bộ trưởng cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sắp xếp ngày 20-11 để Quốc hội thảo luận về luật này.

Theo chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trước ngày hôm nay, có một vài thầy cô nhắn tin bày tỏ băn khoăn đề nghị bộ trưởng kiến nghị Chủ tịch Quốc hội chuyển thảo luận sang ngày khác.

Lý do được các thầy cô đưa ra là “hôm nay cả triệu người chúng em ngồi theo dõi, nhỡ ra có ai nói gì đó đụng chạm, chúng em chắc không chịu nổi”.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Không sao, đây là một tinh thần bày tỏ, quan tâm rất lớn của Quốc hội dành cho nhà giáo. Mở đầu phiên thảo luận Phó chủ tịch Quốc hội đã phát biểu chúc mừng 20-11 và chúng tôi rất cảm động.

Có lẽ nhiều người hạnh phúc nhưng hôm nay tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này”, ông Sơn phát biểu.

Bộ trưởng Sơn nêu rõ với luật này cũng phải chấp nhận một vài điểm quy định sẽ khác các luật khác, nếu như các quy định của các luật khác không thuận lợi cho phát triển đội ngũ nhà giáo.

Ông dẫn ví dụ quy định về tuổi nghỉ hưu sẽ khác với Bộ Luật Lao động hay giáo viên dạy liên trường, thuyên chuyển – một giáo viên làm việc cho hơn một cơ sở sẽ khác với quy định của Luật Viên chức.

“Ở đây các đại biểu thấy một số điểm khác nhưng nếu phục vụ cho mục tiêu để phát triển đội ngũ nhà giáo, cũng mong như đã sửa một số luật là nội dung nào cản trở sự phát triển, dẫu là khác nhưng khác đó đem lại điều tốt lành thì sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt”, ông Sơn nói.

Nhà giáo không chấp nhận mình sống sung sướng mà bên cạnh người khác nghèo hơn

Liên quan nội dung đảm bảo lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, Bộ trưởng Sơn nêu khi xây dựng các văn bản luật và theo chỉ đạo của Tổng Bí thư cũng phải nhìn cùng các ngành khác.

“Chúng tôi cũng không muốn ngành của mình có gì đặc quyền, đặc lợi hay một gì đó ưu ái bất thường. Nhà giáo vốn dĩ là những con người cũng sống trách nhiệm, bao dung, vị tha.

Không thể nào mình sống sung sướng mà bên cạnh mình, người khác nghèo hơn mình. Nhà giáo không chấp nhận điều đó đâu.

Ở đây, chỉ vì một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống. Chưa đủ sống thì không thể toàn tâm, toàn ý cho dạy học được”, ông Sơn nêu rõ.

Thêm vào đó, ông chỉ rõ đối với một đất nước vừa mới thoát nghèo, chưa phải nước giàu và khi cần phải ưu tiên thì chắc chắn không thể “dàn hàng ngang ưu tiên cho tất cả mọi điều được”.

Do đó, ông cho rằng khi xét là đột phá chiến lược, quốc sách hàng đầu dứt khoát phải có sự ưu tiên.

Việc xác định cụ thể lương thế nào để đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu của nhà giáo, Bộ trưởng Sơn cho hay trong dự luật nêu ra một số nguyên tắc còn Chính phủ sẽ quy định cụ thể.

Đối với việc dạy thêm của nhà giáo được nhiều đại biểu nêu ra, Bộ trưởng Sơn nêu rõ bộ đang chủ trương không cấm việc dạy thêm, nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo, vi phạm những nguyên tắc chuyên môn. Tức cấm một số hành vi ép của nhà giáo trong vấn đề này.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng nêu quá trình thảo luận một số đại biểu cho rằng vì nhà giáo khó khăn nên phải làm luật này.

Tuy nhiên, ông giải thích khó khăn của nhà giáo chỉ là một phần của lý do. Còn lý do chính yếu để làm luật này nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo.



Nguồn: https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-dang-chu-truong-khong-cam-day-them-20241120120607482.htm

Cùng chủ đề

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: ‘Chúng tôi chủ trương không cấm dạy thêm’

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu rõ chủ trương không cấm dạy thêm nhưng cấm hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm nguyên tắc chuyên môn. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo. Phát biểu làm rõ một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ xúc động khi hôm nay là ngày rất đặc biệt - 20/11. "Ngày 20/11 năm nay, niềm hạnh...

Lương giáo viên xếp cao nhất nhưng chất lượng phải tương xứng

(NLĐO)- Đại biểu Dương Khắc Mai đồng tình lương nhà giáo được xếp cao nhất, nhưng cần nâng cao chất lượng giáo viên để tương xứng với mức lương ...

Kỳ vọng những đổi mới để ‘tiếp sức’ cho nhà giáo

Nhân dịp 20.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, chưa bao giờ tầng lớp trí thức, các nhà giáo, hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo lại được những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước coi trọng, đề cao và đặt ở vị trí quốc sách hàng đầu như hiện nay. Những nhà giáo, dù ở bất cứ vị trí...

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về tương quan tiền lương của giáo viên với công chức

(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã giải trình về chính sách tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên tại dự thảo Luật Nhà giáo. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo về tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội tại thảo luận tổ...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải trình đề xuất tăng lương, giảm tuổi nghỉ hưu nhà giáo

Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tổ, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Đảng và Nhà nước xác định giáo viên là yếu tố quan trọng, nền tảng, cốt lõi nhất quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, phát triển lực lượng đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là việc sống còn của ngành Giáo dục."Nếu phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông tuyến ‘thuốc bệnh viện’, lợi đôi đường

Thuốc bảo hiểm y tế dùng ở tuyến dưới, tuyến trên như nhau. Danh mục thuốc bảo hiểm y tế trước đây được phân chia theo hạng bệnh viện, nay bỏ quy định này, ngành y tế còn bổ sung quy định mới về hướng dẫn thanh toán thuốc. ...

HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp. Thực hiện nhiều hoạt...

Lớp học chật cứng khi miễn phí giáo dục

Miễn học phí mang đến cơ hội công bằng cho người Zambia, hướng đến tương lai tươi sáng hơn nhưng số học sinh tăng nhanh là thách thức cho việc duy trì chất lượng giáo dục. 7h, nhóm học sinh vừa đến Trường tiểu...

Ngày 20-11, xin tri ân đấng sinh thành

Trên bục giảng, mẹ tôi say mê với những bài giảng về truyện Kiều, Lục Vân Tiên. Giữa chợ đời, mẹ tôi sớm hôm tần tảo kiếm từng đồng tiền lẻ cho cuộc mưu sinh. Nhân ngày 20-11, xin gửi lời tri ân hai đấng sinh thành. ...

Trung tâm chăm sóc nạn nhân chất độc da cam dừng hoạt động vì…hết tiền

Hết tiền, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (Quảng Ngãi) phải dừng hoạt động. Những người gắn bó với trung tâm 13 năm qua rất buồn vì điều này. Chị Nguyễn Thị Thị (thôn...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Trường tiểu học công lập đầu tiên ở Hà Nội dạy golf miễn phí

Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, quận Đống Đa (Hà Nội) sẽ dạy miễn phí môn golf cho học sinh toàn trường trong năm học 2024-2025. Bà Hà Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện cho biết, toàn bộ 850 học sinh của trường sẽ được các huấn luyện viên hướng dẫn, đào tạo golf miễn phí (bao gồm cả dụng cụ chơi golf) từ tháng 1/2025 đến hết năm học 2024-2025. "Việc đưa golf vào trường học...

Cô giáo trẻ và nghề làm… hiệu trưởng!

Cô giáo Nguyễn Thu Biên có một khát vọng cháy bỏng đó là xây dựng nên "Ngôi trường hạnh phúc từ tâm”. Triết lý giáo dục đầy tính nhân văn này đã theo cô suốt từ khi cô là hiệu trưởng trẻ tuổi nhất trong khối các trường tư thục ở...

Cùng chuyên mục

“Độc lạ” cách chào mừng Ngày 20/11 của thầy và trò ở TP Hồ Chí Minh

Đây là hoạt động mang tính thiết thực, đổi mới, sáng tạo rất cao, bám sát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố, phòng ngừa trường hợp các em học sinh, sinh viên bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua các loại hình dịch vụ, mua bán online hay trở thành nạn nhân...

Cần có quy định cụ thể bảo vệ danh dự, nhân phẩm nhà giáo trên không gian mạng

Tại phiên thảo luận sáng 20/11 về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đồng tình việc quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo để tạo hành...

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: ‘Chúng tôi chủ trương không cấm dạy thêm’

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu rõ chủ trương không cấm dạy thêm nhưng cấm hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm nguyên tắc chuyên môn. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo. Phát biểu làm rõ một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn bày tỏ xúc động khi hôm nay là ngày rất đặc biệt - 20/11. "Ngày 20/11 năm nay, niềm hạnh...

Tháo gỡ nhiều khó khăn khi ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

(ĐCSVN) - Theo đại biểu Quốc hội, việc giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo là quy định rất quan trọng, có thể tháo gỡ ngay các vấn đề khó khăn, nhất là khó khăn ngày càng trầm trọng về tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ... Sáng 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ...

Lương giáo viên xếp cao nhất nhưng chất lượng phải tương xứng

(NLĐO)- Đại biểu Dương Khắc Mai đồng tình lương nhà giáo được xếp cao nhất, nhưng cần nâng cao chất lượng giáo viên để tương xứng với mức lương ...

Mới nhất

Lương giáo viên xếp cao nhất nhưng chất lượng phải tương xứng

(NLĐO)- Đại biểu Dương Khắc Mai đồng tình lương nhà giáo được xếp cao nhất, nhưng cần nâng cao chất lượng giáo viên để tương xứng với...

Nam công nhân lái máy xúc nhiễm ‘vi khuẩn ăn thịt người’

Làm nghề lái máy xúc, thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, gần đây, nam thanh niên 36 tuổi, quê ở Thanh Hoá sốt kéo dài, kèm theo đau mỏi cơ thể, tự mua thuốc uống 10 ngày những không thuyên giảm.Anh đến cơ sở y tế gần nhà khám và được kê đơn thuốc ngoại trú nhưng...

Câu lạc bộ Hoàng Gia: Đặc quyền cho cư dân Vinhomes Royal Island

(Dân trí) - Sự kiện ra mắt câu lạc bộ Hoàng Gia với nhiều đặc quyền cho cư dân tiếp tục khẳng định vị thế của Vinhomes Royal Island - chốn sống dành cho giới tinh hoa. Đặc quyền dành cho cư dân tinh hoaThay vì thuê resort ở một nơi xa, gia đình chị Hồng Nhung (Hà Nội) vừa...

Ấn Độ-Australia chính thức “ấn nút” khởi động mối quan hệ mới

Ngày 19/11, Ấn Độ và Australia đã khởi động sáng kiến quan hệ đối tác năng lượng tái tạo (REP).

Mới nhất