Trang chủNewsThời sựBộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về Luật Hóa...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

(TN&MT) – Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 23/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã tham gia góp ý rất thẳng thắn, trách nhiệm, tâm huyết đối với dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

1-copy.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, sau phiên thảo luận ở Tổ ngày 8/11, chúng tôi đã nhận được 54 lượt ý kiến góp ý. Qua tổng hợp, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) bởi đây được xem là một ngành công nghiệp có tính nền tảng cho mọi quốc gia, mọi nền kinh tế; xung quanh con người bây giờ ở đâu cũng có hóa chất, hóa chất hội tụ phục vụ và bủa vây, vì thế rất cần phải ban hành Luật Hóa chất (sửa đổi). Các đại biểu cũng đã đánh giá cao về sự chuẩn bị về hồ sơ dự án Luật.

Theo Bộ trưởng, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, cơ quan soạn thảo đã quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất”, “Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”; “Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc, không cần quá dài”.

Đồng thời, cơ quan soạn thảo đã thực hiện nhất quán quan điểm của Chính phủ trình Quốc hội là: Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng tối đa công nghệ thông tin nhằm giảm bớt nguồn lực quản lý và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân; không làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Được sự thống nhất, đồng hành của cơ quan chủ trì thẩm tra, Bộ Công Thương đã có Báo cáo tiếp thu, giải trình gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Tại phiên thảo luận đã có 12 lượt ý kiến tiếp tục góp ý vào dự thảo Luật, để làm rõ thêm một số vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội gợi ý và nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề cập đến 7 nhóm vấn đề.

2-copy.jpg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Một là, về tên gọi và phạm vi điều chỉnh, áp dụng pháp luật, cơ quan soạn thảo cho rằng tên gọi Luật Hóa chất (sửa đổi) là phù hợp, kế thừa, phát triển Luật Hóa chất hiện hành và bao quát đầy đủ nội dung 4 chính sách dự thảo Luật cũng như phù hợp với Nghị quyết số 41/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, làm rõ phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng pháp luật, bảo đảm bao hàm đầy đủ nội dung, và quán triệt chủ trương của Đảng, phù hợp thông lệ quốc tế không phát sinh những mâu thuẫn chồng chéo, xung đột với các luật khác có liên quan.

Hai là, về chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Các chính sách trong lĩnh vực hóa chất tại dự thảo Luật đã thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất (nêu tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII; Kết luận số 36-KL/TW và Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng công bằng).

“Tiếp thu ý kiến của đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu bổ sung, làm rõ các giải pháp để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào dự thảo Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật” – Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Ba là, về phát triển công nghiệp hóa chất: Để thể chế đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng (trong đó có công nghiệp hóa chất), cần thiết phải xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ và khả thi để thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa chất, bởi vì hóa chất ngày càng khẳng định vai trò vô cùng quan trọng với mọi nền kinh tế, góp phần hướng tới nền kinh tế độc lập, tự chủ.

202411231541134228_z6061684303933_a6740af65293614ede5d0c7aa5450982(1).jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận chiều 23/11

Theo đó, dự thảo Luật giữ nguyên các hình thức ưu đãi đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư, chỉ điều chỉnh quy định về đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt đối với các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm và giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành và phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư trong lĩnh vực hóa chất.

“Tiếp thu ý kiến của đại biểu, trong thời gian tới, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục rà soát, làm rõ về mối quan hệ giữa Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất với hệ thống Quy hoạch quốc gia; làm rõ đối tượng và chính sách ưu đãi đầu tư chính sách huy động các nguồn lực xã hội, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước quan tâm đầu tư vào lĩnh vực quan trọng này” – Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Bốn là, về quản lý hoạt động hóa chất, nhất là hóa chất độc hại, cần kiểm soát đặc biệt. Để tăng cường quản lý hóa chất độc hại, kiểm soát rủi ro mất an toàn, an ninh từ hóa chất, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho hay, cơ quan soạn thảo đã đề xuất sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) một số quy định.

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định quản lý hóa chất trong toàn bộ vòng đời, từ khi hóa chất được tạo ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam, đến khi lưu thông, sử dụng và xử lý; theo đó, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định quản lý các hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hóa chất với mức độ chặt chẽ khác nhau, nhằm bảo đảm phù hợp với từng danh mục hóa chất, an toàn trong sản xuất, sử dụng hóa chất, bảo đảm an toàn cho môi trường.

Thứ hai, bổ sung biện pháp tiền kiểm đối với hoạt động nhập khẩu hóa chất cần kiểm soát đặc biệt, thay vì việc doanh nghiệp chỉ cần thực hiện khai báo hóa chất tự động như hiện nay, đồng thời, đề xuất tăng chế tài xử phạt các vi phạm để nâng cao mức răn đe.

Thứ ba, bổ sung quy định về áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc kiểm soát hoạt động mua, bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt nhằm giám sát toàn bộ đường đi của hóa chất từ nhà sản xuất, nhập khẩu đến người sử dụng cuối cùng.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương, cho các bộ, ngành trong việc: Quản lý đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ tồn trữ, vận chuyển hóa chất cần kiểm soát đặc biệt nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh, tránh thất thoát hóa chất hoặc sử dụng không đúng mục đích; thẩm định kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, nhất là sự cố cháy nổ như nhiều đại biểu quan tâm.

Thứ năm, bổ sung quy định tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cần kiểm soát đặc biệt phải đăng ký mục đích, nhu cầu sử dụng hóa chất trên cơ sở dữ liệu nhằm thiết lập hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác hậu kiểm nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc hóa chất bị sử dụng sai mục đích.

Thứ sáu, vì là độc hại cho nên cần quy định rất cụ thể về sản xuất, tồn trữ hóa chất độc hại phải xa khu dân cư và có cơ chế kiểm soát đặc biệt đối với loại hóa chất này trong quá trình sử dụng cũng như lưu thông.

Như vậy, so với Luật Hóa chất hiện hành, Luật Hóa chất (sửa đổi) đã đồng bộ hoá với các quy định để siết chặt, tăng cường quản lý hoạt động hóa chất trong toàn bộ vòng đời, đặc biệt là đối với hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; tăng cường phân cấp, phân quyền, chia sẻ cơ sở dữ liệu để nâng cao hiệu quả quản lý ở Trung ương và địa phương.

Thời gian tới, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý các lĩnh vực sử dụng hóa chất tiếp tục nghiên cứu, đánh giá rủi ro có thể phát sinh từ khâu sử dụng và đánh giá chi tiết tác động chính sách để đề xuất các giải pháp, quy định quản lý các loại hóa chất độc hại, hóa chất đặc biệt nguy hiểm, bảo đảm chặt chẽ và hiệu quả.

Năm là, về vấn đề hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, hàng hóa và an toàn hóa chất, Bộ trưởng nêu rõ, ý kiến của các đại biểu về nội dung này chủ yếu tập trung đánh giá sự phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm thuận lợi trong quá trình thực thi của doanh nghiệp, cũng như phù hợp với năng lực thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước sau khi Luật được ban hành. Các vấn đề này đã được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng dự thảo Luật và sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo để trình các đại biểu Quốc hội.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các nội dung nêu trên, nhất là vấn đề chia sẻ dữ liệu để làm tốt công tác quản lý và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới.

Sáu là, về quản lý nhà nước về hóa chất, theo Bộ trưởng, với tính đa dụng, hóa chất có thể được sử dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, do đó một loại hóa chất có thể có nhiều Bộ, ngành cùng quản lý tùy theo mục đích sử dụng. Áp dụng triệt để nguyên tắc tăng cường phân cấp, phân quyền, dự thảo Luật đã quy định rõ trách nhiệm quản lý của từng Bộ, ngành, địa phương và đơn vị chức năng.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành và tính ổn định, lâu dài của Luật, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu theo hướng chỉ đưa vào Luật những điều khoản, quy định thuộc thẩm quyền của Quốc hội; những nội dung chi tiết sẽ giao Chính phủ quy định; đồng thời, tiếp tục rà soát, đánh giá quy định trách nhiệm quản lý rõ ràng của các cơ quan quản lý trong sản xuất, vận chuyển, tồn trữ hóa chất và tiếp tục rà soát, đánh giá nguồn lực của các cơ quan quản lý nhà nước tại Trung ương và địa phương để bảo đảm việc phân cấp và thực hiện quyền phân cấp một cách hiệu quả.

Bảy là, về thủ tục hành chính (TTHC), điều khoản chuyển tiếp, Bộ trưởng nêu rõ, dự thảo Luật quy định 12 nhóm TTHC, trong đó phát sinh 4 nhóm TTHC mới, nhưng đồng thời bãi bỏ 9 nhóm TTHC hiện hành. Như vậy, số TTHC trong lĩnh vực hóa chất sẽ giảm đi 5 nhóm so với quy định hiện nay. Các TTHC tại dự thảo Luật được nghiên cứu, xây dựng theo hướng tuân thủ triệt để nguyên tắc tăng cường phân cấp, phân quyền, đồng thời, đơn giản hóa quy trình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Về nội dung chuyển tiếp, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu theo hướng bảo đảm các đối tượng bị tác động không bị ảnh hưởng tiêu cực, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền, nghĩa vụ với cơ quan quản lý nhà nước và trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, quyền, nghĩa vụ của các đối tượng bị tác động sẽ được bảo đảm theo quy định của Luật hiện hành. Trường hợp có vướng mắc phát sinh trong quá trình chuyển tiếp thì đề nghị Quốc hội giao Chính phủ quy định cụ thể.

Các ý kiến khác của đại biểu, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo luật. “Sau phiên thảo luận hôm nay, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục cùng cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo Luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tới” – Bộ trưởng nói.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bo-truong-nguyen-hong-dien-giai-trinh-lam-ro-ve-luat-hoa-chat-sua-doi-383586.html

Cùng chủ đề

Đề xuất bộ trưởng đi công tác được thuê phòng ngủ 3 triệu đồng/ngày

(Dân trí) - Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi công tác phí. Lãnh đạo cấp bộ trưởng và các chức danh tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 3 triệu đồng/ngày/phòng, tăng 500.000 đồng so với mức cũ Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư sửa đổi liên quan đến chế độ công tác phí sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước hỗ trợ.Trong đó, bộ đề xuất sửa đổi, bổ...

Bộ GTVT tặng Kỷ niệm chương cho Đại sứ Australia tại Việt Nam

Sáng nay (19/12), Bộ GTVT tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển GTVT cho Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski. ...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 50, năm 2024

Chiều 16/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 50, nhiệm vụ trọng tâm tuần 51 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.Theo kết quả Cuộc điều tra tình hình kinh tế - xã hội 53...

Đồng Nai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) sẽ tiếp sức tỉnh Đồng Nai giải quyết một số nhu cầu bức thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh; trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.Để hiện thực hóa Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát...

Tổng Thư ký Quốc hội: Công tác nhân sự được tiến hành thận trọng và thống nhất rất cao

"Công tác nhân sự được tiến hành thận trọng, đúng định hướng của Đảng với quy trình, thủ tục chặt chẽ theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, đạt được sự đồng thuận, thống nhất rất cao", Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng nêu. Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/12, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

Ngành Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, đồng lòng hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định sẽ cùng các lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, cán bộ, viên chức người lao động, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và cả nhiệm kỳ. ...

Những hình ảnh tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. ...

Ngành TN&MT hướng về địa phương, nỗ lực giải quyết vướng mắc trong thực tiễn

(TN&MT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Tài nguyên và Môi trường, các đại biểu đã tham luận, nêu bật những chuyển biến về xây dựng, triển khai chính sách pháp luật của ngành trong năm qua. ...

Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc hợp nhất hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào". ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới

(NLĐO) - Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới; Metro số 1 chính thức vận hành thương mại là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-12. ...

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

“Con đường lịch sử” thể hiện hình ảnh đầy tự hào về Bộ đội Cụ Hồ

(ĐCSVN) - Chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" diễn ra tối 21/12 tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Sự kiện do Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng...

Tái hiện “Con đường lịch sử” hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Kinhtedothi - Tối 21/12, Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Thủ tướng...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội gặp mặt các chức sắc Công giáo, Tin lành

Kinhtedothi - Tối 21/12, nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024 và đón chào năm mới 2025, Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức gặp mặt, chúc mừng các chức sắc Công giáo và Tin lành trên địa bàn thành phố. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự buổi gặp mặt có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó...

Mới nhất

Thắng Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam vào bán kết ASEAN Cup 2024

(ĐCSVN) - Ngay trận ra mắt người hâm mộ Việt Nam, tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son lập cú đúp bàn thắng giúp đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5-0 trước Myanmar, qua đó tiến vào vòng bán kết ASEAN Cup 2024 với ngôi đầu bảng B. Sau trận hòa 1-1 trước Philippines, đội tuyển Việt Nam lỡ...

HLV Myanmar bất lực: ‘Chỉ tuyển Thái Lan mới là đối thủ của Việt Nam’

"Ở bảng đấu của chúng tôi, tuyển Việt Nam chỉ hòa 1 trận và toàn thắng. Họ là một đội bóng mạnh. Đối thủ duy nhất của tuyển Việt Nam ở giải này là Thái Lan. Tôi xin gửi lời chúc may mắn đến HLV Kim Sang-sik", HLV Myo Hlaing Win chia sẻ trong buổi họp báo sau...

Thắng đậm Myanmar, HLV Kim Sang-sik tuyên bố ‘tuyển Việt Nam đã trở lại’

Đội tuyển Việt Nam 5-0 Myanmar"Tuyển Việt Nam đã trở lại, đã có sức sống hơn, chúng tôi sẽ tập trung chuẩn bị cho trận gặp Singapore", HLV Kim Sang-sik hạnh phúc trả lời sau trận đấu.Đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Myanmar với mục tiêu giành chiến thắng, thậm chí là thắng đậm để chiều lòng...

Tái hiện “Con đường lịch sử” hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Kinhtedothi - Tối 21/12, Bộ Quốc phòng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang tên "Con đường lịch sử" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Chủ nhiệm Ủy...

Mới nhất