Trang chủPolitical ActivitiesBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số nội...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế



(MPI) – Phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 diễn ra ngày 01/6/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cảm ơn các ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các vị đại biểu, thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao đối với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, đánh giá cao kết quả đạt được, những nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu mà Quốc hội giao.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn

Các ý kiến chia sẻ những khó khăn, thách thức của nền kinh tế; chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong một số lĩnh vực, gợi ý nhiều vấn đề, giải pháp có giá trị rất xác đáng. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Chính phủ tiếp thu tối đa để nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2023 tình hình kinh tế thế giới rất khó khăn, nhưng các số liệu, chỉ tiêu cao hơn so với số đã báo cáo với Quốc hội. Đây là tín hiệu rất tích cực, kết quả này rất đáng trân trọng và tự hào; được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và đặc biệt được Nhân dân đồng tình, ủng hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Quốc hội.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, hệ thống pháp luật đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên trong quá trình chuyển đổi có mâu thuẫn, chồng chéo hay xung đột, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ không tránh khỏi. Quan trọng là phải phát hiện kịp thời và kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh đó, năng lực chống chịu thích ứng và ứng phó trước các biến động bên ngoài, cũng như năng lực cạnh tranh đang còn hạn chế; Hậu quả COVID-19 để lại hết sức nặng nề và các doanh nghiệp phải gồng mình chống chịu trong thời gian qua; quy mô nền kinh tế không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây; một số bộ phận cán bộ đang có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trong xử lý công vụ.

Về một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ cơ bản đã nhận diện được những tồn tại, hạn chế, tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực, tận dụng cơ hội mới để phát triển đạt được mục tiêu cao nhất.

Về tình hình khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hiện nay tập trung vào ba vấn đề, thứ nhất là thị trường, thứ hai là dòng tiền và thứ ba là thủ tục hành chính và môi trường đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào, các chi phí tuân thủ pháp luật, chi phí gia nhập thị trường cũng còn cao. Các khó khăn của doanh nghiệp đều ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lao động, việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động.

Đây là những vấn đề mà Chính phủ đặc biệt quan tâm, trong thời gian qua cũng đã có rất nhiều các chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân như giảm lãi suất cho vay, điều kiện vay, giảm thuế, phí, lệ phí, xúc tiến mở rộng thị trường. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu để chỉ đạo, có những biện pháp, những chính sách mạnh hơn, kịp thời hơn và hiệu quả hơn hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp và người lao động để hỗ trợ cho nền kinh tế.

Về đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói: “Tôi xin khẳng định lại một lần nữa trước Quốc hội là đến nay, tất cả những vấn đề phân cấp, phân quyền của đầu tư công đã triệt để, giao hết tất cả các quyền cho các bộ, ngành và địa phương”, cụ thể như phân cấp triệt từ khâu lựa chọn dự án, lập dự án, chuẩn bị dự án cho đến giải ngân đầu tư công, điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng, đấu thầu dự án, triển khai, tổ chức thi công.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay các cơ quan trung ương chỉ làm công tác tổng hợp và rà soát, đúng thì báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội để phân giao và phân giao một cục về cho địa phương, trên cơ sở kế hoạch trung hạn 5 năm địa phương phân chi tiết cho từng dự án,Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Tại sao cùng một mặt bằng pháp lý mà địa phương này, bộ kia thì triển khai tốt, tỷ lệ cao, mà địa phương khác, ngành khác tỷ lệ lại thấp, vấn đề do khâu tổ chức thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh và đề nghị đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quan tâm và giám sát địa phương mình, ngành mình, cùng với Chính phủ tạo chuyển biến tích cực hơn trong vấn đề giải ngân đầu tư công trong thời gian tới, để góp phần phát triển kinh tế.

Về công tác quy hoạch, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, nhờ có Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, các vấn đề vướng mắc trong công tác cơ bản để giải quyết và đến nay không còn ách tắc trong thể chế. Vấn đề hiện nay là tập trung lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch. Hiện đã hoàn thành 65 quy hoạch và đang triển khai là 39 quy hoạch, phấn đấu trong năm 2023 hoàn thành 5 quy hoạch vùng còn lại và các quy hoạch tỉnh được lập, thẩm định và phê duyệt.

Về các vấn đề về dài hạn, trung hạn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện rà soát các quy định pháp luật, đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thị trường trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển đổi số tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, nâng cao các dịch vụ du lịch, giáo dục, y tế

Chính phủ sẽ chỉ đạo nghiên cứu theo hai hướng là những gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì sẽ phân cấp ngay cho địa phương, những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì sẽ nghiên cứu và báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét như lĩnh vực về xây dựng, về đánh giá tác động môi trường, tách giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích đất lúa, đất rừng, giao vốn chương trình mục tiêu quốc gia…

Hình ảnh tại phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các ý kiến thảo luận thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện, sâu sắc về các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước và các vấn đề cử tri, đại biểu Quốc hội quan tâm.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn đảng, toàn quân, toàn dân, của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chính phủ, các ngành các cấp và ghi nhận đóng góp to lớn của cả dân tộc, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế để vượt qua những khó khăn, thách thức năm 2022, kinh tế nước ta đạt kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung nêu trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về kinh tế – xã hội, Ngân sách nhà nước năm 2022, các tháng đầu năm 2023 và chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Các đại biểu cũng đề nghị triển khai các giải pháp miễn giảm, gia hạn thuế phí, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; các giải pháp để giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém; bảo đảm cân đối cung – cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa, cân đối về điện, than, xăng dầu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường, các ý kiến thảo luận tại tổ để đưa các nội dung quan trọng vào Nghị quyết chung của kỳ họp gửi đại biểu cho ý kiến và trình Quốc hội xem xét, thông qua./.

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Con trai đại gia Đặng Thành Tâm làm sếp KBC sau cú bắt tay Tập đoàn Trump

Ông Đặng Nguyễn Nam Anh - một trong 6 người con của Chủ tịch KBC Đặng Thành Tâm - vừa được bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện tổng công ty này tại Hà Nội. Cụ thể, Tổng công ty Phát...

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

NDO - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định...

Cân nhắc kỹ việc áp thuế suất VAT 10% đối với lĩnh vực văn hóa, phim ảnh

NDO - Theo đại biểu Quốc hội, nên giữ nguyên mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, phim ảnh như hiện nay để tiếp tục tạo điều kiện đưa công nghiệp văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội. Việc tăng thuế giá trị gia tăng với hoạt động văn hóa, thể thao được cho là sẽ hạn chế khả năng...

Nhọc nhằn thu hoạch ‘lộc biển’ trên ghềnh đá bên sóng dữ

TPO - Khoảng từ tháng 10 - 12, người dân ở các làng chài tỉnh Bình Định lại tranh thủ đi săn “lộc biển”, một loại rong thường chỉ mọc trên những ghềnh đá. Rong hay được người dân làng chài Bình Định gọi mứt biển, thường mọc ở ghềnh đá, và chỉ xuất hiện duy nhất 1 lần trong năm. Đặc biệt, trời càng lạnh, sóng càng mạnh thì rong mứt càng nhiều. Ảnh: Dũng Nhân Mứt biển có giá trị kinh tế cao nên...

Cảnh báo tình trạng phòng khám thẩm mỹ thay tên đổi họ sau sai phạm

Một phòng khám thẩm mỹ tại Quận 10, TP.HCM, liên tục thay đổi tên, từng bị xử phạt vi phạm hành chính và nay lại tiếp tục có dấu hiệu vi phạm. Cảnh báo tình trạng phòng khám thẩm mỹ "thay tên đổi họ" sau sai phạmMột phòng khám thẩm mỹ tại Quận 10, TP.HCM, liên tục thay đổi tên, từng bị xử phạt vi phạm hành chính và nay lại tiếp tục có dấu hiệu vi phạm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các doanh nghiệp tỉnh Tochigi, Nhật Bản tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam

(MPI) - Ngày 18/11/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra buổi làm việc giữa Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đoàn công tác tỉnh Tochigi, Nhật Bản do bà Yoko Ishii, Trưởng ban Công nghiệp, Lao động và Du lịch làm Trưởng đoàn. Toàn cảnh buổi làm việc....

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhanh, toàn diện, bền vững

(MPI) - Tại Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhanh, toàn diện, bền vững, nhất là các cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp, đóng góp...

Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số

(MPI) - Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia; cắt giảm, đơn giản hóa mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh phát triển các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới nổi, mô hình kinh doanh mới; tập trung xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp...

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm...

(MPI) - Tại Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, nhất là Kết...

Thông tư quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê

(MPI) - Ngày 13/11/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BKHĐT quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Theo đó, Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thống kê nhằm thu thập...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cùng dự có Phó Thủ...

Ký kết văn kiện Dự án Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

(MPI) - Ngày 15/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Lễ ký kết Văn kiện Dự án "Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam". Tham dự có Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass và Đại diện quốc gia UNIDO tại Việt...

Nâng cao công tác an toàn hóa chất – Nền tảng cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp hiện đại

Theo thống kê từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có hơn 2 triệu lao động trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi các vụ tai nạn và bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với hóa chất độc hại. Những vụ rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đe dọa sự sống của hàng triệu loài sinh...

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm...

(MPI) - Tại Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, nhất là Kết...

Thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

(MPI) - Nhằm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN), giảm tác động môi trường của sản xuất công nghiệp và giúp các KCN thích ứng với biến đổi khí hậu, ngày 15/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) ký kết Văn kiện Dự án “Nhân rộng Phương...

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khuyến nghị nhiều giải pháp để Cà Mau tận dụng lợi thế, phát huy thế …

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Cà Mau là đất cực Nam của Tổ quốc, có 3 mặt giáp biển với bờ biển dài gần 255 km, có phù sa bồi đắp quanh năm với hệ sinh thái rừng ngập mặt đa dạng sinh học (với diện tích trên 90 ngàn ha, là rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau rừng ngập mặn Amazon Nam Mỹ). Cà Mau cũng là xứ sở của lúa...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại thành phố Rio de Janeiro, kết hợp với điểm cầu trực tuyến tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị theo hình thức trực tuyến tại trụ sở Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hà Nội. Tham dự tại điểm cầu Hà Nội còn có đại diện Vụ Tổ chức Cán bộ,...

Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 5

Đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn, cùng đại diện các Đơn vị phụ trách lĩnh vực năng lượng của Bộ Công Thương bao gồm: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than; Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ; đại điện các Bộ liên quan: Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng; Đại sứ quán Việt Nam tại...

Bộ Công Thương tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình Hội chợ ẩm thực, đồ uống …

Chương trình Hội chợ thu hút sự tham gia của hơn 10 quốc gia và khu vực trên thế giới như Malaysia, Saudi Arabia, Brazil, Nga, Đức, Angola, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,…, cùng hơn 400 tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp đến từ Trung Quốc và thế giới trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn... Đoàn đại biểu Việt Nam do Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương chủ trì tổ...

Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường giao thương với doanh nghiệp tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

Chương trình giao thương được tổ chức trong khuôn khổ “Hội nghị giao lưu phát triển và đổi mới doanh nghiệp Sơn Đông” tổ chức ngày 14/11 tại thành phố Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông. Tham gia chương trình, phía Việt Nam có đại diện của các doanh nghiệp lớn và uy tín như Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty Cổ phẩn nước giải khát yến sào Khánh Hòa, Công ty Nhà Yến Nha Trang,...

Mới nhất

Rộ tin tỷ phú Elon Musk tranh cãi ‘nảy lửa’ với cố vấn lâu năm của ông Trump

Tỷ phú Elon Musk được cho là đã có những tranh cãi nảy lửa với cố vấn Boris Epshteyn về việc chọn nhân sự cho nội các mới của ông Trump. Hãng tin Axios ngày 18/11 đã tiết lộ về việc tỷ phú Elon Musk và luật sư Boris Epshteyn - cố vấn chiến lược lâu năm của ông Donald...

Thủ tướng gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ngày 18/11 (giờ địa phương), bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo...

‘Lạ đời’ chuyện thầy cô tặng quà cho học sinh nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, sáng 19.11, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (TP.Tuy Hòa, Phú Yên) tặng quà cho học...

VietinBank Bắc Kạn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn (VietinBank Bắc Kạn) thông báo kế hoạch mời và lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, khả năng tham gia Gói thầu “Mua sắm máy photocopy Phòng Bán lẻ VietinBank Bắc Kạn”.Thông tin như sau: 1. Thông tin bên mời thầu: - Chủ đầu tư:...

Tập đoàn QuickPack đầu tư nhà máy tại KCN Đông Nam Á Long An | Doanh nhân | Tài Chính

Tập đoàn Đồng Tâm và QuickPack đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư để cho thuê đất trong Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An. ...

Mới nhất