Trang chủPolitical ActivitiesBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: doanh nghiệp luôn có một vai trò...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: doanh nghiệp luôn có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế



(MPI) – Phát biểu tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước diễn ra ngày 21/9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, khu vực doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng luôn có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương sẽ luôn chia sẻ, đồng hành với các doanh nghiệp trong thực hiện các nhiệm vụ mới, các việc khó; mong muốn doanh nghiệp phát huy tinh thần tiên phong, chủ động cùng Chính phủ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị

Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Cùng tham dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của cả nước. Hội nghị là dịp để Chính phủ và các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, bàn về những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vai trò của các doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp, doanh nhân luôn giữ vai trò then chốt, là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, doanh nghiệp, doanh nhân luôn giữ vai trò then chốt, là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế. Trong gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hiện nay Việt Nam đã có hơn 930 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là DNNVV, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh,

Năm 2023, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 46% GDP, tạo ra khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút 85% lực lượng lao động. Trong đó đã xuất hiện một lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn, tích lũy đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp, có thương hiệu tại thị trường khu vực và thế giới, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế như: Tập đoàn Vingroup, Thaco, Hòa Phát

Một số doanh nghiệp tư nhân lớn đã chủ động chuyển đổi, mạnh dạn đầu tư vào các ngành công nghiệp mới; tiên phong đổi mới mô hình kinh doanh theo hướng xanh, tuần hoàn; từng bước phát triển trở thành lực lượng dẫn dắt, lan tỏa, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh được hưởng lợi từ mối liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp dẫn đầu này.

Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp nói chung còn gặp nhiều khó khăn thách thức, các doanh nghiệp lớn còn nhiều rào cản, hạn chế; chưa phát huy hết tiềm lực, chưa thực hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt như kỳ vọng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Cụ thể, hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp quy mô lớn nói riêng còn chịu nhiều tác động bất lợi của bối cảnh khách quan, xung đột địa chính trị, đứt gẫy các chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu đầu vào.

Thể chế, pháp luật còn một số vướng mắc, bất cập, chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển. Việc phân cấp, phân quyền, cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh chưa triệt để. Tiến độ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp còn chậm, nhất là các dự án quy mô lớn.

Mặc dù đã xuất hiện đội ngũ doanh nghiệp vừa và lớn, tuy nhiên, chưa thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt nền kinh tế như kỳ vọng. Tỷ trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, nhất là trong các lĩnh vực mới như: sản xuất năng lượng sạch, chip, vi mạch, bán dẫn, hydrogen…còn thấp, chưa có các dự án quy mô đủ lớn để tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa, hỗ trợ tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Quá trình phát triển của đội ngũ doanh nhân nước ta còn non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích lũy được nhiều về vốn, tri thức, công nghệ và kinh nghiệm, truyền thống kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp trong nền kinh tế phần lớn là nhỏ và vừa, chưa có công nghệ gốc, chưa đủ tiềm lực để số hóa và xanh hóa hoạt động kinh doanh. Tỷ trọng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất chế biến còn hạn chế.

Hoạt động của các doanh nghiệp lớn còn tương đối độc lập, tính liên kết, lan tỏa, dẫn dắt chưa thể hiện rõ khi tỷ lệ các DNNVV tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn trong nước và FDI còn thấp. Các doanh nghiệp lớn chưa thực hiện hết vai trò tiên phong, dẫn dắt quá trình phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và nền kinh tế.

Thời cơ, vận hội mới, đặt ra các yêu cầu mới cho định hướng phát triển của đất nước

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh đến thời điểm rất quan trọng hiện nay khi thế giới chứng kiến nhiều thay đổi lớn, sự ra đời của các ngành công nghiệp mới, thay đổi chính sách của các nền kinh tế lớn kéo theo sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, sự điều chỉnh trong cấu trúc đầu tư thương mại. Điều này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức nhưng đồng thời cũng mang đến cho các quốc gia thời cơ, vận hội mới, đặt ra các yêu cầu mới cho định hướng phát triển của đất nước.

Chúng ta không chỉ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng mà phải là tăng trưởng xanh, bền vững. Không chỉ là phát triển các ngành kinh doanh truyền thống, mà còn phải dồn lực để thu hút đầu tư và tạo sự bứt phá cho các ngành công nghiệp tiên phong. Không chỉ tăng trưởng dựa vào vốn, vào khai thác tài nguyên như trước, mà phải dựa vào khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo. Không phải chỉ là phát huy, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống mà còn phải phát huy được các động lực tăng trưởng mới đến từ kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và bằng cả các mô hình kinh tế mới.

Khu vực doanh nghiệp tư nhân lớn hiện đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy không chỉ ở các quốc gia phát triển mà kể cả các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, nhóm các doanh nghiệp lớn có vai trò quan trọng, đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế ở cả góc độ tăng trưởng, việc làm, ngân sách, xuất khẩu, thuế hay tạo ra giá trị gia tăng.

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của các doanh nghiệp tư nhân lớn tham dự Hội nghị hôm nay đạt khoảng 70 tỷ USD. Việc huy động được khối tài sản này cùng với công nghệ, kiến thức, trình độ quản trị, nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp này bổ sung một nguồn lực lớn cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo tính tự chủ của kinh tế đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Hội nghị hôm nay giống như Hội nghị Diên Hồng đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân để Chính phủ và các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, bàn về những vấn đề lớn của đất nước, trong đó có vai trò của các doanh nghiệp lớn. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gợi ý một số vấn đề cụ thể để các đại biểu nghiên cứu, thảo luận cho ý kiến.

Đồng thời nhấn mạnh, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 2021-2025. Ngay từ đầu năm Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP xác định 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong đó nhiều nhiệm vụ cần có sự tham gia chủ đạo, chung tay của các doanh nghiệp lớn như phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (đường cao tốc, cảng hàng không, bến cảng, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục); đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia.

Triển khai Quy hoạch điện VIII, thực hiện hiệu quả Tuyên bố về chuyển đổi than sang năng lượng sạch; thu hút đầu tư các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và phát triển hydrogen tại Việt Nam; Phát triển, phổ cập hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Cùng với đó là đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghiệp nền tảng và công nghệ mới nổi (chip bán dẫn…).

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: chinhphu.vn

Các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các tập đoàn tư nhân lớn, chúng ta cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Theo đó, đối với các Bộ, ngành, cần tập trung các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng trong tiếp cận nguồn lực và chính sách hỗ trợ.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để các doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung ngay các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn. Rà soát, sửa đổi các điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không phù hợp với thực tế, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.

Khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, có lợi thế cạnh tranh và khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trong đó tập trung vào các chính sách: Hỗ trợ tiếp cận các yếu tố đầu vào của sản xuất như: vốn, đất đai, nhân lực chất lượng cao, R&D và các yếu tố đầu ra như thị trường, thương hiệu.

Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế xanh, kinh tế số. Nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Hoàn thiện Đề án Trung tâm tài chính quốc tế, khu vực, Đề án phát triển thị trường các-bon, khu thương mại tự do tại các địa phương.

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân lớn, để thực hiện được vai trò tiên phong, dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; làm chủ chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các doanh nghiệp lớn cần chủ động đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những lĩnh vực khác.

Với tiềm lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao, bề dày kinh nghiệm và thương hiệu lâu đời, chúng tôi tin rằng đã đến lúc đặt lên vai doanh nghiệp lớn những sứ mệnh lớn lao hơn.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu đem lại doanh thu lợi nhuận, các doanh nghiệp lớn cần tham gia cùng với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn đầu tư vào các lĩnh vực mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch theo xu hướng phát triển xanh, tuần hoàn, bền vững như: xe điện, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo AI, nông nghiệp chất lượng cao và phát thải thấp… , tham gia vào các dự án lớn của đất nước như: đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt đô thị, Đường cao tốc Viên Chăn – Hà Nội, Đường sắt Viên Chăn – Vũng Áng, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, …

Các doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tiên phong trong hội nhập quốc tế, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả; tiên phong khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước; tiên phong trong nghiên cứu, thực hiện chính sách đột phá phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với làm tốt an sinh xã hội; tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh trong phát triển doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò “doanh nghiệp dẫn đầu”, chuyển giao công nghệ, chủ động liên doanh, liên kết, định hướng, dẫn dắt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia làm nhà thầu phụ cùng phát triển theo chuỗi giá trị.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ hy vọng các doanh nghiệp tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, sức mạnh nội sinh, tự lực, tự cường; chủ động nắm bắt thời cơ, có phương án thích ứng với những biến động trong tương lai; đón đầu các xu hướng kinh doanh mới; đổi mới mô hình hướng tới kinh doanh xanh và bền vững; chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp; xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và quốc tế./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-9-21/Bo-truong-Nguyen-Chi-Dung-doanh-nghiep-luon-co-motg1q58a.aspx

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh phát triển “ngành công nghiệp không khói”

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, trong việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch nông nghiệp, đơn vị tiếp tục phối hợp cùng các địa phương hoàn thiện, nâng chất lượng các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, homestay, farmstay; hoàn thiện các...

Ấm áp tinh thần “tương thân, tương ái” của Petrovietnam tại Hòa Bình và Sơn La

Ấm áp tinh thần "tương thân, tương ái" của Petrovietnam tại Hòa Bình và Sơn La Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Thanh Tùng - Ủy viên BCH Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS); cùng các cán bộ, nhân viên Petrovietnam và các đơn vị. Điểm đến đầu tiên trong chuyến công tác tại tỉnh Hòa Bình, đoàn đã được đồng chí Sùng A Chênh - Phó Chủ...

Một quận ở Hà Nội cần tuyển 19 hiệu phó

UBND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội vừa có thông báo thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị trực thuộc năm 2024. Cụ thể, quận này cần tuyển 19 phó hiệu trưởng cho 17 trường, gồm: THCS Mỹ Đình 2; THCS Phú Đô; THCS Trung Văn; THCS Đại Mỗ; THCS Nguyễn Quý Đức; THCS Xuân Phương; THCS Cầu Diễn; THCS Nguyễn Du; THCS Phương Canh (số lượng 2); THCS Lý Nam Đế (số...

Khan hiếm nguồn cung tái diễn, giá cà phê cuối tuần lao dốc?

Dự báo giá cà phê 20/9: Thời tiết không lạc quan, dự kiến sẽ cản trở quá trình thu hoạch cà phê Dự báo giá cà phê 21/9: Sản lượng cà phê cung ứng ra thị trường ở mức thấp nhất trong năm? Dự báo giá cà phê ngày 22/9/2024, tại thị trường trong nước quay đầu giảm. Theo Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội nghị Hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng Xây dựng

(MPI) - Để nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án BT chuyển tiếp tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật đấu thầu, ngày 19/9/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức...

Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

(MPI) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Quy trình, thủ tục lựa chọn...

Thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”

(MPI) - Nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác 3000 km đường bộ cao tốc, tạo tiền đề phấn đấu đến năm 2030 đưa vào khai thác 5000 km đường bộ cao tốc theo tinh thần...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản

(MPI) - Chiều ngày 20/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã có buổi tiếp ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam cùng Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát và ông Takebe...

Điều kiện thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

(MPI) - Nghị định số 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi đáp ứng các điều kiện sau. ...

Bài đọc nhiều

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 70 năm Ngày truyền thống Trung đoàn Tên lửa 250

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Trung đoàn Tên lửa 250, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân (21/9/1954 - 21/9/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ đã và đang công tác tại...

Văn hóa truyền thống trong bức tranh du lịch ở Đắk Lắk

Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đặc sắc của 49 dân tộc cùng chung sống. Đây là “vốn quý” nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, vừa mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương. ...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục...

Bộ NN-PTNT hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão lũ tại tỉnh Hà Giang

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại cho các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang làm 01 người chết, 01 người mất tích, 01 người bị thương. 1.407 ngôi nhà bị ảnh hưởng. Gần 2.200 ha hoa màu, thuỷ sản, hơn 6.400 con gia cầm, 112 con gia súc các loại bị thiệt hại. Nhiều tuyến đường giao thông, công trình thuỷ lợi, giáo...

Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”

(Bqp.vn) - Sáng 20/9, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”.Quang cảnh chương trình.Tại chương trình, Thượng tá Lê Văn Khải, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) đã thông tin về tình hình biển, đảo thời gian qua; một số quy định mới của pháp...

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh phát triển “ngành công nghiệp không khói”

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, trong việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch nông nghiệp, đơn vị tiếp tục phối hợp cùng các địa phương hoàn thiện, nâng chất lượng các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, homestay, farmstay; hoàn thiện các...

Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Ấn Độ Dương

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Đô đốc Samuel Paparo (Xa-mu-en Pa-pa-rô), Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đoàn cán bộ cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dẫn đầu tham dự Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (CHOD) năm 2024 tại thành phố Kona, bang...

Huyện U Minh ứng dụng công nghệ số vào du lịch

Nhằm phát triển du lịch thông minh theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiện đại, thời gian qua, các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, hỗ...

Thái Lan thành lập nền tảng số mới hỗ trợ du khách quốc tế

Phó Thư ký thường trực Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan Mongkon Wimonrat hôm qua (18/9) cho biết, Bộ này đã thành lập cổng thông tin điện tử mới, tích hợp hàng chục dịch vụ du lịch trực tuyến nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách quốc tế. ...

Mới nhất

Duy Mạnh – Tuấn Hưng ôm nhau hát, khán giả vẫn… ‘chê’

Tối 21/9, liveshow Anh em kết đoàn với sự tham gia của hai nam nghệ sĩ Tuấn Hưng và Duy Mạnh diễn ra tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Chương trình nhằm gây quỹ ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại sau cơn bão số 3. Liveshow Anh em kết đoàn được lên ý tưởng và thực hiện trong chưa...

Cắt giảm 11% TTHC về môi trường, chuyển 56% TTHC về địa phương

Sáng 21/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh...

Bị quá nhiều tin đồn qua đời, ca sĩ Kasim Hoàng Vũ lên tiếng

Ca sĩ Kasim Hoàng Vũ viết: "Thông báo là em khoẻ lắm. Tại ở bệnh viện ngủ ngon quá chưa muốn về. Có người chăm sóc mỗi ngày nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều chút. Lịch mổ chắc tháng sau vì bác sĩ phải đợi một số đồ phải đặt mua để phẫu thuật hàm. Mọi người đừng...

Người trưởng xóm dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên giúp nhiều bà con có thu nhập ổn định từ làm ván bóc

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hồng cho biết: Nhận thấy địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào từ rừng, do đó năm 2014,...

LPBank dời lịch họp ĐHĐCĐ bất thường sang tháng 11/2024

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - HoSE: LPB) vừa công bố thông tin thay đổi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ...

Mới nhất