Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chờ trình đi trình lại, nhiều dự...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chờ trình đi trình lại, nhiều dự án phục hồi kinh tế không còn thời sự

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thẳng thắn nhìn nhận những vướng mắc, bất cập trong thực hiện chương trình phục hồi kinh tế và đề nghị cần phân quyền triệt để hơn.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - Ảnh: Quochoi.vn

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng – Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 25-5, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đánh giá về thực hiện nghị quyết 43 chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Vì sao ‘vướng mãi, kỳ họp nào cũng nói’?

Giải trình các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế vô cùng khó khăn, tăng trưởng giảm, đứt gãy trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp rút lui, giải thể lớn… đòi hỏi cấp bách là cần có nguồn lực đủ lớn hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, lao động để phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Việc xây dựng chính sách phục hồi phát triển kinh tế cũng đòi hỏi phải nhanh, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu và đúng quy định, không để trục lợi, tránh thất thoát và lãng phí.

Với yêu cầu cao như vậy song thời gian xây dựng, thực hiện chương trình lại rất ngắn, các nội dung lần đầu tiên xây dựng, liên quan đến nhiều đối tượng nhưng thủ tục lại rườm rà, theo bộ trưởng, đã tạo nên tình trạng triển khai cứ “vướng mãi, vướng mãi mà kỳ họp nào cũng nói”.

Chưa kể năng lực còn hạn chế, sự phối hợp các cơ quan chưa tốt, sợ sai, sợ trách nhiệm…

Dù vậy, ông Dũng đánh giá qua hai năm thực hiện gói hỗ trợ cơ bản đạt yêu cầu, đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp kinh tế tăng trưởng, giữ được các chuỗi sản xuất, thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng…

Ông Dũng nói Chính phủ đã ban hành 20 nghị định, 1 chỉ thị, 7 công điện, 5 tổ công tác. Đã có 26 đoàn công tác, phân công các thành viên Chính phủ xuống từng địa phương tháo gỡ vướng mắc với tinh thần “chưa bao giờ làm quyết liệt như vậy”.

Về các dự án giải ngân chậm, bộ trưởng cho biết danh mục dự án ban đầu để xin chủ trương của Quốc hội chỉ là danh mục dự kiến, xác định số vốn cần thiết, dù đã được làm rất bài bản.

Vì vậy đến khi Quốc hội cho chủ trương thì lại phải rà lại. Điều này dẫn tới sự thay đổi, khiến nhiều danh mục dự án phải điều chỉnh lại và mất thêm thời gian.

Chương trình cũng thực hiện trong thời gian ngắn và thủ tục phức tạp, nhưng lại muốn tập trung “trọng tâm trọng điểm” các dự án lớn, nên việc chuẩn bị càng kéo dài. Các dự án này thời gian mất từ 1 đến 2 năm, trong khi tổng thời gian chương trình là 2 năm nên không thể chuẩn bị kịp, “chắc chắn là chậm”, ông đánh giá.

Tiếp thu các ý kiến, ông Dũng cho hay sẽ đôn đốc các dự án chưa hoàn thành thủ tục (8 dự án chưa hoàn thành thủ tục và 35 dự án chưa triển khai). Với những dự án đang thực hiện sẽ đẩy nhanh tiến độ, triển khai thi công và khai thác hiệu quả.

Dự án trình đi trình lại, Quốc hội nên tập trung làm vấn đề lớn

Tuy nhiên từ thực tiễn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã thẳng thắn chỉ ra bài học kinh nghiệm. Trước hết là cần xem lại phương thức hỗ trợ. Ông ví dụ ở các nước sẽ hỗ trợ ngay bằng tiền mặt cho người dân, có thể 1.500 – 2.000 USD/người mang lại hiệu quả trực tiếp.

Tuy nhiên, cách tiếp cận của ta là các hỗ trợ chính sách, rồi lại chờ văn bản hướng dẫn, giám sát, quy trình, dẫn tới khi thực hiện xong thủ tục thì gói hỗ trợ đã không còn tính thời sự.

Đối với các dự án lớn, ông cũng cho rằng phải kéo dài thời gian, chính sách cần dễ hiểu, dễ thống nhất, dễ thực hiện và dễ giám sát. Yêu cầu đặt ra là cần hoàn thiện thể chế căn cơ, đồng bộ, chứ không thể để “một rừng vướng mắc” thì không bao giờ xong được và dự án bị kéo dài.

Đồng thời, bộ trưởng nhấn mạnh với trường hợp đã làm dự án đặc biệt thì cần có chính sách đặc biệt, quy trình thủ tục đặc biệt. Cũng bởi nếu làm thông thường thì sẽ “hết giờ và cái gì cũng xin cơ chế”.

Cùng đó, việc thực hiện chính sách pháp luật phải dựa trên niềm tin giữa trung ương, địa phương, Quốc hội và Chính phủ, phân cấp phân quyền triệt để hơn.

Ông ví dụ việc danh mục dự án trong chương trình phục hồi đã được xây dựng rất kỹ qua nhiều vòng, trình Quốc hội thông qua thì nên giao lại cho Chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo lại.

Tuy nhiên trên thực tế, Quốc hội vẫn quy định xong thủ tục lại phải trình lại. Nếu vào giữa hai kỳ họp thì phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc này dẫn tới các dự án phải trình nhiều lần, mất rất nhiều thời gian mà theo ông “như vậy là không cần thiết”.

“Quốc hội làm những vấn đề lớn, quyết sách, làm thể chế, giám sát, còn chi tiết trong điều hành nên giao lại cho Chính phủ thì vấn đề sẽ nhanh, Quốc hội vẫn giữ được mục tiêu, vai trò của mình mà không cần đi sâu và thời gian rút ngắn đi nhiều” – ông Dũng nói.

Ngọc An – Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/bo-truong-nguyen-chi-dung-cho-trinh-di-trinh-lai-nhieu-du-an-phuc-hoi-kinh-te-khong-con-thoi-su-20240525155406803.htm

Cùng chủ đề

Thực phẩm bẩn vào tận siêu thị, sao nỡ để ‘trời kêu ai nấy dạ’?

Không hiểu bằng cách nào, thực phẩm bẩn vẫn có cách lách vào tận siêu thị và chễm chệ trên giá đợi móc ví người tiêu dùng với giá cao, với danh nghĩa 'thực phẩm sạch'. Như đã thông tin, Công an TP Huế...

Nuôi gà Hồ, giống gà quý hiếm tiến vua, nông dân Bắc Ninh bán giá cao nhà giàu vẫn xuống tiền

Trong khi nhiều chủ trại, hộ chăn nuôi gà đang phải gồng mình chống đỡ với bão giá gà thịt giảm sâu thì những hộ nuôi gà Hồ “tiến vua” ở Bắc Ninh bán giá cao mà vẫn đắt hàng. Với giá bán 100.000 đồng/kg, người dân thả nuôi 1.000 con...

Phê duyệt bổ sung loạt dự án điện sau khi Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm

Chính phủ vừa ký ban hành kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII bổ sung, sau khi Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện và kiểm điểm trách nhiệm đối với sự chậm trễ trong thực hiện. Phó thủ tướng Chính phủ Bùi...

Nữ tiến sĩ lên tiếng khi bị tố đứng tác giả chính nhưng không viết gì cho sách

Sau hơn 20 ngày kể từ khi bị ông Oliver (Philippines) tố không tham gia viết gì cho 1 cuốn sách nhưng đứng vị trí tác giả đầu tiên, tiến sĩ Nguyễn Trà Giang, Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM (UMT) lên tiếng về sự việc. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu bản thảo giữa 3 bên Bà Nguyễn Trà Giang cho hay, bà và ông Oliver Napila Gomez quen biết nhau từ năm 2017. Cả hai thường...

Ba nghị quyết quan trọng về công tác nhân sự ở Bà Rịa

(NLĐO)- HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức kỳ họp chuyên đề và thông qua 3 nghị quyết quan trọng về công tác nhân sự. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực phẩm bẩn vào tận siêu thị, sao nỡ để ‘trời kêu ai nấy dạ’?

Không hiểu bằng cách nào, thực phẩm bẩn vẫn có cách lách vào tận siêu thị và chễm chệ trên giá đợi móc ví người tiêu dùng với giá cao, với danh nghĩa 'thực phẩm sạch'. Như đã thông tin, Công an TP Huế...

Phê duyệt bổ sung loạt dự án điện sau khi Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm

Chính phủ vừa ký ban hành kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII bổ sung, sau khi Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện và kiểm điểm trách nhiệm đối với sự chậm trễ trong thực hiện. Phó thủ tướng Chính phủ Bùi...

Nghiên cứu mới: Uống cà phê giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư

Theo Earth, nghiên cứu mới cho thấy thói quen uống cà phê hằng ngày không chỉ giúp bạn tỉnh táo, mà còn có thể bảo vệ chống lại các loại ung thư đầu và cổ. Một phân tích toàn diện của các nhà khoa...

AI và những đòi hỏi về hạ tầng lưới điện

Trước nhu cầu năng lượng khổng lồ từ trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) tại Mỹ, các tập đoàn công nghệ như Microsoft, Google, Amazon và Meta đều đã đầu tư mạnh vào năng lượng hạt nhân nhằm đáp ứng mục tiêu bền vững. ...

Lên xe công nghệ tới… metro

Tuyến metro số 1 của TP.HCM vừa chính thức được đưa vào hoạt động. Bên cạnh các phương tiện công cộng kết nối với ga tàu, người dân TP.HCM có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ xe 2 hoặc 4 bánh từ ứng dụng gọi xe công nghệ để đến các ga. ...

Bài đọc nhiều

Đề nghị tiếp tục hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 43

Tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 25/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề đối với việc thực hiện nghị quyết số 43, hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các...

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng: Trạm dừng nghỉ cao tốc ở châu Âu, Mỹ có gì, Việt Nam sẽ có đủ

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu rõ đã quy hoạch mạng lưới trạm dừng nghỉ, ban hành quy chuẩn quốc gia về đường cao tốc, trong đó có trạm dừng nghỉ. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng - Ảnh: GIA HÂN Chiều 25-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Yên tâm việc thu hút nhà đầu...

Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 7

Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự tại tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7 (diễn ra từ 27-31/5). Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7 (từ 27-31/5), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự. Đáng chú ý, Quốc hội dành cả ngày thứ tư (29/5) để thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả...

Đầu tư đường cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành sẽ “mở ra chương mới cho Tây Nguyên”

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được đầu tư và đi vào khai thác, tuyến đường này sẽ không chỉ có ý nghĩa phát triển kinh tế-xã hội mà còn đảm quốc phòng, an ninh. Thảo luận tổ chiều 25/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk...

Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Báo cáo tại Phiên họp về điều kiện hưởng...

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Lâm Đồng đón du khách thứ 10 triệu trong năm 2024

(NLĐO) - Du khách Nguyễn Đăng Dũng từ Hà Nội đến Lâm Đồng sáng 30-12 trên chuyến bay VN1573 là du khách thứ 10 triệu đến địa...

Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Sáng ngày 30/12, Bộ Công Thương đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế đối với ông Ngô Đức Minh. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế. Cụ thể, theo...

Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Lưu lượng phương tiện xuất nhập khẩu trung bình đạt 1.300 xe/ngày Ông Đoàn Thanh Sơn - Phó...

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Brazil

Thương vụ Việt Nam tại Brazil có chức năng đại diện, bảo vệ lợi ích của Việt Nam; doanh nghiệp, người Việt Nam trong quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp... Phấn đấu kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD năm 2030 Brazil là một trong những đối tác...

Gạo đẹp tăng giá nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, thị trường giao dịch lai rai, giá gạo các loại ổn định, lúa tươi đứng giá. Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều so với hôm...

Mới nhất