Trang chủKinh tếNông nghiệpBộ trưởng Lê Minh Hoan: Mô hình hội quán góp phần thay...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Mô hình hội quán góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của nông dân


Tham dự tọa đàm có các đồng chí: Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT; Lê Thành Công, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp; Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; cùng các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các sở ngành tỉnh, thành ĐBSCL, Tây Nguyên, đại diện 145 hội quán trên địa bàn tỉnh.

Hội quán – sức mạnh của một thiết chế cộng đồng

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, người khởi xướng mô hình hội quán chia sẻ: Thật ra những gì chưa tốt thay đổi tốt hơn thì tôi gọi là cuộc cách mạng. Mô hình hội quán chính là cuộc cách mạng vì đã làm thay đổi rất lớn giữa cách sống, cách nghĩ, cách làm của nông dân vào một tổ chức, một thiết chế cộng đồng. Tới đây, Bộ NN-PTNT quan tâm nhiều hơn đến những thiết chế cộng đồng, đầu tiên là cộng đồng đồng quản lý các nguồn lợi thủy sản, quản lý rừng, rồi đến mã vùng trồng, mã vùng nuôi…, tất cả đều chuyển về cho cộng đồng quản lý.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, mô hình hội quán làm thay đổi rất lớn đến cách sống, cách nghĩ, cách làm của nông dân

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, mô hình hội quán làm thay đổi rất lớn đến cách sống, cách nghĩ, cách làm của nông dân

Bởi theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chỉ có bà con ngồi lại với nhau mới hiểu được từng “ngõ ngách”, cốt lõi vấn đề, những người lãnh đạo, quản lý chuyên môn cũng không đủ không gian, thời gian và tâm thế tiếp cận những vấn đề trong nền nông nghiệp nhỏ lẻ manh mún như thế này. “Bình quân diện tích sản xuất chỉ 0,26ha/người là quá nhỏ để chúng ta mưu cầu chuyện lớn, muốn vươn ra biển lớn, chúng ta phải tập hợp những con người lại với nhau”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cho rằng, sáng kiến của người dân bao giờ cũng thiết thực hơn bởi họ trực tiếp làm công việc đó. Tham gia hội quán, người dân đã mở ra con đường mới cho chính mình. Bộ trưởng nói, hãy gọi họ là những con người tử tế. Sự tử tế nó có giá của nó và rất cao. Sự tử tế sẽ trở thành thương hiệu và người tiêu dùng luôn tìm kiếm điều đó. “Hội quán là tập hợp cộng đồng không chỉ làm lợi ích kinh tế, quan trọng là không gian cộng đồng để chúng ta cùng sống hạnh phúc bên nhau. Đời sống tinh thần, không gian, sự hài hòa từ trong ngôi nhà đến làng xóm, ra cộng đồng mới quan trọng. Đó mới là mục tiêu cuối cùng của hội quán hay là một thiết chế cộng đồng nào đó. Chính sự hài hòa đó mới là những cái chúng ta cần bán”, Bộ trưởng nhắn gửi.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho rằng mô hình hội quán ra đời đã phát huy tối đa hiệu quả

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho rằng mô hình hội quán ra đời đã phát huy tối đa hiệu quả

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho rằng, mô hình hội quán ra đời đã phát huy tối đa hiệu quả để tập hợp bà con nông dân, ngồi lại với nhau để cùng thay đổi tư duy, thay đổi cách làm ăn từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ sang hợp tác cùng nhau và liên kết với doanh nghiệp để hình thành vùng sản xuất quy mô lớn.

Ước tính đến cuối năm 2023, tỉnh Đồng Tháp có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) 36 xã NTM nâng cao, 2 xã đạt NTM kiểu mẫu và dự kiến sẽ có 8 đơn vị cấp huyện hoàn thành và đạt chuẩn NTM, về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch. Tỉnh cũng có 357 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao và 1 sản phẩm đạt 5 sao. Kết quả này là nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân, trong đó có vai trò của hội quán – một thiết chế cộng đồng với mô hình tự nguyện, tự quản.

Thay đổi bộ mặt nông thôn

Ông Chang Dong Hee, Chủ tịch Quỹ toàn cầu Saemaul (SGF) nhận xét, tinh thần của mô hình hội quán tỉnh Đồng Tháp rất giống phong trào Làng mới Saemaul Undong ở Hàn Quốc, đó là “cần cù, hợp tác, tự lực”. Ông đánh giá đây là một mô hình khá độc đáo, được lên kế hoạch và quản lý rất tốt, là công cụ để có thể đạt được một cách mạng thay đổi bộ mặt nông thôn. Để hội quán có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa, ông cho rằng cần có sự hỗ trợ đồng hành, định hướng của chính quyền địa phương, đồng thời xây dựng những bảng tiêu chuẩn, quy chế để đánh giá cụ thể mức độ thành công của hội quán.

Đây cũng là một trong những định hướng để các mô hình cộng đồng khác học tập, cũng như tăng cường đào tạo tập huấn không chỉ cho thủ lĩnh, lãnh đạo của hội quán mà còn có thể là một số cán bộ nhà nước, những người trực tiếp tham gia cùng với bà con trong chương trình phát triển nông thôn này. Cùng với đó, nên áp dụng một số công nghệ khoa học phù hợp với từng hoàn cảnh của các địa phương.

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia Chương trình tài trợ các dự án nhỏ Quỹ Môi trường toàn cầu, thuộc Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP/GEF SGP, đánh giá: 145 hội quán là một tài sản quý và cần được giữ gìn phát huy. Bà gợi mở cho lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp hãy sử dụng tài sản quý này để tiếp cận, thu hút thêm nhiều nguồn lực quốc tế về cho địa phương. Bởi vì tất cả các chương trình quốc tế đều hướng về nông dân, những người yếu thế. Bà cũng nhắn nhủ các hội quán hãy mở rộng cửa đón các bạn trẻ vào để có một thế hệ kế cận trong thời gian sắp tới.

Còn ông Trương Công Cứ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC), Tập đoàn PAN cho hay: VFC có chương trình tiếp sức cùng nông dân ở Đồng Tháp và ĐBSCL hơn 10 năm qua. Gần đây, chương trình này được nâng tầm lên thành “Cánh đồng hội nhập” để hỗ trợ bà con nông dân cải thiện sản xuất, trong đó có bà con nông dân tham gia hội quán.

UBND tỉnh Đồng Tháp ký kết với Tập đoàn PAN Đề án “Nâng cao thu nhập cho người trồng lúa”

UBND tỉnh Đồng Tháp ký kết với Tập đoàn PAN Đề án “Nâng cao thu nhập cho người trồng lúa”

Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN cho biết: “Chúng tôi sẽ cùng với tỉnh Đồng Tháp xây dựng một mô hình chuỗi giá trị khép kín, trong đó cung cấp cho bà con các giải pháp nông nghiệp bền vững, đầu vào là nguồn giống chất lượng, quy trình canh tác tiêu chuẩn, đến các giải pháp phòng trừ sâu bệnh, kiểm soát dịch hại. Sau đó là gắn liền với việc bao tiêu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản cuối cùng. Các giải pháp hướng đến việc tiết giảm chi phí đầu vào trong khi tăng năng suất và chất lượng tối đa, từ đó chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được 2 mục tiêu quan trọng là giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là nâng cao thu nhập cho bà con”.

Cánh đồng hội nhập” hỗ trợ bà con nông dân cải thiện sản xuất, trong đó có bà con nông dân tham gia hội quán

Cánh đồng hội nhập” hỗ trợ bà con nông dân cải thiện sản xuất, trong đó có bà con nông dân tham gia hội quán





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ NN&PTNT ra ‘tối hậu thư’ xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024. (PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn...

Triết lý đủ đầy và cách người Thái hỗ trợ phát triển “cộng đồng nông thôn” ở Thái Lan

Từ các chia sẻ kinh nghiệm của người Thái về "triết lý kinh tế đủ đầy", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, người Thái thành công nhờ một số yếu tố cốt lõi sau:Cộng đồng: Người Thái ưu tiên sản xuất nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan hỏi, tài nguyên Việt Nam phong phú, sao sản phẩm OCOP khiêm tốn thế?

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, dù Việt Nam đã có hơn 14.000 sản phẩm OCOP của gần 8.000 chủ thể, tuy nhiên, với tài nguyên phong phú của đất nước, tinh thần năng động của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, những gì chúng ta đạt được...

Nỗi niềm trăn trở của “tư lệnh” ngành nông nghiệp về đầu ra của sản phẩm OCOP

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Chúng ta có niềm tin rằng, thế giới sẽ biết thêm về Việt Nam nhờ OCOP không? Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai thực hiện từ năm 2018. Sau 6 năm triển khai, diện mạo nông nghiệp của Việt Nam được định hình rõ hơn bằng hàng...

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, dư địa cho sản phẩm OCOP còn rất lớn nhưng cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường. Còn nhiều dư địa cho sản phẩm OCOP Việt vươn xa Sáng 31/10, “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu” - VIETNAM OCOPEX được diễn ra tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên. Đây là lần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tô thắm truyền thống vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng

Biết ơn đồng bào cả nước đã đùm bọc, chở che, sát cánh cùng Quân đội nhân dân Việt Nam trong những chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hy sinh để làm nên những chiến công hiển hách, oai hùng. Sáng 20-12, tại Trung tâm hội nghị quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ...

Bộ Tư lệnh TPHCM gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 20-12, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TPHCM tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 – 22-12-2024). Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã cùng nhau xem phim tài liệu ôn truyền thống 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. 80 năm qua, dưới...

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Cùng chuyên mục

Chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao đang làm giàu cho nông dân một huyện của Lâm Đồng

Huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, chè, sầu riêng, dâu tằm và một số loại cây ăn trái khác. ...

Trồng giống đậu xanh này ở Quảng Trị, cây nào cũng ra quả chi chít, xúm xít thế này đây

Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị, từ đó có sở sở để bổ sung vào bộ giống đang được trồng tại địa phương, giúp nông dân có thêm nhiều sự lựa chọn được giống đậu xanh có khả năng sinh trưởng, phát...

Bước tiến nông thôn mới của huyện Ứng Hoà

Lan toả phong trào xây dựng nông thôn mới Sau khi về đích nông thôn mới năm 2023, xã Phương Tú (huyện Ứng Hoà) đã sớm xây dựng kế hoạch với mục tiêu đưa địa phương về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024. Ở đó, chính quyền địa phương xác định sự tham gia của người dân đóng vai trò quan trọng. Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phí Trạch (xã Phương Tú) Nguyễn Văn Phẩm cho...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Vì sao mùa gió Bắc là mùa chật vật của nghề đánh cá biển ở Bà Rịa-Vũng Tàu, câu mực thất thu?

Mùa gió Bắc, mưa bão nhiều, trong khi giá hải sản đi xuống trong giai đoạn thấp điểm của du lịch nên nhiều ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu cho tàu nằm bờ. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng chật vật ứng phó với biến động bất lợi của thời tiết. ...

Mới nhất

Lễ Giáng sinh không phải là một ngày lễ chính thức tại 8 quốc gia này

(CLO) Dù Giáng sinh là một lễ hội mang tính toàn cầu, nhưng không phải quốc gia nào cũng đón mừng ngày lễ này. ...

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển”

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về triển khai ngay các công tác trọng tâm, đột phá về phòng, chống lãng phí, tạo dấu ấn...

Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân cách mạng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Ngày 22/12/1944,...

Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 "trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường xuyên và dữ dội".

Mới nhất