Trang chủKinh tếNông nghiệpBộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại tọa đàm có chủ...

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại tọa đàm có chủ đề về kết nối TP HCM-ĐBSCL trong phát triển

Ngày 18/12, tại trường Đại học an Giang, UBND tỉnh An Giang tổ chức tọa đàm “Nguồn vốn đầu tư và nguồn lực cho liên kết bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long – Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước”. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt dự và phát biểu tại hội nghị.

Liên kết chặt chẽ giữa đồng bằng sông Cửu Long và TP.Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, thương mại, công nghệ hàng đầu cả nước là chìa khóa giúp đồng bằng sông Cửu Long vượt qua các thách thức hướng đến phát triển bền vững

Ngày 18/12, tại trường Đại học an Giang, UBND tỉnh An Giang tổ chức tọa đàm “Nguồn vốn đầu tư và nguồn lực cho liên kết bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long – Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước”. Tọa đàm nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt dự và phát biểu tại hội nghị.

Tọa đàm có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành bạn; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang; các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, diễn giả, nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp…

Thời cơ và thách thức

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem địa bàn chiến lược, trung tâm sản xuất lương thực, vựa lúa lớn nhất cả nước, khi chiếm khoảng 50% sản lượng lúa, đóng góp hơn 90% gạo xuất khẩu; đóng góp khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Vùng còn chiếm khoảng 60% sản lượng trái cây của cả nước, xuất khẩu sang các thị trường lớn như: EU, Mỹ, Nhật và Trung Quốc, góp phần tăng giá trị nông nghiệp Việt Nam. Vùng còn có tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ logistics, du lịch

Làm gì để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Tọa đàm “Nguồn vốn đầu tư và nguồn lực cho liên kết bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long – TP. Hồ Chí Minh và cả nước”,diễn ra ngày 18/12, tại Diễn đàn Mekong Connect 2024. Ảnh: Hồng Cẩm

Tuy là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của cả nước, nhưng đồng ĐBSCL hiện đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sụt lún đất, suy thoái nguồn nước, ô nhiễm môi trường, hạ tầng yếu kém… Đặc biệt là sự thiếu hụt các nguồn lực cho đầu tư phát triển bền vững.

Từ đó đòi hỏi các địa phương trong vùng phải có chiến lược phát triển dài hạn, bền vững. Trong đó, các địa phương cần tập trung quản lý tài nguyên nước, cải tiến công nghệ trong sản xuất, chế biến nông nghiệp, thủy sản và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Tham gia tọa đàm, ông Kayzad Namdarian, Lãnh sự Kinh tế, Tổng Lãnh sự quán Australia tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết rất vinh dự được phát biểu tại sự kiện Mekong Connect 2024. Theo ông ông Kayzad Namdarian, Chính phủ Úc nhìn nhận vai trò quan trọng của ĐBSCL đối với tầm nhìn chung về phát triển giữa Úc và Việt Nam, nhằm hướng tới một khu vực cởi mở, ổn định và thịnh vượng. ĐBSCL là khu vực địa lý quan trọng trong mối quan hệ Úc – Việt Nam, và chính phủ Úc tự hào đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Úc tại nơi đây kể từ năm 2000. Trong đó bao gồm việc đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại khu vực ĐBSCL…

Làm gì để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Vùng ĐBSCL chiếm khoảng 60% sản lượng trái cây của cả nước. Ảnh: Hồng Cẩm

“Chính phủ Úc sẽ tiếp tục là đối tác với cam kết hợp tác lâu dài cho mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng…”- Ông Kayzad Namdarian nhấn mạnh.

ĐBSCL làm gì để phát triển bền vững?

Phát biểu tại tọa đàm, ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đánh giá cao hiệu quả của Diễn đàn Mekong Connect. Qua các kỳ diễn đàn, vùng ĐBSCL đang đẩy mạnh các hoạt động, mô hình khởi nghiệp theo định hướng phát triển bền vững; kinh tế xanh, công nghệ xanh, thúc đẩy thương mại bền vững và tận dụng tốt nguồn lực sẵn có của địa phương. Đây là hướng đi đúng đắn, để bắt kịp xu thế của thế giới trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng.

Làm gì để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 3.

Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Hồng Cẩm

Để ĐBSCL phát triển bền vững, theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, các địa phương trong vùng cần phối hợp với các trường, viện, các nhà khoa học để nghiên cứu, tạo ra các giống lúa chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung phát triển giống cây dược quý; tạo ra các chế phẩm vi sinh vật phục vụ canh tác, xử lý môi trường. Qua đó, giúp các địa phương trong vùng nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao khả năng chống chịu sâu hại, giảm phát thải ra môi trường… để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Để kết nối, hợp tác phát triển vùng ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh và cả nước, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh liên kết vùng, nâng cao nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó các tỉnh cần huy động các viện, trường, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia giải quyết các vấn đề khó khăn của vùng; đẩy mạnh phát triển thị trường, doanh nghiệp khoa học công nghệ; tổ chức thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương…

Làm gì để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 4.

Các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL tham gia trưng bày, giới thiệu và kết nối tại Diễn đàn Mekong Connect 2024. Ảnh: Hồng Cẩm

Với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, ông Dương Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, cho biết: Thời gian qua TP. Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL triển khai nhiều chương trình hợp, tuy nhiên việc liên kết phát triển kinh tế chưa đạt như kỳ vọng, do hoạt động liên kết vùng chưa đi vào chiều sâu do thách thức về điều kiện tự nhiên, công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, môi trường đầu tư – kinh doanh và cơ chế quản trị – hợp tác- liên kết vùng. Từ đó, việc khai thác các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội Đồng bằng sông Cửu Long theo đúng hướng quy hoạch còn nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả”, ông Hải nêu ra tại buổi tọa đàm.

Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố sẽ phát huy vai trò nòng cốt, đầu tàu trong liên kết phát triển nhằm thực hiện các chiến lược đột phá về phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực, không gian phát triển mới cho vùng ĐBSCL và các khu vực, địa phương trong cả nước.

“TP. Hồ Chí Minh cam kết sẽ tiếp tục tích cực giới thiệu các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư tại các tỉnh vùng ĐBSCL, tạo động lực đồng hành chính quyền đối với các doanh nghiệp trong hợp tác song phương và đa phương với các tỉnh, thành”- ông Hải cho biết.

Làm gì để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 5.

Ông Hồ Văn Mừng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: An Giang sẵn sàng hợp tác, chia sẻ có trách nhiệm với tất cả các bên trong tất cả các lĩnh vực. Ảnh: Hồng Cẩm

Là đơn vị lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Mekong Connect, ông Hồ Văn Mừng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Mekong Connect 2024 là cơ hội tốt để tỉnh An Giang giới thiệu đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của tỉnh về nông nghiệp, du lịch và kinh tế biên mậu; tăng cường sự kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác giữa tỉnh An Giang với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành liên kết chuỗi giá trị, nắm bắt xu hướng thị trường, định hướng cho nông sản, ứng dụng công nghệ để kết nối chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản và tăng cường hội nhập thị trường.

“An Giang sẵn sàng hợp tác, chia sẻ có trách nhiệm với tất cả các bên trong tất cả các lĩnh vực; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hợp tác phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh yếu tố liên kết vùng, phát triển các hạ tầng giao thông, thủy lợi, quản lý nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững”- Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhấn mạnh.





Nguồn: https://danviet.vn/bo-truong-huynh-thanh-dat-phat-bieu-tai-toa-dam-co-chu-de-ve-ket-noi-tp-hcm-dbscl-trong-phat-trien-20241218162100384.htm

Cùng chủ đề

“Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2026-2030 phải tiếp tục giải quyết dứt điểm những vấn đề căn cơ nhất, khó khăn nhất ở...

Đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021...

Điểm đầu cao tốc Quy Nhơn

Bình Định chủ trương điểm đầu tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ giao với đường ven biển ĐT.639 nhằm kết với khu công nghiệp và cảng biển Phù Mỹ trong tương lai. Phương án này sẽ sớm được trình lên Bộ Giao thông vận tải. Điểm đầu cao tốc Quy Nhơn - Pleiku kết nối với Khu công nghiệp và Bến cảng Phù MỹBình Định chủ trương điểm đầu tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ giao...

Loạt UAV hiện đại do Viettel sản xuất trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - Nhiều sản phẩm do Viettel chế tạo phục vụ tác chiến hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm quốc phòng như máy bay không người lái (UAV), tổ hợp trinh sát và gây nhiễu chống UAV... Với tổng diện tích trưng bày là 2.600m2, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel là đơn vị có diện tích trưng bày lớn nhất tại triển lãm. Tại đây, Viettel giới thiệu trên 80...

Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp

Chiều 18/12, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ về công tác bảo đảm, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin của Bộ GDĐT. ...

Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp

Chiều 18/12, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ về công tác bảo đảm, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin của Bộ GDĐT. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Ở khu rừng rậm nổi tiếng Nam Xuân Lạc tại Bắc Kạn có hơn 3.700 cây gỗ quý, đó là cây gì?

Năm 2024, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã gắn biển thêm 869 cây gỗ quý, nâng tổng số cây được gắn biển từ năm 2022 đến nay lên 3.729 cây. ...

Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp được thực hiện theo Luật Thống kê với chu kỳ 10 năm 1 lần. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các...

Diễn biến mới nhất vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền

Mới đây, Dũng Taylor - chồng ca sĩ Thu Phương vừa thông tin về diễn biến mới nhất vụ kiện giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và ông Gerard Williams, chồng ca sĩ Bích Tuyền. ...

Diễn biến mới nhất vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền

Mới đây, Dũng Taylor - chồng ca sĩ Thu Phương vừa thông tin về diễn biến mới nhất vụ kiện giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và ông Gerard Williams, chồng ca sĩ Bích Tuyền. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về quy hoạch và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/12/2024. Huyện Gia Lâm đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Ở khu rừng rậm nổi tiếng Nam Xuân Lạc tại Bắc Kạn có hơn 3.700 cây gỗ quý, đó là cây gì?

Năm 2024, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã gắn biển thêm 869 cây gỗ quý, nâng tổng số cây được gắn biển từ năm 2022 đến nay lên 3.729 cây. ...

Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp được thực hiện theo Luật Thống kê với chu kỳ 10 năm 1 lần. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các...

Cận cảnh con cầy mực-gấu chồn, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ vừa thấy ở Quảng Bình

Loài cầy mực là động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ, vừa được lực lượng chức năng phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Bình. Cầy mực là động vật hoang dã còn có tên là...

Mới nhất

Khẩn trương triển khai các thủ tục để khởi công mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Nhiều trường tư chủ động nghỉ tết kéo dài cho học sinh

Nhiều trường tư chủ động xây dựng kế hoặc thời gian năm học, cho học sinh nghỉ Tết dương lịch hoặc Tết Nguyên...

Vai trò của lãnh đạo và văn hóa số quyết định sự thành công của chuyển đổi số

Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, sự quyết tâm và dẫn dắt từ các cấp lãnh đạo là yếu tố tiên quyết trong chuyển đổi số. Toàn cảnh Hội thảo "Định hướng chuyển đổi số của Liên hiệp...

8 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Bà Rịa – Vũng Tàu

(NLĐO) - Ngoài bắn pháo hoa, tỉnh còn tổ chức hàng loạt các hoạt động ý nghĩa như tổ chức chăm lo cho hộ nghèo, hoàn cảnh...

Khi di sản văn hoá Cố đô Huế tự kể câu chuyện của mình nhờ công nghệ

Những đồ chơi mang đậm tính văn hoá lấy cảm hứng từ các bảo vật triều Nguyễn của Cố đô Huế sẽ tự kể câu chuyện của mình đến du khách bằng một cái 'chạm' smartphone. Bảo vật triều Nguyễn tự kể câu chuyện của mình nhờ công nghệ Sáng 18/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng...

Mới nhất