Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ trưởng GD&ĐT sau 3 năm ngồi 'ghế nóng'

Bộ trưởng GD&ĐT sau 3 năm ngồi ‘ghế nóng’


Chia sẻ về năm trọng tâm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao đời sống giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói, năm 2023 và 2024 được xác định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục, nhất là giáo dục phổ thông với việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Hiện chương trình được triển khai đồng bộ trên khắp cả nước, ở tất cả cấp học và đi được hơn nửa chặng đường. Khối lượng công việc ngành đang thực hiện rất lớn, vừa rút kinh nghiệm, vừa tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với các lớp đã triển khai, triển khai mới với lớp 4, lớp 8, lớp 11 và chuẩn bị điều kiện cho 3 lớp cuối cấp.

Về tăng thu nhập cho giáo viên, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng ban hành và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách nhằm hỗ trợ, khắc phục dần khó khăn đối với giáo viên.

Trong đó đặc biệt chú trọng giáo viên mầm non như: chế độ về lương, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, trợ cấp lần đầu, trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Bộ trưởng GD&ĐT sau 3 năm ngồi 'ghế nóng' - 1

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Bộ GD&ĐT đang phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ đề xuất tăng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non và đề xuất chính sách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/CP, trong đó ưu tiên đối với giáo viên.

Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ đã thống nhất dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%. Hiện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ xem xét.

– Những nỗ lực này mang lại thay đổi thế nào về chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, thưa ông?

Mức tăng này chưa như kỳ vọng ban đầu 10 – 25%, nhưng đó cũng là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho hàng triệu giáo viên được tăng thu nhập, đời sống đảm bảo và giải được bài toán làm thế nào để thu hút và giữ chân giáo viên ở lại với nghề. Do đó, tôi rất mong các bộ, ngành xem xét, ủng hộ để mức phụ cấp “nhỏ nhưng ý nghĩa lớn” sẽ sớm được thực hiện.

Bộ GD&ĐT đã thống nhất với Bộ Nội vụ xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo (Luật Giáo dục 2019). Theo đó, giáo viên mầm non mới được tuyển dụng sẽ được xếp ở hệ số lương khởi điểm 2,10 thay vì 1,86 như trước đây.

Ngoài ra, để giúp giáo viên mầm non ngoài công lập khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết về hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập. Kết quả đã hỗ trợ gần 50 nghìn giáo viên với kinh phí gần 160 tỷ đồng.

Đến ngày 1/7/2024 tới đây, lương giáo viên tiếp tục tăng sau cải cách tiền lương. Đây là điều đáng trông chờ, hy vọng đời sống ngày càng được nâng cao, giáo viên sống được bằng nghề. Từ đó, thầy cô sẽ yên tâm cống hiến với sự nghiệp trồng người.

– Dù Bộ GD&ĐT có nhiều nỗ lực để tăng lương, phụ cấp cho giáo viên, nhưng ông vẫn còn nhiều trăn trở?

Nhìn chung, lương và phụ cấp ưu đãi nghề của nhà giáo chưa tương xứng với hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về an sinh xã hội, chưa đủ để đảm bảo mức sống cho giáo viên. Thu nhập thấp đang là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng giáo viên không yên tâm công tác, bỏ nghề, chuyển việc, bỏ việc, thiếu nguồn tuyển, không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm. 

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước còn thiếu 127.583 giáo viên. Con số này gia tăng không ngừng vì số lượng học sinh đầu năm học vừa rồi tăng lên rất nhiều (chỉ riêng tỉnh Bình Dương đã tăng 35.000 học sinh).

Bên cạnh đó, tình trạng giáo viên nghỉ việc, chuyển việc vẫn tiếp diễn. Tính đến tháng 9/2023, toàn quốc có 17.278 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc.

Thống kê của ngành nội vụ, hiện, các tỉnh vẫn còn hơn 74.000 chỉ tiêu chưa dùng. Có nhiều lý do, có nơi dùng để dành để cắt giảm 10% biên chế, nhưng cũng có nơi không có nguồn tuyển.

Bên cạnh đó, số lượng giáo viên nghỉ hưu, bình quân mỗi năm khoảng 10.000 người. Tình hình tuyển dụng ở các địa phương đang gặp nhiều khó khăn. Năm 2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phê duyệt, giao cho Chính phủ bố trí hơn 27.000 biên chế/tổng số hơn 65.000 biên chế giáo viên, bù đắp được phần nào nhu cầu tuyển dụng.

Tuy nhiên, so với số lượng còn thiếu thì con số này vẫn khiêm tốn, chưa giải quyết được căn bản tình trạng thiếu giáo viên. Do đó, quan trọng nhất là làm sao có đủ giáo viên; làm sao để thầy cô thực sự sống bằng nghề, thấy được động viên và tiếp tục phấn đấu đổi mới và tự đổi mới.

Bộ trưởng GD&ĐT sau 3 năm ngồi 'ghế nóng' - 2

– Cá nhân Bộ trưởng và các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT sẽ có những giải pháp nào trong thời gian tới để giải quyết những tồn đọng trên, thưa ông?

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ chủ động khắc phục những vấn đề về chuyên môn để giáo viên thuận lợi hơn trong công việc, bớt đi căng thẳng áp lực. Bộ sẽ tăng cường hướng dẫn và nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp để thầy cô giảm bớt khó khăn, đặc biệt ở những môn học tích hợp cấp THCS.

Bộ cũng chỉ đạo ráo riết hơn nữa đối với các trường đại học sư phạm trong đào tạo nguồn giáo viên để đủ nguồn tuyển; điều chỉnh Nghị định 116, tháo gỡ một số vướng mắc liên quan đến cơ chế đặt hàng của địa phương cũng như hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm.

Bộ GD&ĐT đồng thời đang làm thủ tục trình Quốc hội cho phép tạm thời tuyển dụng giáo viên mầm non theo chuẩn của Luật Giáo dục cũ, đặt ra yêu cầu đến năm 2030 thầy cô phải đạt chuẩn. Đó cũng được coi là biện pháp tạm thời để có nguồn giáo viên linh hoạt cho môn Tin học, Ngoại ngữ.

Tôi cho rằng, với ngành giáo dục, có lẽ cần có nhất lúc này là một Nghị quyết giao cho Bộ GD&ĐT chuẩn bị và trình Chính phủ, Quốc hội các phương án tăng cường điều kiện đảm bảo cho đổi mới giáo dục.

Nếu không có những điều kiện tối thiểu như đủ giáo viên, trường lớp; trường lớp được kiên cố, khang trang; đủ nhà công vụ cho giáo viên vùng xa; đủ nhà vệ sinh cho trường học; đủ trang thiết bị cho giáo dục; đủ đầu tư tài chính cho các hoạt động…, thì chúng ta có nỗ lực cũng khó đạt được các kỳ vọng và mục tiêu lớn.

Bộ trưởng GD&ĐT sau 3 năm ngồi 'ghế nóng' - 3
Bộ trưởng GD&ĐT sau 3 năm ngồi 'ghế nóng' - 4

Bộ trưởng GD&ĐT hỏi thăm, động viên học sinh, giáo viên đầu năm học mới 2023 – 2024.

– Gần 3 năm đảm nhiệm vị trí “tư lệnh” ngành giáo dục, có thể thấy, ngành đã làm được rất nhiều việc quan trọng. Vậy trong thời gian tới đây, Bộ trưởng sẽ quan tâm, giải quyết những vấn đề nào?

Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu, tổng kết, đánh giá lại 10 năm đổi mới vừa qua và đề ra được những đường hướng để có thể phát huy những việc đã làm được, đồng thời điều chỉnh để làm tốt hơn nữa nhằm đạt đến mục tiêu phát triển con người, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong chặng đường đất nước phát triển, hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai những yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo chương trình mới, còn chặng đường hơn 2 năm nữa sẽ hoàn tất từ lớp 1 đến 12.

Chúng tôi thấy rằng, đây là những năm quan trọng, vừa triển khai các nội dung còn lại, vừa đánh giá trong thực tế từng nội dung, từng công việc để năm 2025 có thể nhìn nhận tương đối đầy đủ cả quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, sẵn sàng điều chỉnh để tốt hơn ở giai đoạn sau nếu xét thấy cần thiết.  

Trong vài năm tới, chúng tôi xác định việc thử nghiệm và đưa vào triển khai trong thực tế chương trình giáo dục mầm non mới. Với cả ba khâu là giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học cùng đồng thời đổi mới và đạt được chất lượng giáo dục thì mới có thể đem lại kết quả toàn diện của ngành.

– Bước sang năm mới 2024, Bộ trưởng gửi gắm điều gì tới học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh?

Trong rất nhiều diễn đàn gần đây của ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đã lưu ý tới các nhà trường, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cần lưu ý đến việc chia sẻ, vận động, trao đổi với phụ huynh. Ngành giáo dục đang trong quá trình đổi mới, một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo đổi mới kết quả tốt là sự phối hợp, sự chia sẻ, sự đồng hành của phụ huynh.

Tôi mong rằng, trong thời gian tới, phụ huynh tiếp tục quan tâm tới tính mới trong giáo dục. Sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường là khâu quan trọng để đảm bảo cho học sinh có năm học an toàn, trường học có thể đạt được các mục tiêu của năm học.

– Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Baoquocte.vn. Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam.

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Quốc gia trả lương cho giáo viên tiểu học lên tới 2,7 tỷ/năm

LUXEMBOURG - Mặc dù giáo viên tiểu học ở quốc gia Tây Âu này có thu nhập khoảng 100.000 euro/năm (tương đương 2,7 tỷ đồng), nhưng chi phí sinh hoạt cao cùng những thách thức trong nghề giáo đã khiến giá trị thực sự của mức lương này bị giảm sút. Mức lương cao nhất thế giới Luxembourg nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng cùng mức lương giáo viên nằm trong nhóm cao nhất thế giới. Theo Tổ...

Lương giáo viên, giảng viên trường nghề cao nhất 18,72 triệu đồng/tháng

Lương giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công mức cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắt nhân viên bảo vệ rừng cấu kết với lâm tặc đốn hạ gỗ quý ở Lâm Đồng

Ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) ra quyết định tạm giữ hình sự 4 người có hành vi khai thác lâm sản trái phép.Những người bị tạm giữ, gồm K’Thắng (34 tuổi), K’Thức (36 tuổi), Kiều Văn Nguyên (48 tuổi) cùng ngụ xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm và Phạm Văn Chung (41 tuổi, nhân viên Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm).Phạm Văn Chung được xác...

Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

Bị ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt thời gian dài, nam thanh niên 17 tuổi từng đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc bôi mua trên mạng không rõ nhãn mác, thành phần. Dần dần, tổn thương lan rộng toàn thân, bệnh nhân...

Xác định đối thủ của tuyển Việt Nam ở chung kết giải futsal Đông Nam Á 2024

Trận bán kết 2 của giải futsal Đông Nam Á 2024 là cuộc đọ sức giữa chủ nhà Thái Lan và Indonesia. Không có đẩy đủ trụ cột trước khi giải đấu bắt đầu, Thái Lan tiếp tục gặp khó khăn khi đụng độ các đối thủ mạnh. Indonesia tự tin và chơi đôi công dù chịu sức ép lớn từ khán giả Thái Lan.Phút thứ 8, từ một tình huống phản công tốc độ cao, Soumilena dứt...

BHXH Hải Phòng quyết tâm hoàn thành 100% kế hoạch năm 2024

Theo báo cáo của BHXH Hải Phòng, cập nhật số liệu mới nhất đến hết tháng 10, toàn thành phố có 36.421 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 89,93 % so với kế hoạch BHXH Việt Nam, tăng 128 người (0,35%) so với tháng 9/2024; tăng 1.588 người so với tháng 12/2023 và tăng 10.472 người so với cùng kỳ.Để đạt mục tiêu tăng thêm 4.335 người tham gia BHXH tự nguyện đến hết năm 2024, đơn vị...

Thủ tướng thăm Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham tại Trùng Khánh

Tại khu di tích, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác được các hướng dẫn viên giới thiệu về đường Thạch Bản, nông trường Đại Hữu, nhà cỏ, khu di tích cũ Nhà cách mạng Nhiễu Quốc Mô - những cái tên gắn liền với quá trình hoạt động của các nhà cách mạng tiền bối như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Chủ tịch Hồ Chí Minh.Ghi sổ vàng lưu niệm tại Khu...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ...

Công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report, kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng...

Xe bán tải vượt ẩu, lấn làn khi đi qua cầu phao Phong Châu

Trong khi các phương tiện đang nối đuôi nhau qua cầu phao Phong Châu, một ô tô bán tải vượt ẩu, lấn làn nguy hiểm bất chấp quy định an toàn. XEM CLIP (Nguồn: NTD): Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh xe bán tải màu trắng lấn làn, đi ngược chiều, vượt ẩu...

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công. Bán nhà để khởi nghiệp với sachi Bà Đỗ Thị Kim Thông - Giám đốc Hợp tác xã Thương mại...

Mới nhất