Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ trưởng GD-ĐT nhắn nhủ điều nhà giáo cần làm để 'giữ...

Bộ trưởng GD-ĐT nhắn nhủ điều nhà giáo cần làm để ‘giữ sự tôn nghiêm’ của nghề


Chiều nay 19.11, Bộ GD-ĐT trang trọng tổ chức lễ tuyên dương và trao bằng khen 200 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc.

Bộ trưởng GD-ĐT nhắn nhủ điều nhà giáo cần làm để 'giữ sự tôn nghiêm' của nghề  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại lễ tuyên dương và trao bằng khen cho 200 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc

Sẽ làm mọi việc, mọi biện pháp để nâng cao vị thế nhà giáo

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, mỗi nhà giáo được tuyên dương ngày hôm nay là tấm gương tiêu biểu, được lựa chọn trong hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước. Đây là các thầy giáo, cô giáo ở những miền xa xôi của Tổ quốc, đã đạt được nhiều thành công trong giảng dạy, có cách làm sáng tạo trong triển khai chủ trương, đường lối và các quyết sách của ngành giáo dục trong thời gian qua. Đặc biệt, nhiều nhà giáo đã vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong đó, nhiều thầy cô đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, đã dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu.

“Ngành giáo dục và Bộ GD-ĐT luôn trân trọng, ghi nhận, biểu dương và cảm ơn những gì mà các thầy, cô giáo đã, đang và sẽ đóng góp cho sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước nhà”, ông Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra rằng, ngành GD-ĐT đang triển khai công cuộc đổi mới GD-ĐT một cách căn bản, toàn diện, chưa từng có đối với tất cả các cấp học từ mầm non tới đại học, trong đó đang tập trung triển khai đổi mới sâu rộng đối với giáo dục phổ thông, mà cụ thể là triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, cần thực hiện nhiều yếu tố khác nhau, trong đó lực lượng nhà giáo có vai trò quyết định.

“Bộ GD-ĐT xác định phát triển đội ngũ nhà giáo là nhân tố quan trọng, là nền tảng bền vững, quyết định mọi thành công của GD-ĐT. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã, đang và sẽ cố gắng làm mọi việc để nâng cao vị thế, phát triển lực lượng nhà giáo cả về lượng và chất”, người đứng đầu ngành GD-ĐT cam kết.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng: “Đổi mới vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nhà giáo, quá trình đổi mới đang là cơ hội để mỗi nhà giáo thay đổi bản thân, đổi mới sáng tạo, trang bị và tích lũy kiến thức và kỹ năng mới tiến bộ hơn, triển khai thành công công việc dạy học. Trong quá trình ấy, thách thức và cơ hội lớn nhất chính là đổi mới bản thân và vượt qua những giới hạn của chính bản thân mỗi thầy, cô giáo. Bởi thế, sự đổi mới của các thầy cô đạt được đến đâu, thì sự đổi mới của ngành giáo dục đạt được đến đó”.

Bộ trưởng GD-ĐT nhắn nhủ điều nhà giáo cần làm để 'giữ sự tôn nghiêm' của nghề  - Ảnh 2.

Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2023 tham dự buổi lễ tuyên dương

Không chỉ là “nền giáo dục vượt khó”

Ông Nguyễn Kim Sơn cũng nhắn nhủ: “Bên cạnh ghi nhận đóng góp hết sức ý nghĩa của các thầy cô, chúng ta cũng phải cùng nhau nhìn về thêm một hướng, đó là câu chuyện vượt khó. Nếu chúng ta chỉ vượt khó mà không vượt lên bản thân mình nữa thì giáo dục của chúng ta vẫn chỉ dừng là một nền giáo dục vượt khó thôi. Mà những chân trời của sự phát triển con người không chỉ dừng ở chỗ vượt khó. Vì vậy, còn rất nhiều việc chúng ta phải làm ở phía trước, mặc dù sự vượt khó đã là vô cùng đáng quý”.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Sự nghiệp đổi mới giáo dục của đất nước bắt đầu bằng những chủ trương của Đảng, bắt đầu bằng thể chế, bằng chính sách, bằng các chỉ đạo, quy định, nhưng lý luận không thể xanh tươi như cuộc sống.

Đổi mới là một quá trình, từ chính sách đến thực tiễn luôn còn khoảng cách. Bộ GD-ĐT vừa ban hành chính sách vừa lắng nghe các thầy cô để tiếp tục điều chỉnh để sự đổi mới của chúng ta, đổi mới một cách có lý luận, có định hướng, nhưng không thể thay được sự thay đổi trong thực tế của chính các thầy cô. Cho nên sự lan tỏa của những người tiên tiến, của những người tiêu biểu là vô cùng quan trọng”.

Bộ trưởng GD-ĐT nhắn nhủ điều nhà giáo cần làm để 'giữ sự tôn nghiêm' của nghề  - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn tặng bằng khen cho các nhà giáo tiêu biểu

“Chúng ta luôn tâm niệm nghề giáo là nghề cao quý và luôn cần giữ sự tôn nghiêm. Nhưng để có sự tôn nghiêm trước hết với nhà giáo, chúng ta cần làm thật tốt công việc của mình, để từ đó có tinh thần và ý thức đầy đủ để giữ gìn sự tôn nghiêm của nghề nghiệp. Đây là điều kiện tiên quyết để chúng ta khẳng định được giá trị bền vững của nghề nghiệp, những giá trị tốt đẹp của nghề nghiệp lan tỏa cho xã hội”, ông Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

‘Giáo dục thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch’

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng: 'Trong sự phát triển toàn diện con người, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu...

Bộ trưởng Giáo dục: Trường ĐH lên ĐH ‘không phải là thay đổi một cái tên’

'Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà hướng tới chiều sâu, giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh” - Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh tại lễ công bố Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. Sáng nay, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường ĐH Duy Tân và công bố quyết định của Thủ tướng chuyển Trường...

Đề xuất giao quyền tuyển, sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Sáng 9.11, trình dự án luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, bên cạnh các chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật cũng đề nghị giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Theo đó, Chính phủ đề xuất giao Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế nhà giáo...

Đề xuất nhà giáo được tăng 1 bậc lương, giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm 5 năm

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, nhà giáo được tăng 1 bậc lương; giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước nhưng không quá 5 tuổi và không bị trừ tỷ lệ lương hưu. Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn. Sáng 9/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà giáo, trong đó có những điểm mới về...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội loạt chính sách mới về lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ so với quy định hiện hành, dự Luật Nhà giáo có nhiều chính sách mới về tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu với nhà giáo. Sáng 9-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diện váy cúp ngực siêu tôn dáng như Lưu Diệc Phi, Bạch Lộc

Váy cúp ngực được nhiều chị em ưa chuộng bởi thiết kế gợi cảm và cực kỳ...

Ô tô tông vào nhóm người đi bộ ở Trung Quốc, 35 người thiệt mạng

Đài CCTV vừa đưa tin 35 người thiệt mạng sau khi ô tô tông vào một nhóm người tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào tối 11.11. ...

Nêu ý tưởng kỳ quặc về phụ nữ, chính khách Nhật Bản xin lỗi

Lãnh đạo đảng Bảo thủ tại Nhật Bản Hyakuta Naoki vừa phải xin lỗi vì đã đặt vấn đề cấm phụ nữ kết hôn và phải triệt sản. ...

Hiệu trưởng từ chối nhận hoa ngày nhà giáo và có đề nghị bất ngờ…

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 1, TP.HCM đã viết thư ngỏ từ chối nhận hoa chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 và thay vào đó là một đề nghị khá bất ngờ... ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Trường đại học tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Ngày 10/11, tại Đà Nẵng, Đại học Duy Tân tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân. ...

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, tạo nên những công dân có kỹ năng khoa học công nghệ, văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. ...

Hiệu trưởng xin không nhận quà 20-11 mà đổi thành tập, sữa cho học sinh

Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP.HCM viết thư ngỏ xin không nhận hoa, quà ngày 20-11, mà đổi thành tập, sữa… cho học sinh. "Tuy nhiên, kinh phí của nhà trường chỉ có thể dừng lại ở việc trao...

Hiệu trưởng từ chối nhận hoa ngày 20/11, mong nhận quà khác

Một hiệu trưởng ở TPHCM viết thư ngỏ từ chối nhận hoa chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và mong muốn phụ huynh gửi tới món quà khác. Ông Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TPHCM vừa có thư ngỏ từ chối nhận hoa ngày 20/11. Ông Thái mong muốn xin một món quà khác để gửi tới học sinh.  Trong thư gửi mạnh thường quân, cơ quan, doanh nghiệp, ông Thái...

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Hai nữ sinh bị bạn cùng trường đâm từ việc “mách cô giáo”?

Vì mách cô giáo về vụ việc đánh nhau, 2 nữ sinh đã bị 2 nam sinh cùng trường THCS Nguyễn Huệ dùng vật nhọn đâm trọng thương. ...

Mới nhất

Lung linh đêm hội sông Trăng

Đêm hội sông Trăng ở Sóc Trăng có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh. ...

Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Tại phiên chất vấn chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó đề cập đến vấn đề cung ứng điện. Theo dự báo, trong năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước tăng cao, đặc...

MG Việt Nam và Vietnam Airlines ký thoả thuận hợp tác nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một chương mới trong sự hợp tác phát triển mang đến những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn cho khách hàng của MG Việt Nam và hội viên Bông Sen Vàng tại thị trường Việt Nam.

Ngành Hải quan tăng cường nâng cao đạo đức công vụ

(ĐCSVN) - Những năm qua, ngành Hải quan không ngừng nỗ lực xây dựng kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ và văn hóa công sở, tạo chuyển biến tích cực trong tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ công chức. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn...

Tháo gỡ vướng mắc thể chế, huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế

(ĐCSVN) - Theo Thủ tướng, để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, nhân dân, xã hội, nguồn lực hợp tác công tư, nguồn lực từ đầu tư nươc ngoài trực tiếp và gián tiếp. Chiều 12/11, sau phiên đăng đàn của 3 thành...

Mới nhất