Trang chủNewsNhân quyềnBộ trưởng diệt “giặc đói”, “giặc dốt”

Bộ trưởng diệt “giặc đói”, “giặc dốt”


(Dân sinh) – Trên cương vị là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Cứu tế xã hội trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuy thời gian không dài (25/8/1945 – 2/3/1946), nhưng vào thời điểm khó khăn nhất, khi chính quyền cách mạng trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố đã có những đóng góp to lớn vào việc giải quyết nạn đói, nạn dốt – hai trong ba loại giặc nguy cấp của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Chân dung cụ Nguyễn Văn Tố.

Chân dung cụ Nguyễn Văn Tố.

Cụ Nguyễn Văn Tố, hiệu Ứng Hòe, sinh ngày 5/6/1889 trong gia đình nhà nho yêu nước ở làng Ðông Thành, tổng Tiến Túc, huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cụ không chỉ uyên thâm về Hán học mà còn tinh thông cả Tây học. Sau khi tốt nghiệp Trường thông ngôn, cụ vào làm việc tại Viện Viễn Ðông Bác Cổ – cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hóa của người Pháp ở Hà Nội. Tại đây, Cụ trở thành một học giả tên tuổi được các thành viên trong Viện nể trọng. Những công trình nghiên cứu của Cụ về các lĩnh vực lịch sử, văn học, ngôn ngữ, khảo cổ học đã gây được tiếng vang lớn, nội dung của các công trình thể hiện một tấm lòng yêu nước nồng nàn.

Năm 1938, Hội truyền bá Quốc ngữ ra đời góp phần chống lại chính sách ngu dân của chính quyền thực dân, cụ Nguyễn Văn Tố được bầu làm Hội trưởng. Nhờ có uy tín trong giới trí thức và sự khéo léo của Cụ trong cách tổ chức hoạt động, phong trào truyền bá Quốc ngữ đã lan rộng và phát huy hiệu quả. Chỉ sau 6 năm hoạt động, riêng ở Bắc Kỳ đã thành lập được 20 chi nhánh, xóa mù chữ cho hơn 5 vạn người.

Cách mạng Tháng Tám thành công. Cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia việc nước, nhậm chức Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội trong Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trên cương vị mới, cụ Nguyễn Văn Tố đã làm việc không mệt mỏi để tổ chức và động viên nhân dân tích cực tham gia phong trào quyên góp gạo để cứu đói.

Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ 6 việc cấp bách cần làm ngay, trong đó vấn đề số 1 được xác định là cứu đói. Ngày 28/9/1945, trong bức thư gửi thư cho toàn thể đồng bào đăng trên Báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy, tôi đề nghị đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo”.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, ngày 2/11/1945, với cương vị là Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội, ông Nguyễn Văn Tố đã quyết định thành lập Hội Cứu đói. Hội được thành lập đồng thời ở Hà Nội, Thuận Hóa, Sài Gòn và có chi nhánh tại các tỉnh, các làng với mục đích cứu dân khỏi đói, khỏi rét. Phương pháp hoạt động chủ yếu là tìm nguồn thực phẩm, tiền và vải do các nhà hảo tâm giúp đỡ; phát triển sản xuất, khuyến khích công việc đồng áng và trông nom đê điều; giúp đỡ nhân dân trong việc khai khẩn đất hoang hóa để đưa vào sản xuất.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố phát động nhiều cuộc vận động quyên góp ủng hộ người lao động nghèo và tổ chức nhiều triển lãm về chủ đề “nạn đói” cuối năm 1944 đầu năm 1945 do thực dân Pháp, phát xít Nhật gây ra. Nhờ đó, đã tạo được phong trào thi đua cứu đói rầm rộ trên cả nước từ các làng, xã cho đến các xí nghiệp sản xuất; làm cho các nhà tư sản, địa chủ bỏ tiền của, thóc gạo cứu đói. Trong khoảng thời gian 2 tháng (tháng 9 đến 11/1945), Bộ Cứu tế xã hội đã quyên góp ở 3 miền với số tiền 160 triệu đồng và gạo từ Nam ra Bắc giao cho Hội Cứu đói.

Cùng thời điểm này, xét thấy yêu cầu và nhiệm vụ của Chính phủ đặt ra là phải thực hiện ngay các biện pháp cứu tế xã hội, ngày 31/12/1945, Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố ra Sắc lệnh 63 về thành lập Hội Cứu tế xã hội với nhiệm vụ: Cứu giúp và vận động nhân dân tương trợ giúp đỡ những người lao động đói rách do thiên tai địch họa; những người mất sức lao động hoàn toàn và không có nơi nương tựa; giúp đỡ, cải tạo những người chưa quen lao động do xã hội cũ gây ra như: Gái điếm, lưu manh, nghiện hút, cơ nhỡ… và tạo điều kiện cho họ sinh sống.

Sắc lệnh yêu cầu ở mỗi miền Bắc – Trung – Nam phải thành lập một cơ sở y tế ở địa phương để có thể thực hiện tốt công tác cứu tế khi đời sống của nhân dân tại địa phương gặp khó khăn. Ban Cứu đói có nhiệm vụ xem xét tình hình đời sống nhân dân trong nạn đói để ấn định phương pháp chẩn tế. Ban Thóc gạo có nhiệm vụ thu mua thóc gạo, trông nom công tác vận tải để thiết lập các kho chứa gạo. Ban Di dân tiến hành điều tra và tìm việc cho nạn nhân, với sự phối hợp của Bộ Canh nông và Bộ Lao động. Đối với Ban Hội thiện cần tiến hành giám sát các hội có tính cách cứu tế xã hội tổ chức, xem xét sự thu chi của các hội đó. Ban Dân sinh có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các điều lệ trong quá trình cứu tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Nguyễn Văn Tố (ngoài cùng bên trái) tại Lễ mít tinh vận động cứu đói tổ chức trước Nhà hát lớn Hà Nội năm 1945.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Nguyễn Văn Tố (ngoài cùng bên trái) tại Lễ mít tinh vận động cứu đói tổ chức trước Nhà hát lớn Hà Nội năm 1945.

Ngày 28/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 67 thành lập Ủy ban tối cao Cứu tế và tiếp tế của Chính phủ với nhiệm vụ: “Xét tình hình kinh tế hiện thời và cần phải đề phòng nạn đói có thể tái diễn ở Bắc bộ và một vài tỉnh ở Trung bộ, nay cử một ủy ban tối cao tiếp tế và cứu tế, gồm Bộ trưởng các Bộ Kinh tế, Canh nông, Cứu tế. Ủy ban có toàn quyền hành động để nghiên cứu và thi hành những biện pháp cần thiết để tăng gia sản xuất để tiếp tế và cứu tế cho nhân dân trên toàn cõi Việt Nam”.

Thực hiện Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 15/11/1945, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc dân kinh tế ký Nghị định số 41-BKT đưa ra các biện pháp khuyến khích tận dụng nguồn đất đai trồng màu cứu đói và phối hợp Bộ Canh nông tổ chức thêm những cơ sở gia tăng tập thể, dùng nguồn đất công cộng gia tăng sản xuất, chỗ nào có đất trống đều trồng trọt rau màu… Do vậy, kết quả sản lượng màu đã tăng gấp 4 lần so với thời kỳ Pháp thuộc, trong 6 tháng (tháng 11/1945 đến 5/1946) đã đạt 614.000 tấn quy ra thóc là 506.000 tấn và nạn đói đã bị đánh lùi.

Không chỉ có đóng góp to lớn đối với việc giải quyết nạn đói, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố cùng với thành viên Chính phủ từng bước thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt “giặc dốt”. Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố chủ trương kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa cơ quan học vụ của nhà nước với các đoàn thể cứu quốc để nâng cao dân trí cho hàng triệu đồng bào như: phối hợp với Nha Bình dân học vụ đào tạo cấp tốc những đoàn cán bộ chuyên trách và đưa về các địa phương gây dựng cơ sở. Trong một thời gian ngắn, Bộ Cứu tế xã hội và Nha Bình dân học vụ đã tổ chức được 3 lớp huấn luyện đào tạo đội ngũ cán bộ bình dân học vụ cho cấp tỉnh mang tên “khóa học Hồ Chí Minh”, “Phan Thanh” và “Đoàn kết”. Sau khi tham gia huấn luyện, học viên tản về các địa phương trong cả nước tích cực tuyên truyền vận động và trực tiếp dạy chữ cho hàng triệu đồng bào. Nhờ đó, tỷ lệ người không biết chữ giảm xuống, dân trí được nâng lên, có hàng triệu đồng bào tham gia học tập và học tập trở thành nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân.

Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Việc ban hành Hiến pháp, thành lập Chính phủ chính thức là đòi hỏi cấp bách, quan trọng hàng đầu để củng cố, tăng cường chính quyền với nhân dân. Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành, cả nước bầu được 333 đại biểu. Cụ Nguyễn Văn Tố được cử tri Nam Định bầu và trở thành đại biểu Quốc hội khóa I.

Thư viết tay của cụ Nguyễn Văn Tố gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 6/1/1947 về việc báo cáo các công tác đã làm trong chuyến đi tuyên truyền, vận động nhân dân tại Hoài Đức, Hà Đông (2 - 5/1/1947).

Thư viết tay của cụ Nguyễn Văn Tố gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 6/1/1947 về việc báo cáo các công tác đã làm trong chuyến đi tuyên truyền, vận động nhân dân tại Hoài Đức, Hà Đông (2 – 5/1/1947).

Ngày 2/3/1946, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, các đại biểu đã nhất trí bầu cụ Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội ngày nay). Trên cương vị này (từ ngày 2/3 đến 9/11/1946), cụ Nguyễn Văn Tố đã có những đóng góp to lớn với dân tộc và cách mạng Việt Nam, góp phần vào việc củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng đường lối đối nội, đối ngoại, đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Ban Thường trực Quốc hội dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban Nguyễn Văn Tố luôn góp sức cùng Chính phủ giải quyết những khó khăn của đất nước, đã lên tiếng phản kháng và tố cáo những hành vi trái tín nghĩa của thực dân Pháp trước dư luận thế giới và kêu gọi quốc dân đồng bào đoàn kết chặt chẽ để sẵn sàng đối phó.

Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Cụ cùng các thành viên của Chính phủ rời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc để tiếp tục lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Ngày 7/10/1947, thực dân Pháp tiến hành một cuộc tập kích bằng không quân, đổ bộ xuống thị xã Bắc Kạn với hy vọng tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Cụ Nguyễn Văn Tố sa vào tay giặc, bị chúng tra tấn dã man và sát hại khi sự nghiệp cách mạng còn dang dở.

Đến nay, sau 76 năm Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố qua đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc nhưng các chính xã hội của cụ Nguyễn Văn Tố có giá trị nền móng cho các chính sách an sinh xã hội hôm nay.

PHƯƠNG ANH



Source link

Cùng chủ đề

Giáo dục cần tạo ra những con người tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, giáo dục đúng đắn là giúp người học trở thành người tốt, sống tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội.

Đồng chí Phan Văn Mãi: Mở rộng chính sách tín dụng cho sinh viên cả nước học tại TPHCM được vay vốn ưu đãi

Đồng chí Phan Văn Mãi yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TPHCM chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan nghiên cứu mở rộng chương trình tín dụng sinh viên để mọi học sinh trên cả nước đến TPHCM học tập nếu có nhu cầu đều tiếp cận được chương trình của TPHCM. Chiều 6-9, Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Nghiên cứu gói 30.000 tỉ đồng cho vay mua, thuê, xây dựng và cải tạo nhà ở

Chiều 14-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.Nguồn vốn chính sách xã hội tăng mạnh, hỗ trợ 21 triệu lượt hộ nghèoTheo báo cáo,...

Tín dụng chính sách xã hội đạt 373.010 tỷ đồng

Ông Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), cho biết kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đến nay NHCSXH đã tạo điều kiện giúp trên 21,1 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn.  Theo lãnh đạo NHCSXH, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đạt 373.010 tỷ đồng, tăng 238.338 tỷ đồng (gấp gần 2,8 lần) so với khi bắt đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Mở rộng, phát triển các thị trường lao động có thu nhập cao

(LĐXH) - Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan, khu vực châu Âu luôn được đánh giá là thị trường trọng điểm, có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Tại Tọa đàm “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” diễn ra ngày 18/12 tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết, cùng với...

“Nóng” việc làm thời vụ dịp cuối năm

(LĐXH) - Gần tết là thời điểm các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, lao động thời vụ được xem là đối tượng chủ yếu của mùa tuyển dụng cuối năm. Đây cũng là cơ hội để người lao động (NLĐ) có thêm thu nhập.Cơ hội để NLĐ có thêm thu nhập chuẩn bị đón tếtGhi nhận tại các phiên giao dịch việc làm tại Hà Nội, hàng trăm doanh nghiệp tham gia với...

Vì sao các công ty ngần ngại tuyển dụng nhân sự gen Z?

(LĐXH) - Theo Euro News, một báo cáo gần đây cho thấy các công ty không hài lòng với nhân sự mới tuyển dụng thuộc thế hệ Z và có thể họ sẽ không tuyển những người mới tốt nghiệp trong tương lai. Thế hệ Z - thuật ngữ chỉ những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2012 đang bắt đầu gia nhập lực lượng lao động.Theo báo cáo của nền tảng tư vấn giáo dục...

Chân dung tân Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Tường Lâm

Anh Nguyễn Tường Lâm (SN 1984), là Tiến sĩ Xây dựng, vừa được bầu trở thành tân Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên (T.Ư Hội LHTN) Việt Nam. Tại Hội nghị Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam lần thứ nhất khóa IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029, anh Nguyễn Tường Lâm – Bí thư T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Phó Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Cùng chuyên mục

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Mới nhất

Vì sao chủ tịch công ty bất động sản An Gia mua 1,5 triệu cổ phiếu AGG?

(NLĐO)- Mới đây, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) công bố báo cáo tiến độ sử dụng vốn...

THACO đồng hành cùng Festival Hoa Đà Lạt lần 10 năm 2024

Ngày 5/12, tại Quảng trường Lâm Viên...

“Hổ mang chúa” SU-30MK2 bắn 96 quả đạn nhiễu rực sáng bầu trời Hà Nội

(Dân trí) - Tiêm kích SU-30MK2 của không quân Việt Nam thả 96 quả đạn nhiễu rực sáng bầu trời sân bay Gia Lâm trong lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Sáng 19/12, chuyến bay của tiêm kích SU-30MK2 cất cánh từ sân bay Kép (Bắc Giang) làm nhiệm vụ trinh sát khí tượng,...

Hoàn thiện quy định trong thiết kế công trình, nghiệm thu dự án

Những định hướng mới Trưởng phòng Nghiên cứu chiến lược và Cơ chế quản lý kinh tế ngành, Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng), thạc sĩ Vũ Quyết Thắng chia sẻ, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý...

Mới nhất