Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ trưởng đề nghị minh chứng thiếu minh bạch chọn sách giáo...

Bộ trưởng đề nghị minh chứng thiếu minh bạch chọn sách giáo khoa, đại biểu nói gì?


Phản hồi bằng văn bản gửi Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nhận xét: “Công văn số 2706 của bộ trưởng trả lời tôi lần này không đề cập đến những vấn đề chính yếu mà tôi đã đặt ra” và nêu cụ thể từng vấn đề mà bà thấy rằng phần trả lời chưa thỏa đáng.

Bộ trưởng đề nghị minh chứng thiếu minh bạch chọn sách giáo khoa, đại biểu nói gì? - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 1.6 về các vấn đề mà bà cho là thiếu minh bạch trong vận hành nhiều bộ sách giáo khoa

Về trách nhiệm của bộ đối với những sai phạm phải xử lý hình sự ở Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), bà Thúy cho rằng: “Công văn số 2706 dành tới 18 dòng để giải trình nhưng tuyệt nhiên không có câu nào cho biết cơ quan chủ quản (tức Bộ GD-ĐT) có trách nhiệm như thế nào trong việc “bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo không đúng và thiếu kiểm tra, thanh tra sâu sát” như ý kiến của tôi”.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: “Không xử lý đi đêm trong chọn SGK, có ngày hối không kịp như Việt Á”

Liên quan đến tính minh bạch trong chọn sách giáo khoa, bà Thúy nêu trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: “Về Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26.8.2020 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của luật Giáo dục, trong ý kiến phát biểu ngày 1.6, tôi đã nêu bất cập của Thông tư này là: “Trao quyền bỏ phiếu quyết định lựa chọn sách của mỗi môn học cho một hội đồng 15 người; không hề có quy định là khi một quyển sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục lựa chọn với tỷ lệ như thế nào thì hội đồng có trách nhiệm lựa chọn quyển sách ấy”.

Trong Công văn số 2706, Bộ trưởng có nêu một số việc làm của bộ như gửi công văn nhắc nhở các địa phương thực hiện nghiêm túc Thông tư số 25 và cử 8 đoàn thanh tra về một số địa phương. Tuy nhiên, rất tiếc là công văn vẫn chưa giải thích tính hợp lý của quy định tại điểm b khoản 4 điều 8 thông tư nói trên: “Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”.

Theo bà Thúy, quy định này sẽ dẫn đến 2 hệ quả. Hệ quả thứ nhất là mâu thuẫn giữa các quy định trong thông tư: theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều 8, cơ sở giáo dục phổ thông phải tổ chức xét chọn rất công phu, “tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, đánh giá và bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa; cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn một sách giáo khoa cho mỗi môn học”.

Tuy vậy, toàn bộ kết quả lựa chọn hết sức công phu của các tập thể và cá nhân trực tiếp sử dụng sách giáo khoa rất có thể bị một hội đồng chỉ gồm 15 người bác bỏ. Lý do bác bỏ có thể chỉ đơn giản là nếu toàn tỉnh (toàn thành phố) sử dụng một quyển sách giáo khoa cho một môn học thì thuận tiện hơn cho cơ quan chỉ đạo. Như vậy có nghĩa là, toàn bộ các quy định ở khoản 1, khoản 2 và khoản 3 bị vô hiệu hóa bằng khoản 4.

Hệ quả thứ hai, theo bà Thúy là hệ quả trong thực tiễn: “Theo một số ý kiến của công luận, hiện nay, do có nhiều nhà xuất bản tham gia biên soạn và phát hành sách giáo khoa nên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với nhiều thủ đoạn tinh vi (nhà xuất bản đầu tư cho sở GD-ĐT để có lợi cho việc phát hành sách của mình; cạnh tranh về tỷ lệ chiết khấu phát hành; vận động không lành mạnh một số địa phương và cán bộ quản lý giáo dục trong việc chỉ định mua sách giáo khoa; chỉ đạo các công ty phát hành sách giáo khoa ở địa phương không được phát hành sách giáo khoa các nhà xuất bản khác…).

Điều này lẽ ra Bộ GD-ĐT cần lường trước vì không hề khó đoán. Quy định tại khoản 4 điều 8 trao toàn quyền cho hội đồng lựa chọn sách giáo khoa đã tạo điều kiện cho thành viên hội đồng chỉ thực hiện quyền mà không phải chịu trách nhiệm do cơ chế bỏ phiếu kín”.

Cũng theo bà Thúy: “Kẽ hở pháp luật này rất dễ bị lợi dụng, phục vụ cho lợi ích nhóm, vô hiệu hóa quyền dân chủ của cơ sở, làm thiệt hại cho quyền lợi của giáo viên và học sinh. Khi tình trạng lựa chọn sách giáo khoa thiếu khách quan diễn ra tràn lan thì việc lựa chọn sách giáo khoa lại quay về cơ chế chỉ có một bộ sách giáo khoa cho một môn học ở địa phương, tức là triệt tiêu chủ trương “một chương trình – nhiều sách giáo khoa” của Đảng và Nhà nước”.

Địa chỉ cụ thể “tôi xin giữ để bảo vệ nguồn tin”

Về đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT với đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy “cung cấp thông tin, minh chứng trường hợp sai phạm cho Bộ GD-ĐT để xử lý theo quy định”, đại biểu Thúy cho rằng: “Địa chỉ cụ thể của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phản ánh với tôi tình trạng thiếu dân chủ, khách quan trong lựa chọn sách giáo khoa, tôi xin được giữ để bảo vệ nguồn tin nhưng sẽ cung cấp cho cơ quan bảo vệ pháp luật khi cần thiết”.

Bà Thúy cũng đề nghị Bộ GD-ĐT sớm sửa đổi điều 8 Thông tư 25 theo hướng tôn trọng quyền lựa chọn sách giáo khoa của tập thể, cá nhân trực tiếp sử dụng sách giáo khoa. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa chỉ kiểm tra để xác nhận sách giáo khoa được cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn là sách giáo khoa đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt cho sử dụng, báo cáo UBND tỉnh quyết định.

“Trong trường hợp sách giáo khoa được dưới 10% cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn, hội đồng khuyến nghị sở GD-ĐT thông báo cho các cơ sở giáo dục phổ thông đó biết tỷ lệ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông khác trong toàn tỉnh (thành phố) để có cơ sở nghiên cứu, lựa chọn lại, nếu cần…”, bà Thúy nêu rõ.

Bà Thúy cũng đề nghị: “Bộ GD-ĐT cũng cần bổ sung vào Thông tư 25 các quy định về yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch trong việc lựa chọn sách giáo khoa; cách xử lý ý kiến khác nhau giữa đề xuất của cơ sở giáo dục phổ thông và hội đồng lựa chọn sách giáo khoa địa phương.

UBND cấp tỉnh cần quan tâm chỉ đạo để việc lựa chọn sách giáo khoa ở địa phương có định hướng và cơ chế lựa chọn đúng đắn; đặc biệt, cần chỉ đạo chặt chẽ việc lựa chọn thành viên hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và quy chế hoạt động của hội đồng; xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực”.

Công ty không nắm chắc chi phí phát triển thị trường của mình bằng Bộ GD-ĐT ?

Về chi phí của Công ty Phương Nam (NXBGDVN) để phát triển thị trường và tập huấn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích chi phí phát triển thị trường của công ty này năm 2020 là 29,7 tỉ đồng, năm 2021 là 24,2 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo đại biểu Thúy, tại bản thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty Phương Nam khẳng định trong 9 tháng đầu năm 2020, công ty đã chi hơn 42 tỉ đồng; 9 tháng đầu năm 2021, công ty đã chi hơn 53,7 tỉ đồng để phát triển thị trường và tập huấn. “Như vậy, có thể hiểu là Công ty Phương Nam đã báo cáo sai hoặc chính công ty không nắm chắc chi phí của mình bằng Bộ GD-ĐT?”, bà Thúy đặt vấn đề. 



Source link

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội loạt chính sách mới về lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ so với quy định hiện hành, dự Luật Nhà giáo có nhiều chính sách mới về tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu với nhà giáo. Sáng 9-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn...

nên tổ chức học văn hóa cho trẻ 12-18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma tuý

Kinhtedothi - Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa, trong khi chưa có khu cai nghiện riêng cho người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; chưa có cơ sở nào thực hiện hỗ trợ học văn hóa cho người nghiện ma túy ở độ tuổi này. Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa Chiều 8/11, thảo luận tại tổ về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống...

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, người dân trong phòng, chống ma túy

Kinhtedothi - Thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngày 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình...

Thị trường điện cạnh tranh sau 20 năm bàn thảo vẫn ‘rất mờ nhạt, rất xa vời’

Đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu cho rằng muốn có thị trường điện cạnh tranh thực sự, góp phần quan trọng gỡ những rối rắm hiện nay của ngành điện, phải thay đổi triệt để. Đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho...

Đại biểu Quốc hội: Không thể để ngành điện báo lỗ hằng năm do bù chênh giá điện

Không thể để ngành điện báo lỗ hằng năm do phải bù chênh lệch giá điện, mua cao phải bán cao, không thể mua cao lại bán thấp. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu ý kiến khi phát biểu thảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nụ cười trở lại trên khuôn mặt học sinh vùng cao sau bão số 3

Ngày 8.11, tại Trường PTDT bán trú tiểu học số 1 xã Sán Chải (H.Si Ma Cai, Lào Cai), Ban tổ chức dự án 'Nối vòng tay ấm' do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận...

Quý cô năng động thêm năng động, cuốn hút nhờ diện chân váy ngắn

Chân váy ngắn đang là món đồ yêu thích của giới trẻ nhờ nét trẻ trung, năng động...

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TPHCM) cũng là tâm trạng của nhiều phụ huynh mà phóng viên Báo PNVN ghi...

Bài 1: Làng Đại học Đà Nẵng

(ĐCSVN) - Nội dung chủ yếu của Dự án xây dựng khu đô thị Đại học Đà Nẵng là quy hoạch cơ sở này thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành… bảo đảm sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên, trên thực tế, Dự án này bị...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về tình trạng thiếu giáo viên

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo phải giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên hiện nay ...

Nụ cười trở lại trên khuôn mặt học sinh vùng cao sau bão số 3

Ngày 8.11, tại Trường PTDT bán trú tiểu học số 1 xã Sán Chải (H.Si Ma Cai, Lào Cai), Ban tổ chức dự án 'Nối vòng tay ấm' do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận...

Mới nhất

Kỳ Duyên thất lạc hành lý trước ngày thi quan trọng ở Miss Universe 2024

Kỳ Duyên vừa gặp sự cố khi thất lạc hành lý chứa trang phục dân tộc quan trọng, ngay trước đêm bán kết của Miss Universe 2024. Trên trang Instagram cá nhân, Miss Universe Vietnam 2024 cho biết đã lạc mất trang phục dân tộc sẽ dự thi tại đêm bán kết và đang nỗ lực tìm kiếm. Phía Miss Universe...

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về tình trạng thiếu giáo viên

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng dự thảo Luật Nhà giáo phải giải quyết được vấn đề thiếu giáo viên hiện nay ...

Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị

Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 9/11, tại thành phố Hạ Long.Sáng 9/11, tại Hội trường 2/9 Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV...

Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên nguồn vốn từ PPP

Nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên vốn huy động từ hình thức PPP (bao gồm cả hình thức BT), nếu ngân sách nhà nước tham gia thì ưu tiên nguồn vốn địa phương. Nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên vốn huy động từ hình thức PPP (bao gồm cả hình...

Mới nhất