Trang chủDestinationsThái BìnhBộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh: Hiện tượng không muốn thoát...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh: Hiện tượng không muốn thoát nghèo là có thật


Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, hiện tượng “không muốn thoát nghèo” là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố như: theo tiêu chí đã thoát nghèo nhưng cuộc sống thực tế vẫn rất khó khăn, thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 6/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Chiều 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực dân tộc.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Đặt câu hỏi cho Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp) cho biết, tỷ lệ thoát nghèo thời gian qua chưa đạt như mong muốn, có nhiều hộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo, cận nghèo.

Đại biểu cho rằng, tâm lý này thậm chí còn diễn ra khá phổ biến trên cả nước, nếu không có biện pháp xử lý sẽ khiến công tác xóa nghèo của Nhà nước không đạt hiệu quả.

Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh làm rõ nguyên nhân, giải pháp để đồng bào có nhận thức đồng hành thoát nghèo.

Giải trình vấn đề nêu trên, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ, ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế cho thấy hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố.

Theo đó, mặc dù theo tiêu chí là đã thoát nghèo nhưng cuộc sống thực tế của người dân ở địa bàn đó vẫn rất khó khăn. Người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.

Đại biểu Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

“Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội thì cơ bản là đã được đầu tư, nhưng chất lượng ở các nơi có thể chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Người ta cũng băn khoăn, nếu thoát nghèo thì có khi mình không được hưởng các chính sách nữa. Đây là những lý do hết sức cơ bản”, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nói

Theo Bộ trưởng, để giải quyết vấn đề này thì cần phải có rất nhiều biện pháp tổng hợp, đồng thời cũng cần phải dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí, vì tiêu chí giảm nghèo đã được ban hành và chấp hành trên cả nước.

“Tôi cho rằng, làm sao để đưa một hộ ra khỏi danh sách hộ nghèo thì cũng phải bảo đảm được điều kiện tối thiểu để người ta sinh sống ở vùng không phải nghèo nữa thì người ta sẽ yên tâm hơn”, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nêu quan điểm.

Hệ thống tiêu chí về giảm nghèo hiện nay còn phụ thuộc vào điều kiện của đất nước và yếu tố phát triển từng giai đoạn. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp hơn để người thoát nghèo cũng yên tâm không bị tái nghèo trở lại, bảo đảm được cuộc sống. 

Bên cạnh giải pháp về mặt kinh tế-xã hội, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho rằng cũng cần phải có giải pháp về mặt tuyên truyền, thuyết phục, vận động bà con nhân dân để bà con nhân dân hiểu được chính sách của Đảng, Nhà nước, từ đó tự nguyện vươn lên thoát nghèo.

“Trong thực tế các địa phương cũng có rất nhiều các trường hợp tự nguyện, có khi là xin ra khỏi hộ nghèo là cũng có. Đấy là những tấm gương và những điều chúng ta cũng cần phải tập trung tuyên truyền thêm”, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nêu rõ.

Ngoài ra, người đứng đầu Ủy ban Dân tộc cho biết, hệ thống tiêu chí về giảm nghèo hiện nay còn phụ thuộc vào điều kiện của đất nước và yếu tố phát triển từng giai đoạn. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp hơn để người thoát nghèo cũng yên tâm không bị tái nghèo trở lại, bảo đảm được cuộc sống.

Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định trình độ phát triển

Trình bày nội dung chất vấn, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc liên quan đến phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể, đánh giá tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhất là việc 2,4 triệu người dân không còn là đối tượng được nhà nước mua bảo hiểm y tế.

Đại biểu Dương Tấn Quân đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, việc phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung, trọng tâm, trọng điểm.

Trong quá trình phân định thuộc 2 giai đoạn này, Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì, tham mưu cho Chính phủ phối hợp các bộ, ngành để xác định các tiêu chí. Từ năm 1996 đến nay, các chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số được xây dựng trên tinh thần đầu tư ở vùng đặc biệt khó khăn nhất theo tiêu chí phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển.

Gần đây nhất, Nghị quyết 120 của Quốc hội đã giao Chính phủ quy định tiêu chí cụ thể để xác định địa bàn trọng tâm, trọng điểm. Trên tinh thần đó, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định số 33 để xác định tiêu chí phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển.

Trên cơ sở những tiêu chí này, Ủy ban Dân tộc đã trình Chính phủ ban hành Quyết định số 861; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc được Thủ tướng ủy quyền ban hành Quyết định số 612 phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn.

Quá trình phân định dựa trên một số tiêu chí: xã, thôn có 15% dân số trở lên là người dân tộc thiểu số thì xác định là xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xã có tỷ lệ hộ nghèo 15% trở lên thì là xã nghèo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn. (Ảnh: ĐĂNG KHOA).

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Hầu A Lềnh, việc phân định này làm phát sinh một vấn đề khác, đó là khi xác định được xã nghèo thì những xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 15% không còn là xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn nữa. Đây là một vấn đề bất cập.

Sau khi Quyết định số 861 được phê duyệt, hơn 1.800 xã vùng đồng bào dân tộc khó khăn của giai đoạn trước đã thoát khỏi diện hộ nghèo, không còn nằm trong diện đặc biệt khó khăn nữa, do đó không được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư của giai đoạn 2016-2020 cho các địa bàn nghèo và các hộ nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết, để tháo gỡ vấn đề này, tháng 9/2021, Ủy ban Dân tộc đã đánh giá tác động và đề xuất với Chính phủ. Chính phủ đã có văn bản giao các bộ, ngành điều chỉnh, sửa đổi một số quy định, thông tư có liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế với người dân tộc thiểu số.

Cụ thể, Chính phủ đã giao Bộ Y tế sửa Nghị định 146, bổ sung, đưa các đối tượng không ở các xã đặc biệt khó khăn nhưng vẫn là các hộ dân tộc thiểu số khó khăn vào diện tiếp tục thụ hưởng chính sách. Dự thảo đang được xin ý kiến các cơ quan liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

Xây dựng chính sách hỗ trợ đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) khuyến khích người dân nỗ lực sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. ...

Điểm tựa để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên

Chương trình MTQG 1719 chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bắc Kạn vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, việc thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” đã giúp bà con có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ xây dựng nhà mới, là điểm tựa để người dân có thêm động lực, yên tâm phát triển kinh tế. ...

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai phát động đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh từng bước thay đổi được nếp nghĩ, cách làm, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được nâng lên. ...

Từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Đất ở, đất sản xuất là một trong những điều kiện tiên quyết giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã đẩy nhanh các hoạt động, từng bước đưa chính sách dân tộc gần hơn với cuộc sống của bà con. ...

Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở trong đồng bào dân tộc

Với việc thực hiện Dự án 1 trong Chương trình MTQG 1719, tỉnh Lai Châu đã tập trung hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần ổn định đời sống, nhất là với những địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

34 tác phẩm được trao giải Cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024”

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024” tạo cơ hội cho người dân cả nước, bà con kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và tâm huyết của mình trong việc sáng tác ảnh và video quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, khơi dậy khát vọng phát triển quốc gia phồn vinh, hạnh phúc;...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Bài đọc nhiều

ĐT nữ Việt Nam chốt danh sách tập huấn tại Nhật Bản

ĐT nữ Việt Nam chốt danh sách tập huấn tại Nhật Bản ...

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng

Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX, là sự hợp thành của ba bộ phận: triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức lễ giới thiệu Bộ sách thường thức chính trị-bộ sách lý luận phổ thông về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ...

Khánh thành hai dự án cao tốc Bắc – Nam vào ngày 19/5

Khánh thành hai dự án cao tốc Bắc - Nam vào ngày 19/5 ...

Kiểm tra tiến độ tuyến đường trục kết nối trong Khu kinh tế Thái Bình

Kiểm tra tiến độ tuyến đường trục kết nối trong Khu kinh tế Thái Bình ...

Sôi nổi các hoạt động ngày chủ nhật xanh

Ngày chủ nhật xanh đã trở thành phong trào của các cấp bộ đoàn trong tỉnh với ý nghĩa chung tay xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp. Thông qua các hoạt động của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) góp phần từng bước hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường của mỗi cá nhân trong xã hội.Đoàn viên, thanh niên trồng cây xanh tại xã Minh Phú (Đông Hưng). ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có...

Khó sở hữu nhà trước tuổi 30

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng giá nhà liên tục tăng trong nhiều năm, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Giá nhà có thể giảm hay không là câu hỏi khó, thách thức rất lớn của thị trường. Tại tọa đàm Bất động sản 2025 do VTV Digital phối hợp tổ chức, câu chuyện về giá...

Từ 2025 cơ sở đăng kiểm mới phải cách trường học, bệnh viện tối thiểu 50m

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới vừa được Bộ GTVT ban hành quy định rõ về khoảng cách tối thiểu với trường học, bệnh viện. ...

Mới nhất