Trang chủDi sảnBỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời...

Bỏ tiền tỷ may lễ phục – khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp


Kể từ năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESSCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại thì hoạt động hầu đồng cùng các câu chuyện liên quan không chỉ được biết đến nhiều hơn mà còn được thể hiện sáng tạo, đa dạng hơn với nhiều thay đổi thú vị. Lễ phục hầu đồng là một trong số đó.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 1.

Thanh đồng Vũ Thị Dung (Hà Nội)

Nghi lễ hầu đồng thường có 36 giá ngự, theo lệ sẽ có tương ứng 36 bộ khăn ngự áo chầu khác nhau. Mẫu mã, phụ kiện của số khăn áo này rất phong phú. Đặc biệt nó mang đặc trưng rõ ràng về từng vùng miền, từng vị thánh ngự hầu. Đồng thời tuân theo những quy cách và các ước định màu sắc cùng sự phối kết trang phụ kiện chặt chẽ.

Theo thanh đồng cung văn Nguyễn Văn Chung (thủ nhang đền Hàn Sơn và đền cô Bơ Bông, Hà Trung, Thanh Hóa) thì mỗi vị thánh có xuất xứ cùng các tích truyện khác nhau. Thế nên các bộ lễ phục cũng phải thể hiện khác nhau, các thanh đồng dù theo sở thích cá nhân hay điều kiện kinh tế tốt đến đâu cũng cần tuân thủ các nguyên tắc về thời trang của từng giá.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 2.

Thanh đồng cung văn Nguyễn Văn Chung (Thanh Hóa)

“Ví dụ trang phục của Cô Đôi Thượng Ngàn là áo xanh lá cây thêu hoa, cổ đeo kiềng bạc, đầu chít khăn củ ấu… Trang phục cô Bơ bông có màu trắng, khăn đội đầu cũng màu trắng, thắt dải lưng màu trắng (hoặc hồng). Hoặc trang phục Cô Chín Thượng Ngàn có màu hồng phơn phớt đào phai, đi hài hoa, đeo vòng hồng… Trong khi đó, trang phục Thánh Ông Hoàng Mười lại là long phục màu vàng, thêu chữ Thọ, đầu đội khăn xếp, thắt đai vàng, trâm cài tóc vàng…”, thanh đồng cung văn Nguyễn Văn Chung nói.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 3.

“Lễ phục nhà Thánh không kể giá trị vật chất. Có bộ vài trăm ngàn nhưng cũng có bộ vài triệu. Có tòa lễ phục tiền trăm nhưng cũng có tòa tiền tỷ. Nói chung đồ vào các vấn hầu diện Thánh ngoài thành tâm cần chỉn chu, chuẩn chỉ – tuân thủ chặt chẽ từ họa tiết, màu sắc đến chất liệu. Để làm ra những bộ lễ phục đẹp thợ phải hiểu về “tính” của Thánh, về các tích liên quan, về màu sắc, về họa tiết quy định…”, chị Dung nói.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 4.

“Làm lễ phục cho mình Dung rất cẩn thận, Dung đưa đồ về làng nghề thêu Đông Cứu, Thường Tín, (Hà Nội). Nguyên liệu Dung tự tay chọn lựa, từng mảnh gấm, mảnh lụa – loại tốt nhất dù giá khá đắt (có loại lên đến hơn nửa triệu đồng mỗi mét). Khi dựng bộ, Dung cũng thuê thêu thủ công hoàn toàn. Giá thêu mỗi bộ (tính thành phẩm) cũng phải từ một đến vài triệu mỗi bộ (tùy tính chất, yêu cầu về mức độ phức tạp hay đơn giản). Thời gian thêu mất từ 1 – 3 tháng. Bù lại thì sản phẩm lên rất ưng. Hình thêu chuẩn, Rồng ra Rồng, Phượng ra Phượng. Đường thêu uyển chuyển sinh động, những người giàu cảm xúc như các thanh đồng nhìn vào rất xúc động”, chị Dung nói tiếp.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 5.

Không chỉ riêng chị Dung, với những thanh đồng có điều kiện thì việc đầu tư cho lễ phục rất được chú trọng. Họ quan niệm chuẩn bị trang phục diện thánh càng chỉn chu sẽ càng thể hiện được sự thành tâm, càng đẹp cảm xúc sẽ càng thăng hoa.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 6.

Trên thị trường, lễ phục nói chung và trang phục hầu đồng nói riêng mẫu mã, giá cả rất đa dạng. Nếu trang phục làm từ nguyên, phụ liệu thông thường, kết hợp với phụ kiện có chất liệu thời trang (đồ mỹ ký) thì giá chỉ từ vài trăm ngàn đến hơn triệu đồng mỗi bộ, cả tòa cũng chỉ trên dưới chục triệu đồng. Tuy nhiên, với các bộ cao cấp thì khác. Ngoài việc được may từ những loại vải đắt đỏ thì các phụ liệu dùng theo cũng rất cao cấp như chỉ kim tuyến vàng cao cấp, hạt gắn bằng đá quý, pha lê, kim sa ngoại nhập… chưa kể phụ kiện trong bộ như vòng, xuyến, nhẫn… đều từ vàng, ngọc, đá quý… Tất cả khiến cho bộ trang phục có giá lên đến tiền trăm triệu, tiền tỷ…

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 7.

Mỗi tòa trang phục có giá tiền tỷ nhưng nhiều thanh đồng không tiếc tiền. Đầu tư một lần, dùng cho các khóa lễ hàng kỳ, hàng năm để diện thánh giúp họ thể hiện được phần nào tâm nguyện.

Bỏ tiền tỷ may lễ phục - khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp- Ảnh 8.

Song hơn hết là được mặc đẹp – mặc những bộ cánh không chỉ đắt giá, cao cấp, có nghệ thuật thêu, thùa, đính kết tinh xảo đáng ngưỡng mộ, có họa tiết, chi tiết mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống đáng tự hào để từ đó được đẹp, được tỏa sáng ở tín ngưỡng – nơi mà họ luôn nghĩ mới là chốn thuộc về.



Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-trang-tre/bo-tien-ty-may-le-phuc-khi-tin-nguong-va-thoi-trang-hoa-nhip-185240302200447417.htm

Cùng chủ đề

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) - Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy...

Trách nhiệm lớn lao bảo vệ, phát huy kho báu di sản trong giai đoạn mới

VHO - Chiều 14.12 tại Hoàng thành Thăng Long, Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị - hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ". Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu tại Hội nghị- Hội thảo. “Nguồn lực hiện nay của Cục Di sản văn hóa mạnh mẽ hơn rất nhiều, nhận thức của xã hội về vai trò của di sản văn hóa...

Giáo sư Hà Minh Đức: “Ngôi sao Nguyễn Đình Thi đã tỏa sáng một vùng trời”

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu... chung quan điểm Nguyễn Đình Thi là nghệ sỹ đa tài nổi trội ở nhiều lĩnh vực: Từ thơ, tiểu thuyết, lý luận, đến nghiên cứu triết học, sân khấu, âm nhạc. Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: “Nguyễn Đình Thi đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ với những tác phẩm có giá trị nhiều mặt, sống mãi với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Áo dài nhung, nét cổ điển lãng mạn vương đầy nhung nhớ

Áo dài nhung mùa Tết Ất Tỵ 2025 có sự đa dạng về màu sắc và phom dáng....

Tại sao một số người cảm thấy buồn ngủ hơn sau khi uống cà phê?

Tuy cà phê được biết đến là thức uống giúp tỉnh táo, tăng năng lượng và tập trung, nhưng nhiều người lại cảm thấy buồn ngủ sau khi uống. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. ...

Chế độ phụ cấp cho giáo viên, nhân viên trường học chưa thống nhất

Bộ GD-ĐT cho rằng hiện nay việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo còn chưa thống nhất giữa các địa phương do sự chồng chéo trong các văn bản quy định. ...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Nghỉ lễ, trải nghiệm thú vị với tàu điện và di tích xưa

Ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời khi được trải nghiệm tàu điện, dạo quanh phố phường Hà Nội mùa thu với những khu di tích xưa. Người Hà Nội đi tàu Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: PHẠM TUẤN Một trong những trải nghiệm của tác giả vào dịp lễ là hẹn cô bạn thân từ thời cấp II đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long sáng 1-9. Trải nghiệm tàu điện, ước được đi lâu hơn Nhân dịp 2-9, gia đình...

Cùng chuyên mục

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Mới nhất

Đào Tố Loan, Bảo Yến hát tôn vinh người lính Bộ đội Cụ Hồ

Ca sĩ Bảo Yến, Trường Linh, Đào Tố Loan, Viết Danh... tham gia chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh người lính Bộ đội Cụ Hồ "Vang mãi khúc quân hành". Nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), dưới sự...

Siết thuế chuyển nhượng bất động sản để hạn chế đầu cơ

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính đang đề xuất những thay đổi quan trọng trong Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế, với điểm đáng chú ý là áp dụng thuế suất khác nhau đối với chuyển nhượng bất động sản tùy vào thời gian nắm giữ. Chính sách này được kỳ vọng sẽ hạn chế...

Kết quả vụ nữ sinh lớp 6 ở Kon Tum bị nhóm bạn vây đánh

(NLĐO) - Đánh nữ sinh lớp 6 chảy máu mũi, tai nhưng do chưa đủ tuổi bị xử lý hình sự hay hành chính nên nhóm học...

Khu vực Trung Đông cần một giải pháp chính trị toàn diện vì một nền hòa bình bền vững và lâu dài

Tình hình khu vực Trung Đông đang được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm khi khu vực này trải qua một năm bị khói lửa bao trùm bởi bạo lực không ngừng leo thang ở Dải Gaza, Liban và Syria, trong khi tình trạng khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.     Tính đến thời điểm cuối năm 2023,...

Mới nhất