Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBổ sung gần 28.000 biên chế, đề xuất tuyển giáo viên theo...

Bổ sung gần 28.000 biên chế, đề xuất tuyển giáo viên theo chuẩn cũ


Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2024 tiếp tục thực hiện Quyết định của Bộ Chính trị về giao bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương giai đoạn 2022 – 2026. Theo đó, các địa phương sẽ được giao bổ sung 27.800 biên chế giáo viên, góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở các trường mầm non, phổ thông.

Hiện, thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, cả nước còn thiếu tới 118.253 giáo viên các cấp học. Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều giữa các vùng, miền, còn có sự chênh lệch giữa vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn với vùng thuận lợi. Trong khi đó, các địa phương phải thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình từ năm 2015 – 2021 giảm 10%.

Năm vừa qua, để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn các địa phương tuyển dụng được 17.208 giáo viên.

Sẽ trình Quốc hội cho phép địa phương thiếu giáo viên tuyển theo chuẩn đào tạo cũ?

Đáng chú ý, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngày 4.1, Bộ GD-ĐT cho biết đã phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành có liên quan hoàn thiện báo cáo để Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội về việc cho phép các địa phương thiếu giáo viên, còn biên chế được tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học theo chuẩn trình độ đào tạo quy định tại luật Giáo dục 2005.

Như vậy, nếu Chính phủ trình và Quốc hội đồng ý thì việc tuyển dụng giáo viên mầm non ở những địa phương thiếu nguồn tuyển sẽ là trình độ trung cấp thay vì cao đẳng; tiểu học sẽ là cao đẳng thay vì trình độ đại học như quy định của luật Giáo dục 2019.

Đây cũng là nội dung tại nhiều cuộc họp, hội nghị của ngành GD-ĐT, các địa phương thiếu nguồn tuyển giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học (đặc biệt ở các môn tiếng Anh, tin học) từng đề xuất cho phép tuyển giáo viên theo chuẩn đào tạo của luật Giáo dục cũ.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời và chỉ cho giáo viên “nợ chuẩn” với cam kết sau một thời gian nhất định sẽ phải đào tạo nâng chuẩn theo đúng quy định của luật Giáo dục 2019.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, đến đầu năm học 2023 – 2024, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (theo luật Giáo dục 2019) ở cấp tiểu học là thấp nhất. Cụ thể, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo cấp mầm non là 91,7%; tiểu học là 74,8%; trung học cơ sở là 86,1%; trung học phổ thông là 99,9%.

Sở dĩ có tình trạng này vì theo luật Giáo dục 2019 có sự thay đổi lớn về chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên. Giáo viên mầm non trước đây yêu cầu chuẩn trình độ đào tạo là trung cấp, nay là cao đẳng; giáo viên tiểu học từ trung cấp nâng lên đại học; giáo viên trung học cơ sở từ cao đẳng lên đại học.

Thống kê của Cục Nhà giáo và Quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho thấy, đến cuối năm học 2022 – 2023, vẫn còn hơn 74.000 chỉ tiêu biên chế được giao cho các địa phương từ trước tới nay nhưng chưa tuyển dụng được.

Bộ GD-ĐT cho rằng, việc thực hiện chủ trương tinh giản 10% biên chế trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp ở nhiều địa phương còn thực hiện một cách cơ học. Thậm chí, một số địa phương không tuyển dụng mới giáo viên để thực hiện chủ trương tinh giản 10% biên chế.

Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương tổ chức tuyển dụng hết số biên chế giáo viên đã được giao, bảo đảm số lượng và chất lượng (ưu tiên tuyển giáo viên mầm non, tiểu học còn thiếu); sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm hợp lý, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ.



Source link

Cùng chủ đề

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Dự thảo Luật Nhà giáo giao quyền tuyển và sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Một trong những điểm mới đáng chú ý được Bộ GD-ĐT đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo là việc giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng và sử dụng giáo viên. Bộ GD-ĐT đang xây dựng và xin ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo. Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11 tới đây, dự thảo Luật Nhà giáo được trình Quốc hội cho ý kiến lần...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Cô giáo người Tày 16 năm trèo đèo lội suối duy trì lớp học ở nơi 7 không

Lớn lên trên mảnh đất Pác Nặm (Bắc Kạn), cô Long Thị Duyên phần nào thấu hiểu những khó khăn người đồng bào nơi đây đã và đang trải qua. Cuộc sống vùng cao thiếu thốn nên các bậc làm cha, làm mẹ dành nhiều thời gian trên nương rẫy hơn việc chăm sóc con cái, "đám trẻ cứ thế lớn lên như cây cỏ". Tuổi thơ của cô cũng không ngoại lệ, bố mẹ đi làm xa, phải...

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ?

'Học thầy không tày học bạn' vốn là cách học nhiều giáo viên áp dụng khi xếp học sinh có học lực giỏi kèm học sinh có học lực chưa tốt để cả cùng tiến bộ. Thế nhưng, cách học này liệu có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Mới nhất