Trang chủChính trịNgoại giaoBộ Nội vụ định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp...

Bộ Nội vụ định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức


Khi xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức.

Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)
Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP)

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long vừa có Văn bản số 7968 gửi các Bộ trưởng các bộ, ngành, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.

Sau 5 năm phải hoàn thành sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư

Theo Bộ Nội vụ, mục đích của việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết 19, bảo đảm xây dựng đội ngũ CBCCVC có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời kỳ mới.

Bộ Nội vụ nhấn mạnh yêu cầu, cần bám sát chủ trương, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC, bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong đội ngũ CBCCVC; khi xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, bố trí CBCCVC; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ với tinh gọn tổ chức bộ máy.

Về nguyên tắc, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, tổ chức đảng trong sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng quy định; việc bố trí, sắp xếp cán bộ phải thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, công khai minh bạch, có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của đội ngũ CBCCVC và yêu cầu nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương.

Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC của từng cơ quan, đơn vị, tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCCVC trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, đơn vị mới để thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ.

Theo đó, việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí CBCCVC lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới, nhất là đối với người đứng đầu. Bảo đảm đúng chức danh theo quy định, gắn với cơ cấu và quy hoạch cấp ủy để chuẩn bị tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc của Đảng.

Bên cạnh đó, quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBCCVC theo quy định của Chính phủ và quy định của Bộ, ngành, địa phương; bảo đảm sau 5 năm phải hoàn thành việc sắp xếp đối với CBCCVC dôi dư và thực hiện quản lý, sử dụng biên chế theo yêu cầu chung tại cơ quan, đơn vị mới hình thành sau sắp xếp.

Các cơ quan sáp nhập, hợp nhất chủ động xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ

Trong hướng dẫn Bộ Nội vụ cũng nêu ra các định hướng sắp xếp cụ thể.

Cụ thể, đối với chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Với chức danh do cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý theo phân cấp

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất chủ động xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ.

Việc này bảo đảm các nguyên tắc trong công tác cán bộ và mục đích, yêu cầu, nguyên tắc trong sắp xếp, bố trí cán bộ và theo định hướng như sau:

Với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp.

Nhân sự được lựa chọn có thể ở trong hoặc ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất thành đơn vị mới đó.

Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu thì được sắp xếp, bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề và được hưởng chính sách theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy.

Với cấp phó của người đứng đầu, Bộ Nội vụ đề nghị cần căn cứ thực trạng số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp hoặc bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ.

Trước mắt, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hình thành sau sắp xếp có thể cao hơn quy định, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án).

Với cán bộ công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý: Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hình thành sau sắp xếp đề xuất phương án sắp xếp, bố trí đối với cán bộ phù hợp với nhiệm vụ đang đảm nhiệm trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất.

Trường hợp không còn nhiệm vụ thì có thể bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức viên chức hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ.

Trước mắt, số lượng biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới tối đa không vượt quá tổng số cán bộ hiện đang có mặt trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án giảm biên chế, thực hiện theo quy định chung của Bộ Chính trị trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án).

Sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bộ, ngành, địa phương có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tình hình mới.

Thực hiện rà soát, tinh giản biên chế đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Khi hợp nhất, nhân sự đứng đầu có thể là người trong hoặc ngoài cơ quan

Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, khi sắp xếp, hợp nhất tổ chức bộ máy phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ để tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định lựa chọn người đứng đầu là người trong hoặc ngoài cơ quan đó. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long vừa ký văn bản 7968 về định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán...

Đà Nẵng tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố về tinh gọn bộ máy

Dự kiến, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức tổng kết công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy trước ngày 25/12; sau đó hoàn chỉnh, báo cáo Trung ương cuối tháng 12/2024. Ngày 10/12, tại Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, các đại biểu đã nghe báo cáo về phương án, lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ...

Hoạt động hiệu quả hơn sau khi sắp xếp bộ máy địa phương

Ngày 10/12, tại kỳ họp thứ 20, HĐND TPHCM khóa X, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND thành phố nói rõ về vấn đề sắp xếp bộ máy địa phương trong thời gian tới. Theo ông Nên, trung...

Chủ tịch TPHCM: Không bỏ trống trụ sở công khi tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố đang rà soát khoảng 1.000 tài sản công tồn đọng để tháo gỡ, giải quyết và đưa vào sử dụng một cách hiệu quả. Tại kỳ họp HĐND cuối năm, trong phiên làm việc sáng nay (10/12), ông Phan Văn Mãi cho biết Trung ương chọn TPHCM thí điểm tháo gỡ các dự án, tài sản công tồn đọng để sau đó triển khai trên cả nước.  Theo kế hoạch,...

Cần chính sách vượt trội để công chức nghỉ hưu sớm nhường chỗ cho cán bộ trẻ

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị có cơ chế, chính sách hợp lý, thậm chí là vượt trội so với trước đây, khuyến khích những người còn 2 - 4 năm nữa nghỉ hưu có thể sẵn sàng nghỉ để giữ lại cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản trong hệ thống. Sáng 10/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 40 cho ý kiến nhiều nội dung trong đó có báo cáo dân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sự trở lại của nhà lãnh đạo đối lập John Mahama

Nhà lãnh đạo phe đối lập ở Ghana, ông John Mahama, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi cuối tuần qua với 56% số phiếu ủng hộ.

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Việt Nam và New Zealand đề cao hợp tác biển trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Hà Nội tăng mạnh mức thưởng với học sinh giỏi

Từ tháng 12/2024, học sinh Hà Nội đoạt giải Olympic quốc tế sẽ được thưởng ở mức cao nhất là 300 triệu đồng.

Chú trọng xây dựng một hệ sinh thái AI tuân thủ các giá trị đạo đức và trách nhiệm xã hội

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển nhanh chóng, Việt Nam đã thực hiện một bước đi quan trọng nhằm đảm bảo rằng sự phát triển AI được định hướng bởi các giá trị đạo đức và trách nhiệm xã hội.

UNCLOS 1982 là nền tảng của một vùng biển hòa bình và thịnh vượng

Ngày 10/12, chính phủ Philippines tái khẳng định cam kết tuân thủ các điều khoản và nguyên tắc được ghi trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày ký kết Công ước.

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam – Singapore, Việt Nam – Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột...

Giá cà phê cao nhất trong 47 năm, số liệu xuất khẩu gây lo lắng, chuyên gia dự báo thế nào về tuần này?

Xuất khẩu cà phê tháng 11 của Việt Nam giảm 49,1% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1.000.000 bao, lượng xuất khẩu 2 tháng đầu tiên của vụ mới là tháng 10 và tháng 11/2024 cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 36,61%, khi mà 2 tháng này xuất khẩu chỉ đạt mức 1.733.333 bao, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Việt Nam tri ân cựu chiến binh và chuyên gia Trung Quốc

Ngày 9/12, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức gặp mặt các cựu chiến binh, chuyên gia Trung Quốc tham gia giúp cách mạng Việt Nam. Tham dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ; Thượng tướng Hoàng...

Giá vàng “mắc kẹt”, chuẩn bị gặp chất xúc tác mới, giới đầu tư vẫn lạc quan về tuần này?

Giá vàng hôm nay 9/12/2024: Giá vàng thế giới vẫn kẹt trong mô hình củng cố giữa 2.600 USD và 2.700 USD/ounce khi chờ đợi một chất xúc tác khác thúc đẩy động thái tiếp theo. Giá vàng trong nước ghi nhận một tuần sụt giảm theo xu hướng chung, khiến người mua thua lỗ ngay khi quyết định đầu tư trong ngắn hạn.

Cùng chuyên mục

Giá tăng cả 3 miền, 11 tháng Việt Nam nhập khẩu thịt và phụ phẩm đạt mức kỷ lục tăng 14,2%

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đồng loạt tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, các thương lái trên toàn quốc đang thu mua heo hơi trong khoảng 61.000 - 65.000 đồng/kg. 11 tháng, Việt Nam chi gần 1,6 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái - mức kỷ lục từ trước đến nay.

Nvidia bị Trung Quốc “gọi tên”, tập đoàn Mỹ tuyên bố sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi

Ngày 9/12, Trung Quốc thông báo đã mở cuộc điều tra đối với tập đoàn sản xuất chip khổng lồ Nvidia của Mỹ liên quan đến cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, đưa Hòa Bình vươn xa

Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn sáng tạo, đổi mới, nỗ lực vượt khó, có đóng góp tích cực, cùng tỉnh trên chặng đường phát triển.

Gazprom ghi nhận kỷ lục mới với Trung Quốc, vượt khối lượng xuất khẩu khí đốt theo yêu cầu

Tập ​​đoàn dầu khí Nga Gazprom gần đây đã lập kỷ lục mới về lượng khí đốt cung cấp cho Trung Quốc qua đường ống Sức mạnh Siberia (Power of Siberia).

USD “phi” vượt mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/12 ghi nhận đồng USD tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động đầu tuần.

Mới nhất

Cháy nghi ngút nhà trọ 7 tầng ở TPHCM, khách thuê hoảng sợ tháo chạy

Toà nhà cao tầng cho thuê trọ ở quận Bình Tân, TPHCM bất ngờ xảy ra cháy lớn khiến nhiều người hoảng loạn tìm đường chạy thoát. Đến chiều nay (10/12), Công an quận Bình Tân, TPHCM vẫn đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà cao tầng cho thuê trọ nằm trên đường số 13 phường Bình...

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Việt Nam và New Zealand đề cao hợp tác biển trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hợp tác tích cực với cộng đồng quốc tế

Chiều 10/12, tại Quảng Nam, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất. ...

Tây Ninh: Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển

Ngày 10/12, tại Trung tâm Hội nghị nghị tỉnh, UBND tỉnh Tây Ninh long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tây Ninh lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, dân chủ, đổi mới sáng tạo, phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển”.Cao Bằng hiện là...

TP.HCM trình đề án 10 năm làm xong 355 km đường metro thay vì 183 km

So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn...

Mới nhất