Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ nói sai, sao vẫn tiếp diễn?

Bộ nói sai, sao vẫn tiếp diễn?


RẤT NHIỀU CHỈ ĐẠO, CHẤN CHỈNH

Năm học trước, khi báo chí và dư luận phản ánh tình trạng chèn các môn học, hoạt động tự nguyện vào giờ học chính khóa ở nhiều nơi, Bộ GD-ĐT đã ra 2 văn bản (tháng 9 và tháng 12.2023) yêu cầu các sở GD-ĐT rà soát, quản lý chặt chẽ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa; nếu triển khai cần đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, không được bố trí thời gian học xen giữa các tiết học chính khóa.

Ép học tự nguyện, liên kết: Bộ nói sai, sao vẫn tiếp diễn?- Ảnh 1.

Trả lời PV Thanh Niên, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), khẳng định: “Việc chèn môn học, hoạt động giáo dục tự nguyện vào giờ chính khóa là sai quy định”.

Vụ trưởng Thái Văn Tài phân tích cụ thể: Với tiểu học, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 quy định dạy học 2 buổi/ngày với số tiết bắt buộc thực hiện theo chương trình là 7 tiết/ngày. Đó là những tiết chính khóa mà các trường dù thiết kế thế nào cũng phải dạy hết tất cả các môn học bắt buộc, học sinh (HS) phải được đảm bảo học công bằng như nhau. Đó là nhiệm vụ của các trường.

Khi đã hoàn thành đủ 7 tiết/ngày mà giáo viên (GV) vẫn chưa thực hiện hết các định mức giờ dạy thì lúc này các nhà trường phải thiết kế hoạt động tăng cường và phải dùng chính lực lượng của mình để thực hiện.

Việc chèn môn học, hoạt động giáo dục tự nguyện vào giờ chính khóa là sai quy định.

Ông Thái Văn Tài (Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học)

Việc tổ chức các hoạt động tăng cường này có 2 tình huống: Một là GV đang có trong định mức thì phải sử dụng hết định mức. Hai là dạy học tăng cường theo nhu cầu của người học, ví dụ học tiếng Anh với người nước ngoài, tăng cường giáo dục nghệ thuật, thể dục, thể thao… Với tình huống dạy học tăng cường thứ hai thì phải thiết kế theo nhu cầu của từng HS, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, chứ không được bố trí theo đơn vị lớp và phải dạy ngoài giờ học chính khóa.

Tuy nhiên, năm nay tình trạng này vẫn tiếp diễn với nhiều hình thức tinh vi và biến tướng. Nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến Báo Thanh Niên mong mỏi sự chỉ đạo dứt khoát, quyết liệt từ ngành GD-ĐT chứ không chỉ ra văn bản chấn chỉnh rồi phó mặc cho các trường.

Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay năm học này Sở vẫn tiếp tục yêu cầu các phòng GD-ĐT quản lý, chấn chỉnh các trường, không để phụ huynh bức xúc vì dạy học liên kết.

CẦN SÒNG PHẲNG, RÕ RÀNG

Báo cáo của Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội mới đây cũng phản ánh cử tri và nhân dân bày tỏ bức xúc khi trong chương trình học của HS tiểu học có tình trạng trường đưa các môn học tự nguyện đăng ký chương trình dạy liên kết vào giảng dạy chính khóa và thu tiền. Ví dụ chương trình làm quen tiếng Anh, tiếng Anh thông qua ngôn ngữ toán – khoa học… với HS lớp 1, lớp 2.

“Phụ huynh như trong thế bắt buộc phải đăng ký, vì môn học nằm trong giờ học chính của HS. Cử tri cho rằng đây như là một trong các hình thức “dạy thêm – học thêm”, cần có giải pháp quyết liệt, cụ thể hơn trong thời gian tới”, báo cáo nêu.

Chuyên gia giáo dục Nguyễn Quốc Vương nhìn nhận thực tế phụ huynh có thể cho con đi học các môn tăng cường hay tiếng Anh theo chương trình nước ngoài ở các trung tâm ngoài nhà trường tốn kém hơn nhưng việc đưa các môn học liên kết vào trường công kiểu như vậy khiến phụ huynh và dư luận “bất tín” với giáo dục. Do vậy, ngành giáo dục cần sòng phẳng trong vấn đề này, cơ chế chính sách cần làm rõ hợp tác công – tư.

“Đã có trường nào dám thử khi cho phụ huynh đăng ký cho con tham gia các tiết “liên kết” bằng cách bỏ phiếu kín (không cho GV và nhà trường biết con mình tham gia hay không) chưa?”, thầy Phạm Văn Công, GV Trường tiểu học Kỳ Đồng (H.Hưng Hà, Thái Bình), nêu ý kiến.

Ép học tự nguyện, liên kết: Bộ nói sai, sao vẫn tiếp diễn?- Ảnh 2.
Ép học tự nguyện, liên kết: Bộ nói sai, sao vẫn tiếp diễn?- Ảnh 3.
Ép học tự nguyện, liên kết: Bộ nói sai, sao vẫn tiếp diễn?- Ảnh 4.

Thời khóa biểu chèn các môn tự nguyện, liên kết khiến phụ huynh bức xúc

PHẢI QUAN TÂM ĐẾN “SỨC TẢI” CỦA NGƯỜI HỌC

Xét ở khía cạnh “vừa sức” với HS, PGS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), lưu ý việc dạy thêm, học thêm dù tự nguyện, ngoài giờ chính khóa cũng cần phải bảo vệ HS khỏi sự quá tải do kỳ vọng của xã hội và người lớn về khối lượng học tập; bảo vệ HS khỏi xung đột lợi ích có thể dẫn đến bị phân biệt đối xử trong lớp học chính khóa, đảm bảo người dạy không lơ là chương trình chính khóa để tập trung vào dạy thêm, đảm bảo những HS trong gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn vẫn nhận được những sự hỗ trợ cần thiết trong khuôn khổ giờ học chính thức.

Theo PGS Trần Thành Nam, việc học thêm chỉ thực sự có hiệu quả khi được thực hiện có mục tiêu cụ thể, vừa sức và không mang tính đe dọa. Làm cho con cái “ngập đầu ngập cổ” với học thêm sẽ làm suy giảm khả năng sáng tạo và tăng cao nỗi sợ hãi với sự học.

PGS Lê Minh Nguyệt, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), nêu: Việc sắp xếp thời khóa biểu, thời lượng học tập của HS phải đảm bảo theo các nguyên tắc của sức khỏe học đường như “sức tải” của HS, khả năng tập trung chú ý của HS theo đặc điểm lứa tuổi, thời gian hao phí vô hình do di chuyển địa điểm học tập giữa các tiết học…

Theo PGS Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII, lãnh đạo các trường, ban giám hiệu phải chỉ rõ các môn học tự chọn phù hợp theo từng cấp học, lứa tuổi. Điều này cần bàn bạc kỹ càng, có sự trao đổi của lãnh đạo nhà trường, xin ý kiến của phụ huynh đầy đủ và báo cáo sở GD-ĐT.

“Tôi cho rằng không nên để HS phải học quá nhiều, nên có mức độ, chương trình phù hợp với lứa tuổi. Nhà trường định hướng môn học nào cần thiết nhất, cấp thiết nhất cho các em, không để HS rơi vào tình trạng quá tải, áp lực. Phải có sự cân đối để các em được phát triển toàn diện”, PGS Bùi Thị An nói.

Bộ GD-ĐT yêu cầu thanh tra đột xuất, đánh giá định kỳ

Trong văn bản yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa gửi các sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT yêu cầu: Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; từ việc cấp phép hoạt động, thanh tra, kiểm tra và đánh giá thường kỳ, đột xuất hằng năm đối với cơ sở giáo dục, đơn vị có hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các sở GD-ĐT quản lý chặt chẽ các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa về địa điểm tổ chức, chất lượng GV, báo cáo viên, huấn luyện viên. Đồng thời, bảo đảm tổ chức giảng dạy đúng giáo trình, tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Các nhà trường tăng cường giảng dạy bổ trợ, nâng cao cho HS những kỹ năng đã được quy định tại chương trình Giáo dục phổ thông 2018, chú trọng giảng dạy lý thuyết gắn với thực hành, rèn luyện kỹ năng sống.

Rà soát và có kế hoạch điều chỉnh nếu thực hiện chưa đúng quy định

Sau phản ánh của Báo Thanh Niên, nhiều trường học ở Hà Nội đã tổ chức họp vào chiều 16.10 để rà soát và có kế hoạch điều chỉnh nếu thực hiện chưa đúng quy định.

Trước đó, trong cuộc họp triển khai năm học mới, ông Đào Tân Lý, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội), nhấn mạnh yêu cầu các trường tuyệt đối không được chèn giờ dạy liên kết vào chương trình chính khóa. Các tiết học chính khóa bắt buộc nhà trường phải thực hiện, không được cắt xén, giảm bớt. Nhà trường phải phân công GV thực hiện đủ định mức tiết dạy. Khi đã thực hiện đầy đủ theo chương trình, đủ định mức của GV, còn thời gian trống mới tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm khảo sát, tổng hợp nhu cầu tham gia hoạt động ngoài giờ chính khóa, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

“Các trường có thể đưa ra nhiều nội dung, nhiều chương trình, nhưng không để HS chọn tất cả nội dung đó. Nhà trường nên khuyến cáo để HS chọn từ 1 – 2 nội dung đảm bảo vừa sức, không gây áp lực cho HS và gây khó khăn cho phụ huynh”, ông Đào Tân Lý yêu cầu.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ep-hoc-tu-nguyen-lien-ket-bo-noi-sai-sao-van-tiep-dien-185241018195345084.htm

Cùng chủ đề

TPHCM: Đề xuất tăng thu nhập để giữ chân giáo viên mầm non

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM về thực trạng giáo dục mầm non ở địa bàn đô thị, khu công nghiệp tại TPHCM mới đây, thu nhập của giáo viên mầm non cao nhất 16,8 triệu đồng/tháng và thấp nhất 5,1 triệu đồng/tháng.  Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, bậc học mầm non có 2.611 cán bộ quản lý, 27.359 giáo viên và 11.458 nhân viên. Tính đến thời điểm tháng 1-2024, số cán bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vĩnh Phúc bầu thêm hai phó chủ tịch tỉnh, kiện toàn một số chức danh quan trọng

Trong kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã miễn nhiệm một phó chủ tịch, bầu thêm một phó chủ tịch HĐND tỉnh, bầu thêm hai phó chủ tịch UBND tỉnh. Hôm nay, 18.10, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền, đồng thời miễn nhiệm một phó chủ tịch HĐND tỉnh, bầu thêm một phó chủ tịch HĐND tỉnh,...

Bài đọc nhiều

Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố 18 đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Thí sinh và độc giả xem đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 tại đây. Theo Bộ GD-ĐT, đề thi tham khảo bảo đảm đúng quy định về cấu trúc, định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ công bố, đồng thời bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018...

Bộ Quốc phòng công bố chỉ tiêu tuyển bổ sung các trường Quân đội 2024, điểm xét tuyển ra sao?

Theo đó, phương thức xét tuyển bổ sung là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024. Thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung phải đủ các điều kiện sau: Đã tham gia sơ tuyển và được 1 trường Quân đội gửi thông...

Hai nữ sinh lớp 8 nhảy cầu, xuất hiện lá thư tuyệt mệnh

Chiều 17/10, nguồn tin của VietNamNet xác nhận, 2 nạn nhân là em N.H.D và P.T.T (13 tuổi) là học sinh lớp 8 một trường THCS ở huyện Lạc Thủy. "Khoảng 1-3h hôm nay, 2 học sinh nhảy cầu xuống sông Bôi. Đến chiều nay, qua quá trình tìm kiếm cứu nạn, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân và bàn giao cho gia đình lo hậu sự", nguồn tin cho biết.  Theo thông tin...

Hai nam sinh tông xe máy vào trụ điện do bị bạn đuổi đánh

Cụ thể, chiều 15/10, khi ra về, Nguyễn T.S học sinh lớp 10 trường THCS Nguyễn Trãi (lúc này đang đi với bạn học cùng lớp là Mai N.T.H) đã gặp nhóm của Phạm T.N gồm 3 người bạn: Nguyễn T.P, Nguyễn Đ.A.N (học lớp...

Cùng chuyên mục

Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Giáo viên nhận xét ra sao?

- Thầy ĐỖ ĐỨC ANH (tổ phó tổ ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM):Môn văn: triệt tiêu đoán đề, tác phẩmĐề tham khảo lần 2 của Bộ GD-ĐT hay nhưng khó hơn so với đề tham khảo lần 1. Đọc sơ qua có thể thấy đề có vẻ nhẹ nhàng nhưng học sinh vẫn nhận định là khá khó. Tôi...

Đề tham khảo Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2025: Chấm dứt đoán đề, học tủ

Cô giáo Phạm Thanh Nga cho biết đề tham khảo tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Ngữ văn có cấu trúc bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018, chấm dứt kiểu học văn mẫu và tình trạng đoán đề, học tủ của học sinh. Chiều 18/10, Bộ GD-ĐT công bố 18 đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Nhận định về đề thi môn Ngữ văn, cô giáo Nguyễn Nguyệt Nga...

Mạng xã hội xôn xao chuyện nam sinh bị đánh phải nhập viện

Chiều ngày 18/10, Ban Giám hiệu Trường THPT Tuyên Hóa, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình cho biết: nhà trường đang phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn để làm rõ, và có hướng xử lý về...

Công bố đề thi tham khảo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho tổ chức Kỳ thi, đồng thời giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh chủ động trong hoạt động ôn tập, dạy và học, ngay từ đầu năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch,...

Bộ Quốc phòng công bố chỉ tiêu tuyển bổ sung các trường Quân đội 2024, điểm xét tuyển ra sao?

Theo đó, phương thức xét tuyển bổ sung là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024. Thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung phải đủ các điều kiện sau: Đã tham gia sơ tuyển và được 1 trường Quân đội gửi thông...

Mới nhất

Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Giáo viên nhận xét ra sao?

- Thầy ĐỖ ĐỨC ANH (tổ phó tổ ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM):Môn văn: triệt tiêu đoán đề, tác phẩmĐề tham khảo lần 2 của Bộ GD-ĐT hay nhưng khó hơn so với đề tham khảo lần 1. Đọc...

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam

(Bqp.vn) - Chiều 18/10, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ đến chào ra mắt nhân dịp...

những vấn đề được người bệnh quan tâm

Bệnh xơ 1/3 phổi được điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát diễn tiến nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai...

Đề tham khảo Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2025: Chấm dứt đoán đề, học tủ

Cô giáo Phạm Thanh Nga cho biết đề tham khảo tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Ngữ văn có cấu trúc bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT 2018, chấm dứt kiểu học văn mẫu và tình trạng đoán đề, học tủ của học sinh. Chiều 18/10, Bộ GD-ĐT công bố 18 đề thi tham khảo...

Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư Nhà máy thuỷ điện An Điềm II

Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư Nhà máy thuỷ điện An Điềm IINhà máy thuỷ điện An Điềm II được tỉnh Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư, với diện tích đất sử dụng là 1.214.000 m2, tổng vốn đầu tư gần 999 tỷ đồng. ...

Mới nhất