Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBỏ hội phụ huynh cho bình yên mà lại lo không có...

Bỏ hội phụ huynh cho bình yên mà lại lo không có hoạt động cho con


img

Phụ huynh tranh luận về việc có nên bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh hay không. Ảnh: Freepik.

“Tôi nghĩ nên bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh đi. Ban này có vẻ đại diện nhà trường chứ không còn đại diện cha mẹ học sinh nữa”.

Đó là chia sẻ của một phụ huynh khi nhắc đến hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh (ban đại diện) trong những năm gần đây.

Vừa vào năm học mới nhưng hàng loạt câu chuyện về quỹ trường, quỹ lớp, các khoản thu xã hội hóa… gây bức xúc dư luận. Nhiều người cho rằng nên bỏ ban đại diện bởi nhóm này thực chất là cánh tay nối dài của ban giám hiệu để hợp thức hóa các khoản thu.

Bỏ ban đại diện để phụ huynh “bình yên”

Chị Nguyễn H., phụ huynh ở Hải Phòng, cũng muốn các trường bỏ ban phụ huynh để tránh gây ra những xích mích, hiểu lầm không đáng có giữa các phụ huynh.

Bản thân chị H. không có vấn đề gì về việc thu quỹ của ban phụ huynh vì chị thấy những khoản thu đó đều cần thiết cho việc học của con ở trường. Tuy nhiên, điều khiến chị không hài lòng lại là cách giao tiếp giữa ban phụ huynh với cách cha mẹ học sinh khác trong lớp.

img

Một số phụ huynh muốn bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh dù biết rằng điều đó sẽ khiến giáo viên vất vả hơn. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Chị H. sinh con út khi tuổi đã cao nên chị là một trong những phụ huynh lớn tuổi nhất trong lớp. Tuy nhiên, người mẹ cảm thấy ban phụ huynh chưa có sự tôn trọng nhất định với các phụ huynh lớn tuổi vì hay nói chuyện thiếu đầu đuôi hoặc nói chuyện giống như “ra lệnh”.

“Họ nghĩ họ làm trong ban phụ huynh, có chức vụ nên có thể sai khiến được chúng tôi”, chị H. chia sẻ.

Cũng vì ban phụ huynh giao tiếp sai cách, phụ huynh trong lớp của con chị H. thường “chơi” theo nhóm, thiếu đoàn kết nên từ đó cũng khiến không khí trong các buổi họp phụ huynh trở nên căng thẳng. Đôi khi, giáo viên chủ nhiệm cũng lúng túng vì không thể giảng hòa cho các phụ huynh.

“Nói bỏ ban phụ huynh thì thương cô chủ nhiệm vì phải gánh thêm trách nhiệm, nhưng tôi vẫn nghĩ nên bỏ. Hoặc nếu giữ ban phụ huynh, các trường nên có bộ quy tắc để các ban phụ huynh tuân thủ. Như vậy phụ huynh chúng tôi cũng yên tâm hơn khi nộp tiền, gửi gắm con cho họ”, chị H. nói.

Đồng quan điểm, một phụ huynh từng làm trong ban đại diện cũng cho rằng “giải tán ban phụ huynh là hợp lý nhất”. Chị này nêu ra một số lý do. Thứ nhất, các phụ huynh trong ban đại diện đỡ phải kêu ca làm mệt, mất công, mất thời gian. Các phụ huynh còn lại cũng không phải khó chịu vì nghĩ làm ban phụ huynh là con được ưu ái hơn, kiếm chác được gì đó từ tiền quỹ.

Thứ hai, phụ huynh nhận định việc bỏ bạn đại diện cũng để học trò tự lập bởi ban đại diện thường làm từ A tới Z. Các con chỉ việc tham gia, không biết cách làm, không biết chủ động.

Ví dụ, trong dịp lễ trung thu, thay vì để các con trang trí, sáng tạo, ban đại diện lại thuê mượn hoặc tự làm hết. Hay dịp lễ, thay vì để các con tri ân thầy cô bằng những món quà nhỏ tự làm, ban đại diện lại lên kế hoạch tri ân bằng tiền quỹ.

“Như vậy là bố mẹ tri ân, đâu phải học trò. Vậy nên tôi thấy giải tán ban đại diện là hợp lý”, phụ huynh chia sẻ.

Cũng có người lại cho rằng ít nhất không nên để người giàu làm đại diện cha mẹ học sinh bởi có thể họ rất tốt, rất lo cho các cháu, nhưng việc thu chi quỹ lại bất cập. Điều này lý giải bởi thu nhập và chi tiêu của người có điều kiện khác với những gia đình thu nhập bình thường học khó khăn, vì vậy suy nghĩ họ sẽ khác.

Bỏ thì trẻ làm gì có hoạt động nào ngoài học

Trong khi đó, chị Nguyễn Chinh (phụ huynh tại Hà Nội) không đồng tình với quan điểm giải tán ban phụ huynh. Chị nhìn nhận đúng là một số ban đại diện hay tìm cách thu quỹ kiểu tận thu, ép buộc phụ huynh phải đóng nhiều khoản vô lý và chi tiêu không rõ ràng. Song không phải ở đâu cũng vậy.

Chị Chinh lấy ví dụ ở lớp con chị, việc thu quỹ phụ huynh thường dùng vào việc tổ chức các hoạt động cho các con như trung thu, Tết, in ấn tài liệu, phong trào văn hóa, văn nghệ, phần thưởng cho các con theo tuần, theo tháng nếu có tiến bộ…

Ngoài ra, mỗi dịp như vậy, lớp cũng có ban đại diện đứng ra tổ chức cho trẻ; hỗ trợ giáo viên khi tham gia các hoạt động của nhà trường; hoặc đại diện lớp thay mặt các phụ huynh tri ân thầy cô, như vậy chị cũng không phải lăn tăn chuyện tri ân riêng.

img

Nhiều phụ huynh lại đề cao tầm quan trọng của ban đại diện cha mẹ học sinh nên mong muốn giữ lại. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Theo chị Chinh, ngân sách nhà nước rót xuống trường chỉ có hạn, nếu phụ huynh không đóng góp thêm, không có quỹ trường, quỹ lớp, các con làm sao có những hoạt động hỗ trợ về mặt tinh thần.

“Trong suốt năm học, các con chỉ biết học và học, không có hoạt động hay khích lệ gì, liệu các con còn niềm vui đến trường”, chị Chinh chia sẻ.

Chị cho rằng về cơ bản, quỹ lớp, quỹ trường cứ thu chi minh bạch, rõ ràng, thu ở mức vừa phải, trên tinh thần tự nguyện, không cào bằng thì người được hưởng lợi luôn là học sinh.

Nói về những tranh cãi có nên bỏ ban phụ huynh hay không, chị Phan Ánh, phụ huynh ở Hà Nội, cho biết chị không bao giờ tham gia vào những tranh cãi này vì cảm thấy rất vô nghĩa. Cá nhân người mẹ nói rằng chúng ta không nên “chỉ vì vài con sâu mà bỏ đi cả nồi canh”.

Là mẹ của hai con ở độ tuổi tiểu học, lại bận rộn kinh doanh, chị Ánh luôn đề cao vai trò của ban phụ huynh vì nhờ các cha mẹ trong ban, con của chị cùng các bé khác trong lớp được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn. Từ hoạt động lớn đến hoạt động nhỏ, các bé đều được tham gia đủ và có sự chăm sóc của ban phụ huynh.

Những ngày này, mạng xã hội liên tục tranh luận về việc ban phụ huynh lạm thu, là cánh tay nối dài của nhà trường để “bòn tiền” phụ huynh, chị Ánh thừa nhận điều này xảy ra ở một số trường học, nhưng may mắn là hiện tượng đó không xảy ra tại nơi con chị học.

Người mẹ nói với Tri Thức – Znews rằng trưởng ban phụ huynh ở lớp con trai lớn là kế toán, có kinh nghiệm làm sổ sách, cân đo đong đếm các khoản thu nên phụ huynh trong lớp đều rất tin tưởng. Suốt 4 năm, vị phụ huynh đó luôn đứng ra đề xuất các khoản cần đóng, minh bạch trong việc thu, chi. Dù chỉ là 1.000 đồng, trưởng ban phụ huynh vẫn kê khai rõ ràng.

Hơn thế, vị trưởng ban phụ huynh này luôn biết cách kết nối các phụ huynh, không để xảy ra tình trạng chia bè phái và rất chăm lo cho các con. Chị Ánh kể rằng vào các dịp quan trọng như lễ, Tết, liên hoan cuối năm…, ban phụ huynh sẽ luôn đứng ra lo từ A đến Z, các phụ huynh khác chỉ cần đóng tiền và hỗ trợ thêm một số chuyện lặt vặt.

“Có thể do tôi may mắn nên gặp được ban phụ huynh làm việc rất tốt. Nhìn chung thì tôi nghĩ chúng ta không nên bỏ ban phụ huynh, nhất là ở bậc tiểu học vì các con vẫn cần được chăm sóc kỹ hơn”, chị Ánh nói.

Trước nhiều ý kiến đề nghị xóa bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại các trường phổ thông nhằm tránh tình trạng lạm thu, đại diện Sở GDĐT TP.HCM đã lên tiếng. Theo đó, sở cho biết căn cứ các điều lệ thì hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết, nhất là trong công tác phối hợp với nhà trường giáo dục toàn diện học sinh.

Theo Thông tư 55 năm 2011 của Bộ GDĐT, ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có nhiệm vụ như sau:

Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.





Nguồn: https://danviet.vn/bo-hoi-phu-huynh-cho-binh-yen-ma-lai-lo-khong-co-hoat-dong-cho-con-20241006094127704.htm

Cùng chủ đề

Hội phụ huynh cãi nhau ỏm tỏi chuyện ‘tặng quà hay tiền cho cô giáo ngày 20/11’

Từ đầu tháng 11, hội phụ huynh lớp con chị Trần Thu Tươi (40 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đã rục rịch lên kế hoạch chuẩn bị quà cho giáo viên.Ban đầu một số phụ huynh trong lớp đề xuất trích quỹ tặng cô giáo chủ nhiệm bức tranh khắc chữ "tri ân" bằng đồng có giá khoảng 2,5-3 triệu đồng làm kỷ niệm. Với điều kiện của hội phụ huynh, đa số nhất trí với phương án...

Kỷ luật hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh trong lễ tổng kết

Nguyên nhân dẫn đến bà Chung bị kỷ luật là đã có hành vi giật micro hiệu phó, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh trường, khi người này nói về những khuất tất xã hội hóa trong lễ tổng kết năm học và nhiều sai phạm khác trong lĩnh vực quản lý và tài chính.Tại biên bản bàn giao số tủ này, có sự không thống nhất của bên tài trợ tủ, khi một bên thì ghi ban chấp hành hội phụ...

Hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh bị khiển trách

Hội đồng kỷ luật của huyện Minh Hóa đã đưa ra hình thức kỷ luật khiển trách với bà Đinh Thị Bùi Chung, hiệu trưởng Trường mầm non số 1 thị trấn Quy Đạt vì nhiều sai phạm về tài chính cũng như hành vi giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh. ...

Công an vào cuộc vụ hiệu trưởng kê khai giá bạt chống nắng cao gấp 3

Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã vào cuộc xác minh những thông tin liên quan đến vụ hiệu trưởng kê khai giá bạt chống nắng cao gấp 3 giá khảo sát của phụ huynh tại Trường tiểu học Lý Trạch. Ngày 5-11,...

Hiệu trưởng kê giá bạt chống nắng gấp 3 bị tố không công khai thu chi tiền xã hội hóa

Phụ huynh đóng góp xã hội hóa, hiệu trưởng dùng hơn 122 triệu đồng làm bạt che nắng. Nhưng đến hết năm học hiệu trưởng vẫn không công khai thu chi với phụ huynh. Sau đó, khi có thông tin nhóm phụ huynh các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự báo chi tiết về cường độ và hướng đi của bão số 9, không khí lạnh đang di chuyển chậm

Tin bão mới nhất: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. ...

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình

Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới thưởng thức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024. ...

Cứ đến Ngày 20/11 lại được mọi người nhắc tên

Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân trọn đời cống hiến cho nền giáo dục Việt Nam, các con và cháu ông hiện nay cũng tiếp bước làm rạng danh dòng họ. ...

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên

Tháng 11, trời trở lạnh, nhưng trong tâm hồn cô học trò nhỏ Y Luy là sự ấm áp khi mùa đông này gia đình em được sum vầy trong căn nhà mới. Không riêng Y Luy, nhiều em nhỏ của 8 gia đình khác cũng được tránh rét trong những...

Một ông tỷ phú ở Thừa Thiên Huế nuôi tôm chung nhà với cá đối, cá dìa, bán hàng tấn, lãi tiền tỷ

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương bằng mô...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Những cô giáo yêu nghề, mến trẻ

Cô giáo Quách Thị Hồng Nhiệm vào ngành Giáo dục năm 2019, hiện là Tổ trưởng chuyên môn Trường Mầm non xã Trung Bình (huyện Trần Đề). Được phân công dạy lớp mầm, cô giáo Nhiệm luôn ý thức tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu thương tôn trọng đối xử công bằng với trẻ. Cô Nhiệm...

Hà Nội không tổ chức đón tiếp khách, nhận hoa quà ngày 20/11

Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, một số tỉnh, thành như Hà Nội, Đồng Nai... đã thông báo không đón, tiếp khách và nhận hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản về việc không tổ chức đón, tiếp khách và nhận hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhiều năm nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đều có thông...

Thêm 231 tân sinh viên khó khăn được tiếp sức đến trường

(NLĐO) - Tiếp sức đến trường không đơn thuần là chương trình hỗ trợ học bổng mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. ...

Một chặng đường vẻ vang

(Tổ Quốc)- Trong gần 50 năm qua, từ 1977 đến 2024, với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và một đội ngũ cán bộ, giảng viên, người lao động tràn đầy nhiệt huyết, Nhà trường đã nỗ lực chuyển mình từng ngày, từng giờ trên con đường phát triển....

Mới nhất

Michael Learns To Rock ôn kỷ niệm thanh xuân cùng 5.000 fan ở TPHCM

(Dân trí) - Tối 17/11, nhóm nhạc Michael Learns To Rock (MLTR) tổ chức đêm nhạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TPHCM), thu hút 5.000 người tham dự. Đây là đêm nhạc thuộc khuôn khổ chuyến lưu diễn châu Á Take us to your heart của Michael Learns To Rock, đi qua các quốc gia như Indonesia, Philippines, Thái...

Hà Nội không tổ chức đón tiếp khách, nhận hoa quà ngày 20/11

Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, một số tỉnh, thành như Hà Nội, Đồng Nai... đã thông báo không đón, tiếp khách và nhận hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản về việc không tổ chức đón, tiếp khách và nhận hoa chúc...

HDBank đoạt bộ ba giải thưởng tại Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Ngày 16/11/2024, HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp… HDBank tiếp tục duy trì chuỗi thành tích liên tục với giải thưởng Báo cáo Thường niên xuất...

Bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng vang lên giữa Rio de Janeiro

(Dân trí) - Sau lễ khánh thành đặt biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính và những người bạn Brazil cùng hát vang bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Trong chương trình dự Hội nghị G20 và hoạt động song phương tại Brazil, sáng...

Vươn xa, nhìn gần

Đúng vào dịp Úc cùng với Mỹ và Nhật Bản tiến hành đối thoại và tham vấn ba bên lần thứ 14 về...

Mới nhất

Vươn xa, nhìn gần