Trang chủPolitical ActivitiesBộ GDĐT tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ...

Bộ GDĐT tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 6/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng, Hoàng Minh Sơn, Nguyễn Thị Kim Chi chủ trì hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các Thứ trưởng chủ trì hội nghị

Dự hội nghị có Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân; lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ GDĐT.

Nhiều kết quả nổi bật năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo, điều hành của Bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các đơn vị đã nỗ lực triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2024; nhiều nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đã được rà soát, tích hợp với các nội dung, công việc đang triển khai của Bộ, của ngành và đã đạt được một số kết quả nổi bật.

 

Chánh Văn phòng Bộ GDĐT Trần Quang Nam trình bày báo cáo tại hội nghị

Theo đó, công tác xây dựng, triển khai chương trình soạn thảo văn bản và kế hoạch nhiệm vụ được thực hiện tích cực. Nổi bật là đã trình Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW; tham mưu Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục mầm non mới được tập trung nghiên cứu xây dựng; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện có hiệu quả, chất lượng Chương trình giáo dục mầm non hiện hành; xây dựng hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình giáo dục mầm non và Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Nguyễn Viết Lộc trao đổi tại hội nghị

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Chương trình giáo dục thường xuyên mới được tích cực triển khai theo lộ trình. Hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12, sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số cấp tiểu học đối với 8 thứ tiếng và tài liệu giáo dục địa phương cơ bản bảo đảm chất lượng, tiến độ. Chất lượng giáo dục phổ thông có bước tiến bộ, học sinh phổ thông tham dự các kỳ thi khoa học kỹ thuật, Olympic khu vực và quốc tế tiếp tục đạt thành tích cao.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024 được tổ chức thành công, đảm bảo nghiêm túc và an toàn. Công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 được chú trọng.

Phong trào xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời được quan tâm triển khai. Đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao có bước phát triển, trong đó tập trung ưu tiên các ngành phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước trong bối cảnh mới. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học ngày càng được chú trọng. Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được xếp hạng cao, tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. 

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thuỷ trao đổi tại hội nghị

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục được quan tâm phát triển về số lượng và chất lượng. Công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao, y tế trường học; công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác quân sự, quốc phòng và phòng chống khủng bố; bảo đảm an toàn trường học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh được triển khai hiệu quả.

Hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được đẩy mạnh; nhiều điều ước, thỏa thuận quốc tế được ký kết, tạo căn cứ và hành lang pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động hợp tác với các nước và cơ sở giáo dục và đào tạo trên thế giới. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường chuyển đổi số và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trong giáo dục và đào tạo…

Năm 2025, toàn ngành Giáo dục tập trung triển khai thực hiện các Chương trình hành động của Chính phủ; các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo, góp phần cùng Chính phủ và cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, đóng góp thiết thực vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa trao đổi tại hội nghị

Trong đó, tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả, nghiêm túc và bảo đảm tiến độ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ GDĐT và bố trí, sắp xếp công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ; chủ động các phương án tiếp nhận, sắp xếp, bố trí nhân sự các đơn vị phù hợp sau khi tiếp nhận các đơn vị về Bộ quản lý.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách về giáo dục và đào tạo nhằm thể chế hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kết luận số 91của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29. Tập trung nguồn lực hoàn thiện dự án Luật Nhà giáo; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, xây dựng Luật Giáo dục Đại học. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

2025 là năm khởi động của nhiều việc lớn

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh về xu hướng thuận lợi của ngành trong năm 2024, qua đó tạo khí thế, tinh thần tốt cho đội ngũ giáo viên và toàn ngành.

Quang cảnh hội nghị

Thuận lợi đầu tiên đó là sự gia tăng mối quan tâm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đối với ngành Giáo dục. Thể hiện qua việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ban hành Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Theo Bộ trưởng, Kết luận số 91-KL/TW định hướng các việc của ngành trong tương lai vừa mang tầm vĩ mô, vừa thuận cho triển khai. Ngoài ra, trong giai đoạn phát triển bứt phá của đất nước, vai trò của nhân lực ngày càng được bàn đến nhiều hơn, tầm quan trọng của vấn đề đào tạo nhân lực chất lượng cao ngày càng được nhìn nhận nhiều hơn; chiến lược đào tạo nhân lực cho các ngành công nghệ cao, công nghệ bán dẫn được triển khai với vai trò chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư… là thuận lợi cho ngành.

Mộ số thuận lợi liên quan đến đội ngũ nhà giáo được Bộ trưởng đề cập như: việc điều chỉnh mức lương cơ bản thời gian qua, trong đó đối tượng lớn được thụ hưởng đang công tác trong Giáo dục; việc được tiếp tục phân bổ, sử dụng hơn 65.000 biên chế giáo viên; trong nghị trường Quốc hội hay trên các diễn đàn báo chí, truyền thông, vấn đề đời sống giáo viên được đề cập, quan tâm nhiều hơn, đó cũng là một trong những lý do để việc trình dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội thuận lợi…

“Trong năm nhiều địa phương gia tăng sự quan tâm tới giáo dục địa phương”, đề cập vấn đề này, Bộ trưởng nhắc tới cụ thể việc nhiều địa phương dù còn khó khăn vẫn dành nguồn ngân sách đáng kể cho giáo dục, nhiều tỉnh thể hiện quyết tâm đầu tư cho giáo dục.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Một số chính sách tác động tốt đến ngành như Nghị định 116 được triển khai, qua đó giúp cho việc tuyển sinh khối sư phạm cải thiện rõ ràng; hay việc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Bộ GDĐT đã tận dụng được xu hướng tốt để ban hành, điều chỉnh, tham mưu ban hành, điều chỉnh hàng loạt Nghị định, Thông tư… cũng là những nhân tố được Bộ trưởng đánh giá là thuận lợi trong năm 2024.

Nhấn mạnh một số kết quả nổi bật, Bộ trưởng nhận định, trong năm 2024, ngành Giáo dục hoàn thành được nhiều nhiệm vụ lớn mà không đợi đến hết kế hoạch 5 năm. Trong đó có việc tổng kết Nghị quyết 29 và đề xuất chính sách mới; hoàn thiện, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; hoàn tất chu trình đổi mới giáo dục phổ thông; hoàn thành quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm và quy hoạch hệ thống trường chuyên biệt; xây dựng được nhiều đề án, chương trình, dự án sẽ chuẩn bị khởi động vào năm 2025; chuẩn bị cho Chương trình giáo dục mầm non mới…

Năm 2024 cũng cho thấy tinh thần đoàn kết, nhất trí, tính thống nhất, thực chất của toàn ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ. Các đơn vị, cục, vụ có nhiều nỗ lực trong biên soạn, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cải thiện về cả chất lượng và tốc độ. Cơ sở giáo dục đại học thể hiện sự nhanh nhạy, năng động, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Cơ sở giáo dục phổ thông tích cực triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Có thể nói, đây là năm của công tác kiến tạo, chuẩn bị và chúng ta đã làm được rất nhiều việc”, Bộ trưởng đánh giá.

Đại biểu dự hội nghị

Nhìn nhận một số việc cần làm tốt hơn, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh đến nhiệm vụ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; giải ngân đầu tư công và nhiều công việc lớn sẽ khởi động từ năm 2025.

Theo Bộ trưởng, 2025 dù chưa phải năm khởi đầu kế hoạch 5 năm giai đoạn mới, nhưng với ngành Giáo dục lại là thời điểm khởi động nhiều việc lớn. Đơn cử như triển khai Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm và quy hoạch hệ thống trường chuyên biệt. Nếu Luật Nhà giáo được thông qua, năm 2025 sẽ là năm bắt đầu triển khai thực thi luật này.

Cũng năm 2025, ngành Giáo dục bắt tay chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục mầm non mới theo Nghị quyết của Quốc hội; tổng kết và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời, triển khai các chương trình, đề án, dự án lớn quy mô toàn ngành…

Từ đó, Bộ trưởng lưu ý một số công việc trọng tâm triển khai trong năm 2025. Trong đó có việc tận dụng cơ hội về mặt đầu tư từ các nguồn khác nhau; chuẩn bị tốt các đề án phát triển đơn vị theo các nghị quyết vùng; triển khai thực hiện tốt các quy hoạch; đặc biệt là triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=10218

Cùng chủ đề

Quảng Nam đẩy mạnh trùng tu, tu bổ các tháp Chăm phục vụ phát triển du lịch

Trải qua thời gian, nhiều di tích tháp Chăm tại tỉnh Quảng Nam đã xuống cấp, có di tích bị hư hỏng nghiêm trọng, gần như thành phế tích. Trước thực tế đó, tỉnh Quảng Nam đã quan tâm dành nguồn lực để đầu tư trùng tu, tu bổ các tháp Chăm bị xuống cấp, qua đó thực hiện mục tiêu “kép” nhằm vừa bảo tồn vừa phục vụ phát triển du lịch văn hóa bền vững tại địa...

Xuân Son, Quang Hải, Hoàng Đức cùng 3 cầu thủ khác được nhận Huân chương Lao động hạng ba

Có công lớn trong hành trình giành HCV AFF Cup 2024, Xuân Son và 5 cầu thủ khác của đội tuyển Việt Nam được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba. Xuân Son - cầu thủ Việt Nam đặc biệt Danh sách nhận phần thưởng cao quý từ Chủ tịch nước - Huân chương Lao động hạng ba có: Nguyễn Xuân Son, Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Đình Triệu. HLV Kim Sang-sik và Xuân Son...

Bóng đá Việt Nam vô địch Đông Nam Á

Đội tuyển Việt Nam vừa mang tới niềm vui vô bờ dành cho người hâm mộ ngay trong những ngày đầu năm mới với chức vô địch ASEAN Cup 2024. Một hành trình lịch sử ghi dấu những điểm nhấn rất đáng tự hào của bóng đá nước nhà. Ngay khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên thì đông đảo người dân trên cả nước đã ra đường ăn mừng chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam. Đài...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

Bên trong thành nhà Hồ ở Thanh Hóa trồng loại hoa sen cổ, mùi thơm ngào ngạt, dân tình tha hồ chụp ảnh

Những ngày đầu tháng 6, bên trong nội thành Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) rực rỡ sắc màu hoa sen, tạo nên khung cảnh yên bình, nên thơ trên vùng đất kinh đô của vương triều nhà Hồ.   Theo sử sách ghi lại, thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo được xây dựng vào năm 1397 dưới triều Hồ....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký ban hành Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025-2035. ...

Đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ GDĐT và Bộ Tư pháp

Ngày 2/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025 giữa hai bộ. ...

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò...

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Quyết định số 4222/QD-BGDĐT ngày 27/12/2024 về việc ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5...

Bộ GDĐT thông báo lịch tiếp công dân thường xuyên và công dân định kỳ hàng tháng năm 2025

Căn cứ Luật Tiếp công dân, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân, Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT ngày 18/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2019/TT-BGDĐT, Thông tư số 14/2021/TT-BGDĐT), Quyết định...

Bài đọc nhiều

Các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế

(MPI) - Năm 2024, mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục phục hồi tích cực với xu hướng tốt hơn qua từng tháng, từng quý, tính chung cả năm 2024 đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Đạt được kết quả này, nhờ có sự đóng góp rất lớn của...

UBKT Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát Quý I/2024 các đơn vị thuộc Vụ Địa bàn...

Chiều 5/4, UBKT Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát Quý I/2024 các đơn vị thuộc Vụ Địa bàn VI. Các đồng chí: Trần Thị Hiền, Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương; Tô Duy Nghĩa, Ủy viên UBKT Trung ương chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Ban cán sự đảng; Đảng đoàn; cấp ủy và UBKT các địa phương thuộc Vụ Địa bàn VI;...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân

Hội nghị có sự tham dự có Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài; lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công Thương; Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam…Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ Trung ương giaoPhát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Cuối tháng 11 vừa qua, Trung ương, Quốc hội và Chính...

các chỉ tiêu quan trọng của vùng Tây Nguyên đều tăng so với năm 2023

(MPI) - Chiều ngày 02/01/2025, tham dự và phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư diễn ra chiều ngày 02/01/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng cho biết, trong năm 2024 các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường của vùng Tây Nguyên đã đạt được một số kết quả; một số chỉ tiêu...

Cùng chuyên mục

Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký ban hành Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025-2035. ...

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 60 năm Ngày truyền thống Trung đoàn Tên lửa 236

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Trung đoàn Tên lửa 236, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân (07/01/1965 - 07/01/2025), thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ...

Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

(MPI) - Thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây...

Cuộc họp Tổ công tác liên Bộ để thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô quý IV và năm 2024

(MPI) - Ngày 03/01/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra cuộc họp Tổ công tác liên Bộ (Tổ 1317) nhằm thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô quý IV/2024 và năm 2024; các giải pháp đã triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; những vấn đề nổi lên cần quan tâm trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô và dự báo triển vọng...

Các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế

(MPI) - Năm 2024, mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục phục hồi tích cực với xu hướng tốt hơn qua từng tháng, từng quý, tính chung cả năm 2024 đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Đạt được kết quả này, nhờ có sự đóng góp rất lớn của...

Mới nhất

Loại bỏ tình trạng phù bạch mạch tay cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú

NDO - Rất ít trung tâm trên thế giới thực hiện được kỹ thuật phẫu thuật điều trị bằng chuyển vạt hạch tự do bằng kỹ thuật siêu vi phẫu cho bệnh nhân phù bạch mạch tay. Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mang lại cuộc sống mới cho người bệnh bằng kỹ...

Hai cây thị hơn 600 năm tuổi bên Di sản thế giới Thành nhà Hồ

Mặc dù có tuổi đời hơn 600 năm, nhưng 2 cây thị ở gần Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ vẫn xanh tốt, ra quả đều đặn. Gần cổng phía Nam của Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) có 2 cây thị cổ thụ, được...

Việt Nam đón khách quốc tế tăng mạnh: Người nước nào đến nhiều nhất?

Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024 tăng kỷ lục, đạt gần 17,6 triệu lượt người. Nhưng tại Đông Nam Á, du khách Thái Lan sang nước ta giảm mạnh. Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tháng 12/2024, khách quốc tế đến nước ta đạt 1,75 triệu lượt người, tăng 27,4% so với cùng...

Nguyễn Xuân Son nằm cáng cùng đội tuyển Việt Nam về nước

Sáng 6-1, đội tuyển Việt Nam ra sân bay Suvarnabhumi (Bangkok) để trở về nước, tiền đạo Nguyễn Xuân Son phải nằm cáng di chuyển trước khi đổi sang xe lăn để lên máy bay. Hình ảnh Xuân Son nằm trên xe cáng được đồng đội đưa ra sân bay để về Việt Nam Đội tuyển Việt Nam về nước trên...

Mới nhất