Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo...

Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo: Có tiếc hay không?


TPO – Về việc Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo có ý kiến cho rằng, thật đáng tiếc nếu không còn quy định này. Trong khi đó, nhiều giáo viên, chuyên gia cho rằng, rút là đúng, vì nếu thêm chứng chỉ sẽ gây lãng phí.

Dự thảo lần thứ 5 Luật Nhà giáo trình tại phiên họp Thường vụ Quốc hội vừa qua đã không còn quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo, so với dự thảo công bố lần đầu.

Lí giải việc rút quy định về chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho rằng: “Đây là một nội dung mới, cần thận trọng nên ban soạn thảo đã không đưa vào dự thảo luật ở thời điểm này và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thí điểm. Có thể nội dung này sẽ được đưa trở lại ở chu kỳ sửa đổi, bổ sung luật”.

“Người trong cuộc” nói gì?

Là một giáo viên có thâm niên dạy 22 năm, cô N.T.D – một giáo viên ở Hà Nội cho rằng, cô hoàn toàn đồng ý việc Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo vì nếu thêm chứng chỉ sẽ gây lãng phí.

Một vị phó Hiệu trưởng của một trường THCS ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội cho rằng, không nên có chứng chỉ hành nghề nhà giáo. Chứng chỉ là thừa, bởi vốn nhà giáo phải đã được đào tạo và có bằng Sư phạm.

Vị phó Hiệu trưởng này cho rằng, bằng tốt nghiệp của nhà giáo do cơ sở đào tạo nghề giáo đạt chuẩn cấp bằng. Tấm bằng đó là cơ sở để người được cấp có thể hành nghề Sư phạm. Chất lượng của nhà giáo không phụ thuộc bất kỳ một thủ tục quản lý hành chính nào cả.

Đồng quan điểm, cô Đỗ Ngọc Dung, giáo viên dạy môn Hóa- Sinh ở Hà Nội cho biết thêm, việc phải có thêm 1 chứng chỉ là sẽ tốn nhiều thời gian, công sức tiền bạc của những người đã tốt nghiệp ngành Sư phạm.

“Tôi nghĩ chứng chỉ chỉ áp dụng cho những người không học chuyên ngành Sư phạm nhưng muốn đi dạy học”- cô Dung cho hay.

Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo: Có tiếc hay không? ảnh 1

TS Nguyễn Sóng Hiền – Viện quản lý và công nghệ Châu Âu

TS Nguyễn Sóng Hiền – Viện quản lý và công nghệ Châu Âu cho rằng, cá nhân ông hoàn toàn đồng ý bỏ quy định này.

Vì các nhiều giấy phép, nhiều quy định hành chính chỉ gây tốn kém và lãng phí nguồn lực xã hội không cần thiết. Đối với nghề giáo lại không nên vì nó là nghề cao quý liên quan đến con người.

Theo ông Hiền, thay vì yêu cầu chứng chỉ hành nghề thì cần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ này và cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo ở vùng sâu vùng xa .

“Thực tế trong lĩnh vực này chúng ta đã có rất nhiều văn bản pháp quy đưa ra các yêu cầu, quy định chặt chẽ trong việc lựa chọn, tuyển dụng cũng như kiểm tra đánh giá đội ngũ này. Vì vậy, thiết nghĩ đưa ra quy định chứng chỉ hành nghề với lĩnh vực này là không cần thiết”- ông Hiền nêu quan điểm.

Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo: Có tiếc hay không? ảnh 2

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tích cực, phù hợp: sao bỏ?

Trao đổi về Bộ GD&ĐT rút quy định chứng chỉ hành nghề khỏi dự thảo Luật Nhà giáo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, thật đáng tiếc nếu không còn quy định này.

Ông Nam cho rằng quan điểm để hành nghề dạy học thì phải có giấy phép hành nghề (dành cho cả những người hành nghề dạy học tự do không làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục) phù hợp với tiếp cận quản trị nguồn nhân lực giáo dục.

Giấy phép hành nghề cũng sẽ đóng vai trò xác định người đủ điều kiện hành nghề dạy học. Là công cụ hỗ trợ cho việc tuyển dụng nhà giáo linh hoạt, mở rộng cơ hội hoạt động nghề nghiệp và hợp tác quốc tế cho nhà giáo; bảo đảm chất lượng nhà giáo thỉnh giảng hoặc người hành nghề dạy học tự do; là cơ sở để đánh giá, điều chỉnh các chương trình đào tạo sư phạm; cũng như căn cứ để đánh giá quá trình phát triển nghề nghiệp liên tục của nhà giáo.

Ông Nam nhấn mạnh, điểm tích cực của chính sách này là giúp nhà giáo trong hệ thống công lập và ngoài công lập được hưởng chính sách công bằng để chuẩn hoá và nâng cao trình độ chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp; được hưởng lương tương xứng với chức danh theo mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo. Sẽ không phải tham gia các khóa bồi dưỡng không gắn với thực tiến chuyên môn của hoạt động nghề nghiệp.

Ngoài ra, theo ông Nam, việc xác định chuẩn nhà giáo qua giấy phép cũng tạo điều kiện cho nhà giáo có thể tham gia thị trường lao động bằng năng lực chuyên môn sâu của mình một cách chính đáng.

“Tôi cho rằng những quan điểm này vẫn đúng và giữ nguyên giá trị và cá nhân tôi vẫn ủng hộ. Tuy nhiên, chính sách mới cũng có thể dẫn đến phát sinh chi phí để nhà giáo tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải chi thêm kinh phí để đào tạo đáp ứng chuẩn nghề nghiệp”- ông Nam nêu quan điểm.

Cũng theo ông Nam, quan ngại về quy trình tổ chức và quản lý giấy phép có thể làm phát sinh chi phí với nhà giáo, thêm các thủ tục và giấy phép con. Chính vì thế Bộ GD&ĐT mới tiếp tục thăm dò dư luận, lắng nghe các ý kiến phản biện xã hội để điều chỉnh thêm về vấn đề này.

Trước đó, Dự thảo Luật Nhà giáo công bố lần đầu tiên vào tháng 5/2024 quy định về chứng chỉ hành nghề nhà giáo tại các Điều 15, 16 và 17. Theo đó, chứng chỉ này có giá trị sử dụng toàn quốc và ở các quốc gia khác theo chương trình hợp tác quốc tế với Việt Nam.

Chứng chỉ hành nghề được cấp cho nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo; nhà giáo nước ngoài nếu đáp ứng điều kiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và có nhu cầu.

Khi đó, Bộ GD&ĐT cho hay, chứng chỉ hành nghề là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp cho người đạt chuẩn nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác.

Đỗ Hợp





Nguồn: https://tienphong.vn/bo-gddt-rut-quy-dinh-chung-chi-hanh-nghe-khoi-du-thao-luat-nha-giao-co-tiec-hay-khong-post1682497.tpo

Cùng chủ đề

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Hôm qua 9-11, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều ý kiến quan tâm các chính sách đột phá cho nhà giáo như: tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi... Trình bày tờ trình dự luật,...

Đề xuất cấm nhà giáo ép buộc người học nộp các khoản tiền ngoài quy định

Dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra quy định nhà giáo không được ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật. Ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo (được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8), Điều 11 nêu rõ những việc nhà giáo không được làm. Cụ thể, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Đề xuất giao quyền tuyển, sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Sáng 9.11, trình dự án luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, bên cạnh các chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật cũng đề nghị giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Theo đó, Chính phủ đề xuất giao Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế nhà giáo...

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. Sáng 9-11, nêu ý kiến thảo luận tại tổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Cận cảnh 2 cây cầu xuống cấp nghiêm trọng ở khu Nam TPHCM

TPO - Trục đường Lê Văn Lương (đoạn qua huyện Nhà Bè) vẫn còn 2 cây cầu sắt xây dựng trước năm 1975 đã xuống cấp nghiêm trọng là cầu Rạch Tôm và cầu Rạch Dơi. Hiện nay, thành phố đang có kế hoạch xây cầu mới thay thế. 10/11/2024 | 13:02 ...

Vẻ đẹp cổ kính của ngôi làng trăm tuổi giữa lòng đô thị hiện đại

TPO - Giữa đô thị hiện đại Đà Nẵng, làng cổ Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang níu chân du khách bởi sự bình yên, hồn hậu với những nét cổ kính được gìn giữ qua nhiều thế hệ. 10/11/2024 | 05:30 Đà Nẵng: ...

Nườm nượp đi check-in hoa dã quỳ ở ngoại ô Hà Nội

TPO - Hằng năm, cứ vào cuối thu khi hoa dã quỳ vào độ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống, thuần khiết khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều bạn trẻ lại rủ nhau tới đây chụp ảnh với mong muốn lưu lại khoảnh khắc mà chỉ xuất hiện vào dịp này 09/11/2024 | 17:11 ...

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Hơn 15 giờ hôm 9-11, bầu trời TP Thủ Đức (TP HCM)...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Trường đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam chuyển qua mô hình đại học. ...

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024

Với thành tích 6 giải Nhất, 14 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích, đoàn Hà Nội đã xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 . ...

Vẻ điển trai của nam sinh trường Sư phạm ‘đốn tim’ dân mạng

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một nam sinh được cho là sinh viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với vẻ ngoài thanh tú, điển trai. Sau khi đăng tải, những hình ảnh này được chia sẻ nhanh chóng và thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người dành những bình luận “có cánh” cho nam sinh, như: “Thầy giáo tương lai đẹp trai”, “cực phẩm”...  Một tài khoản viết: “Thầy chắc...

Yêu cầu phụ huynh không đưa xe máy cho học sinh sử dụng khi chưa đủ tuổi

Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường THPT kiên quyết không giữ xe mô tô, còn phụ huynh không đưa xe cho học sinh sử dụng khi chưa đủ tuổi. ...

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Hôm qua 9-11, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều ý kiến quan tâm các chính sách đột phá cho nhà giáo như: tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi... Trình bày tờ trình dự luật,...

Mới nhất

Nỗ lực rèn luyện khẳng định mình

Ngày hội "Học sinh 3 rèn luyện" TP.HCM sáng 9-11 tại Trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (quận 8) diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi. ...

Trường đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Trường đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam chuyển qua mô hình đại học. ...

Chuyên gia cảnh báo nóngxuất hiện bão đôi, ảnh hưởng thế nào đến đất liền nước ta?

Tin bão mới nhất: Trao đổi với Dân Việt sáng nay (10/11), chuyên gia dự báo thời tiết Nguyễn Văn Hưởng nhận định: Khoảng cách giữa bão số 7 (YINXING) và...

Chờ đợi sự đột phá từ những tháng cuối năm

Để đạt mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong năm nay, phải trông chờ vào đột phá ở những tháng cuối năm.

Ứng phó khẩn cấp khi bão Toraji tiến gần Biển Đông

Dự báo thời tiết ngày 10/11.Ngày 10/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) gửi công điện cho các UBND các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các bộ, ngành liên quan về việc ứng phó với bão Toraji gần Biển Đông.Bão Toraji đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon...

Mới nhất