Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT sẽ rà soát phương thức tuyển sinh

Bộ GD-ĐT sẽ rà soát phương thức tuyển sinh


Các góc nhìn quan trọng với cơ quan hoạch định chính sách

Trao đổi với báo chí ngày 28.5, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, nhìn nhận, trong cuộc bàn luận về môn văn trong tổ hợp tuyển sinh y khoa ở một số trường đại học tư thục, các chuyên gia, các trường đào tạo về y khoa đã lên tiếng trong vấn đề chuyên môn này là rất quan trọng, là tín hiệu rất tích cực.

Xét tuyển ngành y bằng môn văn: Bộ GD-ĐT sẽ rà soát phương thức tuyển sinh - Ảnh 1.

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ rà soát tổng thể phương thức tuyển sinh của các trường, cần thiết sẽ yêu cầu các trường giải trình những vấn đề xã hội quan tâm.

Theo bà Thủy, các phản biện từ xã hội, cộng đồng, từ báo chí, từ các chuyên gia… và ngược lại, các trường cũng trao đổi, giải trình với xã hội, với thí sinh, với cơ quan quản lý nhà nước… đều thể hiện tính tích cực, toát lên tinh thần tự chủ đại học, đi đôi với trách nhiệm giải trình. Các ý kiến nói trên là các góc nhìn rất quan trọng đối với các cơ quan hoạch định chính sách. Bộ GD-ĐT luôn lắng nghe, tiếp thu để có thể có những điều chỉnh chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Bà Thủy cũng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của Bộ Y tế trong vấn đề này khi Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành sức khỏe.

Về vai trò của Bộ GD-ĐT, ngày 22.6.2021, bộ này đã ban hành Thông tư số 17 quy định về chuẩn chương trình đào tạo, về xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Trong đó đã quy định rõ chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành ở từng lĩnh vực (như lĩnh vực/khối ngành sức khỏe do Bộ Y tế chủ trì xây dựng) phải bao gồm không chỉ những quy định về chuẩn đầu vào, mà còn các yêu cầu khác về điều kiện bảo đảm chất lượng và chuẩn đầu ra cho từng lĩnh vực, nhóm ngành, ngành đào tạo.

Bà Thủy nhấn mạnh, chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo phải xác định rõ những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với từng trình độ, ngành và định hướng đào tạo mà người học cần đáp ứng để có thể học tập thành công và hoàn thành tốt chương trình đào tạo.

Khi quy định về chuẩn đầu vào, cần có quy định rõ các yêu cầu về kiến thức, năng lực… của người học, trong đó có thể có yêu cầu về kiến thức các môn trong tổ hợp xét tuyển hay bài thi đánh giá năng lực đầu vào.

Đầu vào quá thấp sẽ ảnh hưởng uy tín, chất lượng

Bà Thủy khẳng định, chuẩn chương trình đào tạo là rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành đào tạo cụ thể; khi xây dựng chuẩn này phải có sự tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả của các bên liên quan, trong đó có đại diện các cơ sở đào tạo, giới sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn.

Bên cạnh đó, cũng cần có tham khảo, đối sánh với mô hình, chuẩn hoặc tiêu chuẩn đối với các chương trình đào tạo của các nước hoặc các tổ chức quốc tế liên quan; đồng thời bảo đảm quyền tự chủ về xây dựng chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo.

Cũng theo bà Thủy, Bộ GD-ĐT cũng đã quy định rõ mỗi phương thức tuyển sinh (mà cơ sở đào tạo quyết định sử dụng) phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo.

Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.

“Suy cho cùng, yếu tố quan trọng nhất mà tất cả các bên liên quan đều quan tâm, đó chính là chất lượng đào tạo của các trường. Trường nào có hình thức, cách thức tuyển sinh không phù hợp, có đầu vào tuyển sinh quá thấp… thì sẽ chịu ảnh hưởng đến chính uy tín, thương hiệu, chất lượng đào tạo của mình, và về lâu về dài chắc chắn thí sinh sẽ không lựa chọn vào học”, bà Thủy nhấn mạnh, cho rằng, các kênh thông tin và các hệ quả lâu dài dự báo sẽ có tác dụng tích cực, giúp các trường tự điều chỉnh, hoàn thiện.

Bà Thủy cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát tổng thể phương thức tuyển sinh của các trường, trong trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo liên quan báo cáo, giải trình về những vấn đề mà xã hội quan tâm.

Trước đó, như Thanh Niên đã phản ánh, những ngày qua dư luận xôn xao về việc một số trường ĐH đưa các tổ hợp có môn văn vào tuyển sinh ngành y khoa. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tuyển sinh – đào tạo ĐH nói chung, ngành y nói riêng, cho rằng đó là tổ hợp “lạ” đối với tuyển sinh ngành y, đồng thời lo ngại nguy cơ chất lượng đào tạo không đảm bảo.



Source link

Cùng chủ đề

Bộ trưởng GD-ĐT: ‘Hà Nội phải hướng đến nền giáo dục thanh lịch’

Theo Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, nền giáo dục thủ đô phải hướng tới nền giáo dục thanh lịch. Ở đó, trường học phải là nơi an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục chửi bậy, không ép buộc học thêm. Sáng nay (12/11), Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt...

Đại học Quốc gia TPHCM công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực từ năm 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức sẽ diễn ra vào các ngày 30/3 và 1/6 tại 25 tỉnh, thành phố. Hôm nay (12/11), Đại học Quốc gia TPHCM công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực từ năm 2025. Theo đó, bài thi gồm các phần Sử dụng ngôn ngữ và Toán học, đồng thời tăng số lượng câu hỏi của hai phần này để tăng độ tin cậy và độ phân...

Hơn 10 trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Năm 2025, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh theo 6 phương thức xét tuyển, tăng thêm 1 phương thức so với năm 2024. Đây sẽ là năm đầu tiên trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng và sử dụng kết quả kỳ thi riêng của nhà trường để xét tuyển đại học.5 phương thức còn lại gồm: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết...

Bộ TT&TT phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

(CLO) Ngày 11/11, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ...

Nhiều trường đại học cắt giảm tổ hợp xét tuyển năm 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) mới đây công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Điểm đáng chú ý là trường sử dụng 4 tổ hợp môn xét tuyển áp dụng cho tất cả các ngành/chuyên ngành, tất cả các phương thức xét tuyển, gồm: Toán - tiếng Anh - Ngữ văn; Toán - tiếng Anh - Vật lý; Toán - tiếng Anh - Tin học; Toán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao ĐH Quốc gia TP.HCM chuyển hướng cấu trúc bài thi năng lực?

Dù trước đó đã công bố định hướng cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 6 môn thi phần giải quyết vấn đề của bài thi đánh giá năng lực từ 2025 nhưng cuối cùng ĐH Quốc gia TP.HCM chọn một giải...

Philippines mua hàng chục tàu tuần tra mới từ Pháp, Nhật Bản

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines chuẩn bị trang bị ít nhất 49 tàu tuần tra mới nhằm tăng cường năng lực an ninh hàng hải trong bối cảnh nhiều biến động. ...

Hội thảo phương thức mới về truyền thông y tế

Tiếp nối thành công của chuỗi hội thảo 'Xây dựng và phát triển kỹ năng truyền thông dành cho các chuyên gia y tế tạo ảnh hưởng xã hội', Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Trường chuyên ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp

Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại trong lớp học. Ngày 13-11, nhiều phụ huynh Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM vui mừng chia sẻ trên mạng xã...

Trường Trung cấp Lê Thị Riêng mời chuyên gia “hiến kế” giúp sinh viên nữ khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, phát triển văn hóa khởi nghiệp, khơi dậy khí thế, đổi mới sáng tạo, khát vọng vươn lên đến nữ học sinh, sinh viên là vấn đề hiện nay cần được quan...

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture”. “Chuỗi Đối thoại Khám phá Tương lai VinFuture” lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2023, nhằm mở ra cơ hội hợp tác và chuyển giao công nghệ tiềm năng trên thế giới cho Việt Nam.  Tại sự kiện, các nhà khoa học...

Vì sao ĐH Quốc gia TP.HCM chuyển hướng cấu trúc bài thi năng lực?

Dù trước đó đã công bố định hướng cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 6 môn thi phần giải quyết vấn đề của bài thi đánh giá năng lực từ 2025 nhưng cuối cùng ĐH Quốc gia TP.HCM chọn một giải...

Bản tin 60s: Người Việt tụt hạng về chỉ số thông thạo tiếng Anh

Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung bình.  Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung...

Mới nhất

Những chữ ‘dám’ đầy ấn tượng tại Sinh viên thế hệ mới 2024

Sinh viên thế hệ mới 2024 mang đến một điểm hẹn giao lưu giữa những chiến binh Gen Z tràn đầy tinh thần 'dám bứt phá, dám rực rỡ' với hàng loạt ý tưởng và dự án sáng tạo. ...

Trường chuyên ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp

Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại trong lớp học. Ngày 13-11,...

Bộ Tổng Tham mưu trao kinh phí hỗ trợ xây Nhà tình nghĩa, Nhà đại đoàn kết tại Cao Bằng

(Bqp.vn) - Nhân niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/11, Đoàn công tác Bộ Tổng Tham mưu do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã trao kinh phí hỗ...

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa...

Mới nhất