Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT phải mạnh tay chấn chỉnh

Bộ GD-ĐT phải mạnh tay chấn chỉnh


Vừa qua, Báo Thanh Niên có loạt bài phản ánh tình trạng trẻ chưa vào lớp 1 đã chịu áp lực phải đọc thông, viết thạo, nhận được nhiều quan tâm, bức xúc của dư luận.

TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), khẳng định: “Dạy học theo nội dung chương trình lớp 1 (chủ yếu là dạy tập viết và tính toán) cho trẻ em tuổi mẫu giáo xảy ra ở một số địa phương, đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội.

Dạy học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1, vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập khi vào học lớp 1, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt”.

'Dạy trước lớp 1 là phản khoa học': Bộ GD-ĐT phải mạnh tay chấn chỉnh   - Ảnh 1.

Nhiều bạn đọc đề nghị Bộ GD-ĐT cần có biện pháp mạnh để chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 tồn tại cả chục năm qua

Phụ huynh cần “dũng cảm”…

Rất nhiều bạn đọc (BĐ) đã bình luận dưới bài trả lời phỏng vấn này, vừa bày tỏ quan điểm, vừa cung cấp thêm thông tin thực tế mà chính con em họ đã trải qua để Bộ GD-ĐT nắm tình hình và có chỉ đạo sát thực tế hơn.

Một số BĐ cho rằng phụ huynh cần “dũng cảm” kiên quyết không cho con đi học trước và kết quả sẽ không đáng lo ngại như họ nghĩ. BĐ Bao Ngoc bình luận: “Tôi tin là bộ đúng. Thực tế, nỗi lo của cha mẹ mới chính là nguyên nhân họ đưa con mình đi học trước, chứ không phải do năng lực học sinh. Tôi từng rất đắn đo trước lời khuyên của nhiều người, nhưng sau cùng quyết định không cho con học trước, kể cả năm con vào lớp 1 là năm đại dịch phải học online. Thế nhưng thật ngạc nhiên, khả năng tiếp thu của bé là rất ổn, quan trọng là phải chăm chỉ”.

BĐ Ngoc Anh Doan cũng mong mọi người không sốt ruột cho con học trước lớp 1 khi kể: “Em mình ngày trước lúc mới vào lớp 1 cũng không học trước, không biết cả mặt chữ (cách đây đã 15 năm). Cô giáo lúc mới vào học được 1 tuần đã phải mời gia đình lên do bé không theo được các bạn trong lớp. Cả lớp ai cũng đã biết đánh vần và mặt chữ, riêng em mình thì không. Ba mình lúc đó đã xin cô cho bé ngồi một góc, được chữ nào hay chữ đó, không sao cả.

Nhưng sau 2 tháng, cô đã thông báo bé đọc bài và làm toán tốt nhất lớp. Có thể có nhiều yếu tố tác động, do không được học trước nên bé chú ý, tò mò hơn; lớp chỉ có 30 học sinh, chương trình cũ nên chương trình học nhẹ hơn… Dù sao mình cũng không ủng hộ lắm vấn đề dạy trước”.

BĐ tên Pin cũng nhắn nhủ: “Các bác có con chuẩn bị vào lớp 1 mà không cho con học trước thì giống như tôi trước đây, cuối cùng trong lớp cháu được cô chú ý quan tâm nhất”.

Không học trước bị cô giáo coi như “người ngoài hành tinh”?

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại phản ánh họ buộc phải cho con em mình đi học trước do áp lực từ thái độ của giáo viên. BĐ Hailua viết: “Tôi biết có 1 cháu vì không đi học trước lớp 1 nên khi vào học bị cô giáo coi như “người ngoài hành tinh” vì chưa biết viết. Cô giáo còn như vậy trách ai giờ”.

“Con tôi 5 tuổi, lớp chồi. Cô giáo hỏi đã học chữ và số chưa, chứ 90% học sinh của lớp là đã biết rồi”, một BĐ khác viết.

BĐ Vantran kể: “Con tôi vào lớp 1, cô giáo hỏi có học trước gì chưa. Tôi nói chưa. Cô giáo nói vậy nếu không theo kịp bạn thì anh chị tự chịu nhé. Họ không dám nói mình phải cho con học trước, nhưng họ nói là mình tự chịu trách nhiệm. Vậy chẳng khác nào ép phụ huynh. Bạn bè tôi cũng bị như vậy. Các cấp lãnh đạo Bộ GD-ĐT có biết việc này không?”.

Một BĐ cho biết bản thân là giáo viên và cũng có con năm nay vào lớp 1, chia sẻ: “Con của đồng nghiệp bằng lứa tuổi chưa vào lớp 1 đã học đến chương trình lớp 2 rồi ạ. Không biết có phải ba mẹ đang muốn đào tạo con là thần đồng không nữa. 2 vợ chồng em vẫn bảo thủ ý kiến không cho con học trước chương trình lớp 1 thì bị rất nhiều ý kiến phản bác ạ. Không học thì khi con đến lớp rất tội nghiệp, bị cô đánh vô cớ, thua thiệt với bạn…

Em là giáo viên nhưng không đặt nặng là có phần thưởng hay không. E chỉ muốn bé học đúng với độ tuổi. Nên em hy vọng các cô giáo cấp 1 hãy có tâm và uốn nắn các bé, dù đó là một tờ giấy trắng ạ”.

Tương tự, BĐ ThienHanhPham viết: “Con mình đây, cả nhà vật vã với bạn nhỏ khi vào lớp 1. Cũng không cho con học chữ để không phản khoa học, khi vào lớp 1 cô mặc định biết đọc và đánh vần nên cu cậu theo không kịp, cu cậu bị stress vì bạn biết hết mà mình không biết. Hết 1 năm mới ổn, thật sự mệt mỏi. Đứa thứ 2 mình cho học trước chữ, mọi thứ đều ổn khi đi học lớp 1”.

Sao vẫn để xảy ra hàng chục năm qua?

Nhiều BĐ nêu thắc mắc tại sao nhận thấy rõ ràng dạy trước là phản khoa học mà ngành GD-ĐT vẫn để tình trạng này tồn tại cả chục năm qua mà không có biện pháp chấm dứt.

BĐ Trịnh Mạnh Hoạch bình luận: “Chưa vào lớp 1 học trước là phản khoa học. Đúng như Bộ GD-ĐT nhận xét, nhưng thực tế chuyện này xảy ra đã mấy chục năm rồi. Con tôi vào lớp 1 năm 2005, nay đã 18 năm thì việc đó có rồi. Tôi ước ao ngay từ bây giờ, Bộ GD-ĐT chấn chỉnh việc này cho thế hệ sau chứ đừng giải thích cho xong. Bạo lực học đường cũng vậy, mỗi lần báo đăng thì vô cùng đau xót nhưng Bộ GD-ĐT có giải pháp gì để dứt điểm?”.

BĐ Nhat Vu đặt câu hỏi: “Bộ cứ nói phản khoa học sao không cấm và thanh tra, kiểm tra vấn đề dạy thêm tiểu học và dưới tiểu học, để tràn lan mất tuổi thơ của các em như hiện nay. Ở các cấp khác cũng thế, bộ nên chỉ đạo các địa phương thanh tra, kiểm tra vấn đề dạy thêm học sinh chính khoá trong và ngoài nhà trường”.

BĐ Slimle thì cho rằng: “Chương trình lớp 1 quá nặng để 1 cháu không học gì trước đó có thể theo kịp giáo án. Còn việc dạy thêm, dẫn học sinh ở lớp về nhà dạy ở cấp tiểu học, xin thưa là tràn lan, có cả tình trạng chèn ép, gây áp lực phụ huynh nếu không cho con em học thêm”. 

BĐ TuanVo đề nghị: “Bộ GD-ĐT cần đi xuống các trường tiểu học, nơi các em lớp 1 đang trải nghiệm “ý tưởng không học trước chương trình” trước khi vào lớp 1! Chúng ta phải có một cái nhìn tổng thể về chất lượng trường lớp, điều kiện dạy của giáo viên và điều kiện học tập của các cháu lớp 1 để có hướng giúp các cháu học tập tốt hơn…”.



Source link

Cùng chủ đề

Bộ TT&TT phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

(CLO) Ngày 11/11, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ...

Trình Quốc hội xếp lương nhà giáo cao nhất, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Sáng 9.11, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự án luật Nhà giáo, đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu cho nhà giáo. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Tin nhắn “bắt, lập biên bản giáo viên dạy thêm” đang lan truyền là giả mạo

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM đã chuyển thông tin về tin nhắn giả mạo, mạo danh này đến Công an Thành phố để xác minh ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê chuẩn. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có yêu cầu đối với thủ lĩnh đa số kế tiếp của Thượng viện Mỹ khi đảng Cộng hòa giành lại quyền kiểm soát thượng viện ảnh: reuters Các thượng nghị...

Thực phẩm chức năng giả bán tràn lan, thổi phồng công dụng

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày về những khó khăn và giải pháp để ngăn chặn thực phẩm chức năng giả, nhái được bán tràn lan trên thị trường. Chiều 11.11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đề cập đến tình trạng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm kém chất lượng được quảng cáo, bày bán tràn lan trên thị trường. "Lách luật" để bán sản...

Cơ hội mới cho bệnh nhân ung thư tái phát, kháng thuốc

Một trong những lĩnh vực mũi nhọn đang được các cơ sở y tế lớn trong nước nghiên cứu và có kết quả khả quan là ứng dụng công nghệ sinh học, y học cá thể. ...

Những biểu hiện tưởng chừng bình thường nhưng có thể là dấu hiệu của bệnh tâm lý

Ngủ ly bì, dễ dàng cáu gắt với người thân, vui vẻ vào ban ngày nhưng ủ dột vào chiều tối... có thể là những dấu hiệu tâm lý bất thường, không nên xem nhẹ. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chủ đề cuộc thi UPU lần thứ 54 hay nhất trong 10 năm qua

Tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ, đối với ông, chủ đề cuộc thi năm nay hay nhất trong 10 năm qua. Ngày 11/11, chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Phạm Tấn Ngọc Thụy cho hay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích,...

Cùng chuyên mục

Giáo sư nổi tiếng ngành y quê Vĩnh Long, qua Mỹ học ngành độc lạ nay ‘siêu hot’

Bác Sĩ Phạm Lê An là nam giáo sư ngành Y duy nhất năm nay. Hơn 20 năm trước, ông từng qua Mỹ theo học một chuyên khoa lạ lẫm và trở thành một trong những bác sĩ đặt nền móng cho khoa này ở Việt Nam. Năm nay, ngành Y có thêm 3 giáo sư là Phạm Lê An, Trần Phan Chung Thủy và Trịnh Thị Diệu Thường. Trong đó, bác sĩ An là nam giáo sư duy nhất. Ông...

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Thi đâu thắng đó với suy nghĩ “học để ứng dụng vào thực tế”

Chi tiết máy là một môn học chuyên ngành quan trọng trong lĩnh vực Cơ khí. Bằng tình yêu khoa học, Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Khoa Cơ khí, trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM)...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

TP.HCM gặp gỡ tri ân những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô

Sáng 11-11, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp gỡ những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hồ Hải - phó...

Mới nhất

Vàng trong dân là vàng chết, không khuyến khích người dân giữ vàng

(Dân trí) - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết chủ trương chính sách vẫn là chống vàng hóa và USD hóa, do đó không khuyến khích người dân nắm giữ vàng, nhất là vàng miếng giá trị cao. Ngày 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về...

Giáo sư nổi tiếng ngành y quê Vĩnh Long, qua Mỹ học ngành độc lạ nay ‘siêu hot’

Bác Sĩ Phạm Lê An là nam giáo sư ngành Y duy nhất năm nay. Hơn 20 năm trước, ông từng qua Mỹ theo học một chuyên khoa lạ lẫm và trở thành một trong những bác sĩ đặt nền móng cho khoa này ở Việt Nam. Năm nay, ngành Y có thêm 3 giáo sư là Phạm Lê An,...

Điểm nghẽn bộ máy cồng kềnh: Cách nào để thu gọn?

Trong bài viết Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đại hội VI của...

Thảo nguyên đẹp lạ ở Hà Giang, khách chơi ‘thả ga’ chưa hết 2 triệu đồng

Tháng 10, thảo nguyên Suôi Thầu ở Hà Giang bước vào mùa rực rỡ nhất. Nhiều du khách từ Hà Nội vượt đường xa tới đây, đắm mình giữa khung cảnh đẹp như tranh, tràn ngập các loài hoa. Cách trung tâm TP Hà Giang khoảng 150km về phía Tây, thảo nguyên Suôi Thầu (thuộc xã Nàn Ma - nơi...

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng. 45 tuổi tham gia BHXH vẫn chưa muộn Chị Lê Thị Hà (43 tuổi, ở Bình Dương) từng làm công nhân ở nhà máy sản xuất thực phẩm tại quận...

Mới nhất