Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT nêu kinh nghiệm quốc tế về thi hay xét tốt...

Bộ GD-ĐT nêu kinh nghiệm quốc tế về thi hay xét tốt nghiệp THPT


Trung Quốc thi 3 môn, Nhật Bản và Hàn Quốc không thi

Theo tổng hợp của Cục Quản lý chất lượng, Trung Quốc tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT thống nhất trong cả nước tại các tỉnh, diễn ra trong 2 – 3 ngày, đề thi do Bộ GD-ĐT chủ trì; các tỉnh có thể dựa vào phạm vi nội dung do Bộ GD-ĐT quy định để tổ chức ra đề thi riêng.

Bộ GD-ĐT nêu kinh nghiệm quốc tế về thi hay xét tốt nghiệp THPT - Ảnh 1.

Thi tốt nghiệp THPT tại Việt Nam đang có xu hướng đề xuất chỉ thi 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn

Trung Quốc tổ chức thi 3 môn thi bắt buộc, gồm: toán, Trung văn (ngôn ngữ và văn học như môn ngữ văn của Việt Nam), Anh văn và một môn lựa chọn là khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.

Hình thức thi: trắc nghiệm kết hợp tự luận; kết quả thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và được các trường đại học, cao đẳng xem xét khi tuyển sinh.

Còn tại Hàn Quốc, học sinh không phải trải qua một kỳ thi quốc gia để tốt nghiệp THPT như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các trường THPT cấp chứng chỉ xác nhận học sinh đã hoàn thành chương trình học THPT và được công nhận tốt nghiệp THPT.

Nhật Bản cũng không tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia. Việc công nhận tốt nghiệp THPT đều do trường THPT chịu trách nhiệm.

Nga không thi trắc nghiệm, Pháp vừa thi vừa xét

Bộ GD-ĐT cũng nêu cách thức tổ chức thi của một số nước điển hình ở châu Âu như Nga, Pháp.

Ở nước Nga, kỳ thi quốc gia thống nhất là hình thức cơ bản đánh giá học sinh tốt nghiệp lớp 11 (tốt nghiệp THPT, do hệ giáo dục phổ thông của Nga chỉ có 11 năm) dành cho các trường trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Kỳ thi được tổ chức với 2 môn bắt buộc là tiếng Nga và toán. Các môn khác do học sinh tự chọn trong số các môn lịch sử, khoa học xã hội, văn học, vật lý, khoa học máy tính – công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), hóa học, sinh học, địa lý, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.

Bài thi môn tiếng Nga và toán không có bài tập dạng trắc nghiệm. Bài thi môn ngoại ngữ thì có phần yêu cầu người thi phải nghe đoạn ghi âm bằng ngoại ngữ và trả lời theo nội dung của bài nghe.

Tại Pháp, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trên toàn quốc (kỳ thi tú tài). Kỳ thi tú tài được bắt đầu ngay từ cuối năm lớp 11 và kết thúc vào cuối năm lớp 12, tuy nhiên hình thức thi có nhiều thay đổi.

Tính từ tháng 6.2021, kỳ thi tú tài được thực hiện với các bài thi bắt buộc, gồm: ngữ văn, triết học, 2 môn học sở trường đã được học sinh chọn và bài thi thuyết trình trong khoảng thời gian 20 phút (học sinh sẽ thuyết trình về một đề tài đã chọn và chuẩn bị từ năm lớp 11 cho đến hết năm lớp 12), được thi vào cuối mùa xuân của năm lớp 12.

Cách xét tốt nghiệp tại Pháp như sau: các đánh giá thường xuyên chiếm 40% tổng số điểm tốt nghiệp, trong đó 10% được tính từ điểm tổng kết 2 năm học lớp 11, lớp 12 và 30% đến từ điểm của 2 bài kiểm tra chung (một bài ở lớp 11 và một bài ở lớp 12). Các đề kiểm tra chung được mỗi trường lựa chọn dựa trên bộ đề chung của bộ GD-ĐT. Các bài thi cuối cấp chiếm 60% tổng số điểm tốt nghiệp.

Mỹ bỏ dần thi tốt nghiệp

Cục Quản lý chất lượng dẫn thông tin từ tờ Washington Post (2017) cho biết số tiểu bang của Mỹ bỏ thi tốt nghiệp THPT đang dần gia tăng. Năm 2015, còn 21/50 bang duy trì chính sách thi tốt nghiệp THPT; trong đó, có Florida, Texas, California và New York. Tuy nhiên, 2 năm sau (2017), chỉ còn 13 bang; đến năm 2018, chỉ còn 12 bang.

Bài thi sử dụng cũng rất khác nhau. Phần lớn 12 bang này tổ chức, thiết kế bài thi chuẩn hóa toàn bang riêng, nhưng cũng có bang như Mississippi, New Jersey cho phép học sinh thi bài thi do các tổ chức khảo thí chuyên nghiệp tổ chức để thay thế như bài thi ACT, SAT.

Ở một số bang này, học sinh có nhiều lựa chọn để lấy bằng tốt nghiệp, trong đó có cả hình thức nộp hồ sơ chứng minh học lực.

Nếu muốn vào đại học và cao đẳng, các trường chỉ xét tuyển điểm của 6 môn lớp 12 (điểm số của các lớp trước đều không tính) và một số điều kiện khác.

Xu hướng thi gọn nhẹ

Từ việc tổng hợp cách thức tổ chức tốt nghiệp THPT của các nước trên, Cục Quản lý chất lượng cho rằng: rõ ràng không có câu trả lời đơn nhất đúng, sai cho những hình thức thi THPT, mà là mỗi cách đều cần phải phục vụ (một cách hiệu quả) mục đích của hệ thống giáo dục quốc gia.

Tuy nhiên, có một điểm chung ở các nước vừa nêu, đó là phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng gọn nhẹ; bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề và đánh giá được quá trình dạy, học và những mục đích khác.

Thời điểm này, dù đã sắp hết tháng 10 nhưng Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ứng với đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Trước đó, đầu tháng 10.2023, theo kết quả tổng hợp ý kiến góp ý về số môn thi cho phương án thi này của Bộ GD-ĐT, gần 60% ý kiến giáo viên ở một số địa phương tham gia khảo sát (TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng SơnBắc Giang) đề xuất kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán, cộng thêm 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học lớp 12 (gồm cả ngoại ngữ và lịch sử).

Theo Bộ GD-ĐT, số môn thi như trên có tới 3 ưu điểm: giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí tiền bạc, thời gian cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn so với hiện nay thi 6 môn); không gây mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, giúp học sinh dành thời gian học các môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp; thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để phát huy năng lực sở trường, có kết quả thi thuận lợi để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.



Source link

Cùng chủ đề

Bộ trưởng GD-ĐT: ‘Hà Nội phải hướng đến nền giáo dục thanh lịch’

Theo Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, nền giáo dục thủ đô phải hướng tới nền giáo dục thanh lịch. Ở đó, trường học phải là nơi an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục chửi bậy, không ép buộc học thêm. Sáng nay (12/11), Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt...

Bộ TT&TT phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

(CLO) Ngày 11/11, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ...

Trình Quốc hội xếp lương nhà giáo cao nhất, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Sáng 9.11, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự án luật Nhà giáo, đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu cho nhà giáo. ...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Giáo sư khuyên sinh viên vừa tốt nghiệp ăn bám bố mẹ không vội đi làm

TRUNG QUỐC - Giáo sư Lương Vĩnh An khoa tiếng Trung (Ngữ văn) của Đại học Phúc Đán cho rằng, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học có điều kiện nên "ăn bám" bố mẹ, không vội vàng tìm việc làm. Chia sẻ của Giáo sư Lương Vĩnh An với The Paper gây tranh cãi những ngày qua, khi đi ngược với truyền thống là sinh viên vừa ra trường cố gắng tìm việc ổn định.  Khuyên sinh viên vừa tốt...

Tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh bầm tím 2 chân

(NLĐO) – Nhà trường đã đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm có hành vi đánh bầm tím 2 chân của nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam. ...

Công an điều tra cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân

Công an tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm cầm thước đánh bầm tím cả 2 chân học sinh lớp 6. ...

Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân

Nhà trường đã tạm đình chỉ công tác cô giáo dùng thước đánh học sinh lớp 6 bầm tím hai chân. Lãnh đạo nhà trường cũng thông tin đã làm việc với gia đình, đồng thời đề nghị cô giáo chở em học sinh...

Phụ huynh tặng nghìn like cho hiệu trưởng “đổi hoa lấy quà”

Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, nhiều phụ huynh bày tỏ họ cảm thấy tiếc khi những bó hoa, lẵng hoa có giá vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng chỉ bày trong...

Mới nhất

Dùng như thế nào? Cần chú ý những gì?

Theo dõi chỉ số đường huyết rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Kiểm tra đường huyết tại bệnh viện có độ chính xác cao nhưng đôi khi người bệnh sẽ không...

Người dùng smartphone Samsung cần cập nhật bảo mật ngay

Samsung vừa chính thức phát hành bản cập nhật bảo mật đặc biệt và khuyến cáo người dùng cập nhật ngay để khắc phục nhiều lỗ hổng quan trọng.

Hướng dẫn cách tạo website nhanh chóng và chuyên nghiệp

Với 5 bước đơn giản, bạn có thể tạo ngay một website cá nhân miễn phí và chuyên nghiệp mà không cần đầu tư nhiều. Cùng khám phá cách xây dựng trang web nhé!

Vietravel hân hạnh tổ chức hành trình Starclub Anh Quốc & Scotland 2024 cùng Prudential Việt Nam

Với chương trình tour được "đo ni đóng giày" cực kỳ chuyên nghiệp, đã mang đến sự hài lòng và nguồn cảm hứng mới mẻ, thú vị cho các khách mời tham gia chuyến đi cùng doanh nghiệp.Đất nước Anh cổ kính xinh đẹp chào đón du khách với mùa lá vàng lá đỏ ngập tràn khắp nơi. Du khách...

Giúp Lào có biển, có cảng riêng, kết nối đường sắt, đường bộ để hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập

Bên cạnh thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, giáo dục…, quan điểm chiến lược của Việt Nam là giúp Lào "có biển, có cảng riêng", tiếp theo là có đường sắt, đường bộ để mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế độc lập. Giúp Lào "có biển, có cảng riêng", kết nối đường sắt, đường...

Mới nhất