Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT khẳng định đề thi đảm bảo công bằng và có...

Bộ GD-ĐT khẳng định đề thi đảm bảo công bằng và có sự phân hóa


Chiều nay 29.6, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo sau khi các buổi thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 kết thúc. 

Tại cuộc họp báo, các phóng viên đặt nhiều câu hỏi liên quan đến đề thi, trong đó có những nghi vấn về chất lượng đề thi (môn văn vẫn nặng tính văn mẫu, tính phân hóa thấp) và sự trùng lặp đề thi tốt nghiệp môn văn với đề thi môn này ở một số kỳ thi khác của các địa phương.

Bộ GD-ĐT khẳng định đề thi đảm bảo công bằng và có sự phân hóa - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng ban Đề thi (Ban Chỉ đạo thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023)

Nguyên tắc đầu tiên là đảm bảo công bằng

Đại diện Bộ GD-ĐT, ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng ban Đề thi (Ban Chỉ đạo thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023), cho biết theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tinh thần của đề thi năm nay là giữ ổn định về cấu trúc như năm 2022; đề thi phải nằm trong chương trình, không ra vào phần giảm tải, phần vượt quá chương trình; đề thi cần phải có tính phân hóa tốt nhất trong khả năng, trong phạm vi một đề thi tốt nghiệp THPT.

“Trong công tác đề thi, nguyên tắc đầu tiên mà chúng tôi đặt ra là đảm bảo tính công bằng cho thí sinh. Tất nhiên, tính công bằng còn phải được đảm bảo ở các khâu khác như coi thi, chấm thi thì mới giải quyết được bài toán tổng thể. Tính công bằng trong việc ra đề thi thể hiện qua việc phải phân hóa được thí sinh”, ông Hà cho biết.

Theo ông Hà, mặc dù đội ngũ ra đề là những chuyên gia hàng đầu nhưng khi bắt đầu tập trung để làm đề, hội đồng vẫn tổ chức tập huấn lại cho các chuyên gia này. Có những kiến thức tưởng chừng đơn giản như các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, nhưng Ban Đề thi vẫn cùng các thầy cô trao đổi rất kỹ. Về cơ bản, đề thi năm nay có cấu trúc tương tự như năm ngoái: khoảng 50% mức độ 1 (nhận biết), 25% mức độ 2 (thông hiểu), 25% mức độ 3 và 4 (vận dụng và vận dụng cao).

Một việc khác (cũng nhằm đảm bảo tính công bằng) rất được coi trọng là bảo mật ngân hàng câu hỏi đề thi. Những người giới thiệu đề, soạn đề, lựa chọn vào ngân hàng đề là những người khác nhau. Việc này Ban Đề thi thực hiện trên cơ sở rút kinh nghiệm quy trình cũ (là quy trình ra đề năm 2021). Ngân hàng hiện nay điều chỉnh quy trình theo hướng những người soạn thảo câu hỏi khác với những người lựa chọn câu hỏi.

Có chuyện đề văn trùng nội dung với các đề kỳ thi khác hay không?

Về việc đề thi môn văn bị cho là có sự trùng lặp về nội dung với đề thi thử ở Nghệ An và đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội (các kỳ thi này đều được tổ chức năm 2023), ông Hà khẳng định là không có chuyện trùng lặp.

Với trường hợp đề môn văn bị cho là trùng đề thi thử của Nghệ An, phần ngữ liệu (tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân) thì trùng, nhưng lệnh hỏi hoàn toàn khác nhau. Điều này là bình thường với phần làm văn.

Trong cả chương trình có tổng cộng 17 tác phẩm, nhưng có 2 tác phẩm không thuộc phần giao giữa chương trình THPT và giáo dục thường xuyên. Với chương trình 2006, Bộ GD-ĐT không thể nào ra khác được ngoài 15 tác phẩm. Điều quan trọng là lệnh hỏi khác nhau. “Cho nên, chúng tôi không thấy có việc trùng đề”, ông Hà nói.

Ông Hà tiếp tục giải thích: “Với ý kiến cho rằng đề văn trùng đề thi vào lớp 10 của Hà Nội, chúng ta có thể thấy ngữ liệu khác nhau, lệnh hỏi khác nhau. Với Hà Nội, lệnh hỏi là làm chủ cảm xúc. Còn đề thi tốt nghiệp, lệnh hỏi cao hơn là cân bằng cảm xúc”.

Ông Hà cũng cho biết, năm nay, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đưa vào quy trình kiểm soát những phần trùng lặp nội dung đã thi hoặc các đề thi đã công bố bằng cách sử dụng các phần mềm và cơ sở dữ liệu được thu thập.

Số lượng dữ liệu Ban Đề thi đưa vào để rà soát là khoảng 120 GB, bao gồm tất cả đề đã thi, các câu hỏi mà Ban Đề thi đã tìm kiếm được trên mạng, các cơ sở gửi tới, Bộ GD-ĐT chủ động tìm…; tiếp đó là sử dụng phần mềm có đối sánh để rà soát.

Việc rà soát này được sử dụng cho cả 15 môn thi, nhờ vậy đã hạn chế được rất nhiều phần trùng lặp. Môn văn là một ví dụ cụ thể. Nếu không nhờ có phần mềm này, kỳ thi có thể có một đề văn khác; đề văn ấy có thể là trùng lặp thậm chí ở mức độ lớn hơn.

Nhưng sau đó ông Hà lại thông tin, dữ liệu để rà soát đề thi không có đề thi thử môn văn của Nghệ An, do đề này không có trên mạng. Vì thế, phần mềm của Bộ GD-ĐT đã không so sánh được đề thi của bộ với đề của Nghệ An. “Nếu có thì đã tránh được. Nhưng như tôi đã nói, việc có trùng lặp cũng không có vấn đề gì, do tuy trùng ngữ liệu nhưng khác lệnh hỏi”, ông Hà nói.

Còn trường hợp trùng với đề Hà Nội thì chính hội đồng đã thảo luận sau khi nhận được thông tin. Sau khi họp, xem xét thấy ngữ liệu khác nhau, lệnh hỏi khác nhau nên hội đồng đã cân nhắc và vẫn quyết định sử dụng câu hỏi đó.

Ông Hà cho biết, trong đề văn có phần đọc hiểu, có phần làm văn. Với đọc hiểu, về cơ bản đề thi được phép sử dụng ngữ liệu không nằm trong chương trình. Đây là một điểm mới. Với phần này, tổ ra đề luôn hướng tới nội dung liên quan thiết thực tới các vấn đề xã hội, vấn đề có tính thời sự, vấn đề cần tính giáo dục. Do ngữ liệu nằm ngoài chương trình, phần đọc hiểu có tính mở cao.

Với phần làm văn, Chương trình THPT 2006 còn tiếp tục với khóa học sinh lớp 12 năm nay và sang năm (2024); sau đó là có học sinh lớp 12 học chương trình 2018. Với chương trình 2018, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo thực hiện tính mở cao với dạy học và đánh giá môn văn, không có những quy định nói về tác phẩm cụ thể.

“Khi đã không bị những ràng buộc như thế, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề về sự sáng tạo trong dạy học. Còn ở thời điểm hiện tại, do khuôn khổ của chương trình, chúng ta chỉ có thể làm tốt nhất trong khả năng”, ông Hà chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Bộ TT&TT phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

(CLO) Ngày 11/11, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ...

Trình Quốc hội xếp lương nhà giáo cao nhất, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Sáng 9.11, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự án luật Nhà giáo, đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu cho nhà giáo. ...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cách ăn chay giúp giảm huyết áp

Một trong những điều quan trọng nhất với người bị huyết áp cao là phải kiểm soát được huyết áp. Vì áp lực bên trong mạch máu tăng cao suốt thời gian dài sẽ dễ gây tổn thương thành mạch máu, tăng nguy...

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh việc chống lại chính sách kiềm tỏa của Mỹ. ...

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Bộ trưởng TT-TT: ‘Số người dùng 1.000 mạng xã hội Việt Nam cộng lại bằng Facebook, TikTok’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội, số người dùng cộng lại bằng hoặc cao hơn các mạng xã hội như Facebook, TikTok... Mạng xã hội không tuân thủ có thể bị dừng hoạt động Sáng 12.11, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) nêu tình trạng quảng cáo không đúng gây hiểu nhầm, thậm chí có thể...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Trường đại học tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Ngày 10/11, tại Đà Nẵng, Đại học Duy Tân tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân. ...

Cùng chuyên mục

“Giáo dục Thủ đô phải hướng tới nền giáo dục thanh lịch”

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: “Giáo dục Thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, hướng tới giáo dưỡng, tạo nên những công dân Thủ đô thanh lịch, có tầm văn hóa, trách nhiệm xã hội và biết sống hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng. Muốn vậy, nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch”. Sáng 12/11, tại Trung tâm hội nghị...

Đại học Quốc gia TP.HCM công bố cấu trúc bài thi đánh giá năng lực áp dụng từ năm 2025

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 2025 được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngày 12-11, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai - phó giám đốc Đại học Quốc gia...

Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Ngày 12/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam; đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; vinh danh các nhà giáo Thủ đô được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16. ...

‘Giáo dục thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch’

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng: 'Trong sự phát triển toàn diện con người, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu...

Đại học Quốc gia TP.HCM công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực 2025

Đề thi đánh giá năng lực 2025 của Đại học Quốc gia TP.HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn. Thí sinh làm bài thi trên giấy, thời gian 150 phút.Xem chi tiết đề minh hoạ Tại đây.Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực được điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhà trường sẽ giữ cấu trúc phần Sử dụng ngôn ngữ và Toán học, đồng thời...

Mới nhất

Bài 3 – Cần hài hòa lợi ích

Nếu áp thuế VAT 5% với mặt hàng phân bón, nông dân sẽ là người chịu thiệt. Tuy nhiên, không chỉ xoay quanh câu chuyện thiệt – hơn mà là bài toán hài hòa lợi ích Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh...

Cách ăn chay giúp giảm huyết áp

Một trong những điều quan trọng nhất với người bị huyết áp cao là phải kiểm soát được huyết áp. Vì áp lực...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Báo chí Trung ương và Hà Nội nhiệm kỳ 2024-2029

(NADS) - Sáng nay, ngày 12 tháng 11 năm 2024, tại Hà Nội, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Báo chí Trung ương và Hà Nội đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024-2029 ...

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh...

Vietjet nhận giải thưởng lớn về công nghệ số

Vietjet vừa được vinh danh tại Giải thưởng ASOCIO DX Award ghi nhận các sáng kiến và giải pháp công nghệ số trong việc xây dựng hệ sinh thái số và cải thiện trải nghiệm người dùng. ...

Mới nhất