Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không?

Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không?


CÀNG XÃ HỘI HÓA, GIÁ SÁCH CÀNG TĂNG

Trước đó, trong phiên thảo luận chiều 31.10, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) nêu quan điểm Bộ GD-ĐT cần biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK). Bà Hoa viện dẫn Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội, nói đây là “nghị quyết gốc”, nêu rõ nhiệm vụ biên soạn một bộ SGK của Bộ GD-ĐT. Bà Hoa cho rằng việc Bộ GD-ĐT biên soạn sách sẽ vừa đảm bảo chủ động về nguồn SGK trong mọi tình huống, vừa thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với công tác này.

Bước sang phần tranh luận hôm qua, đại biểu Trần Văn Sáu (đoàn Đồng Tháp) đồng tình với đại biểu Hoa, và cho biết năm 2014 Quốc hội ban hành Nghị quyết 88/2014, đến năm 2020 thì ban hành Nghị quyết 122/2020. Trong 6 năm đó, Bộ GD-ĐT không tổ chức thực hiện biên soạn một bộ SGK mà đẩy toàn bộ việc biên soạn sách cho xã hội hóa, dẫn tới thị trường SGK bị thả nổi, giá tăng không kiểm soát được.

Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không? - Ảnh 1.

Còn nhiều ý kiến tranh luận xung quanh việc Bộ GD-ĐT có nên biên soạn một bộ sách giáo khoa

Dù ủng hộ chủ trương kêu gọi xã hội hóa, nhưng ông Sáu cho rằng nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục. “Xã hội hóa SGK là đúng nhưng nên có mức độ phù hợp, không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa”, ông nói.

Vị đại biểu Đồng Tháp đưa ra một nghịch lý rằng các lĩnh vực khác khi xã hội hóa sẽ đều hạ giá thành sản phẩm, nhưng riêng SGK càng xã hội hóa thì giá lại càng tăng và không có căn cứ nào đảm bảo giá SGK sẽ không tiếp tục tăng. Điều này trái với Nghị quyết 122/2020 về việc nhà nước phải đảm bảo SGK phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và thu nhập của người dân, bởi hiện nay “đi tiếp xúc cử tri ở đâu người dân cũng than phiền giá SGK tăng”.

Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không? - Ảnh 2.

Đại biểu Trần Văn Sáu nhấn mạnh:”Xã hội hóa SGK là đúng nhưng nên có mức độ phù hợp, không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa”

B GD-ĐT BIÊN SOẠN SÁCH, LIỆU GIÁ CÓ GIẢM ?

Ở chiều ngược lại, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) viện dẫn luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, và cho rằng không hề có khái niệm “nghị quyết gốc”, cũng không hề có sự phân biệt cấp độ giữa các nghị quyết của Quốc hội. “Dù đại biểu Hoa coi Nghị quyết 122/2020 là gì thì các tổ chức, cá nhân liên quan vẫn phải tổ chức thực hiện nghị quyết này”, bà Thúy nói.

Vẫn theo bà Thúy, khoản 3 điều 156 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nêu trong trường hợp các văn bản do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau cùng về một vấn đề thì áp dụng quy định tại văn bản ban hành sau. Hơn nữa, luật Giáo dục năm 2019 cũng chỉ quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK mà không quy định Bộ GD-ĐT phải biên soạn một bộ SGK. “Xin hỏi luật Giáo dục có phải văn bản quy phạm pháp luật gốc không?”, bà Thúy đặt câu hỏi.

Nữ đại biểu nói Quốc hội khóa này có quyền ban hành một nghị quyết có nội dung khác với Nghị quyết 122/2020, “nhưng có nên làm một việc xã hội đã làm”, bởi việc thay đổi một chính sách giữa chừng cần có thời gian nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đánh giá tác động cẩn thận”. Bà đề nghị Bộ GD-ĐT thay vì đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK thì nên tập trung chỉ đạo biên soạn SGK cho trẻ khiếm thị, khiếm thính, SGK cho trẻ em dân tộc thiểu số, việc này cấp thiết hơn.

Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) phân tích 2 mục tiêu khi thực hiện chủ trương xã hội hóa SGK: thứ nhất và quan trọng hơn là tranh thủ chất xám, trí tuệ của các chuyên gia, học giả, nhà khoa học, nhà giáo trong lĩnh vực biên soạn sách; thứ hai là huy động tiềm lực kinh tế của xã hội. Theo ông, không chỉ SGK, lĩnh vực nào khi xã hội hóa ban đầu cũng có thể xảy ra chệch choạc, “nhưng chệch choạc ở đâu thì ta sửa ở đó”.

Ông Nghĩa đặt giả thiết trường hợp Bộ GD-ĐT đứng ra biên soạn một bộ SGK thì liệu có giải quyết được các vấn đề đặt ra, trong đó có vấn đề về giá sách, hay không. “Nếu cho rằng có vấn đề về giá, chúng ta có thể giải quyết bằng việc huy động cho mượn SGK, ủng hộ sách cho vùng sâu vùng xa, chứ không phải đẻ ra thêm một bộ SGK của nhà nước. Nếu làm mà không giải quyết được thì sẽ xử lý sao?”, vị đại biểu nêu quan điểm.

Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không? - Ảnh 3.

đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Bộ GD-ĐT thay vì đứng ra tổ chức biên soạn một bộ SGK thì nên tập trung chỉ đạo biên soạn SGK cho trẻ khiếm thị, khiếm thính, SGK cho trẻ em dân tộc thiểu số, việc này cấp thiết hơn.

SẼ ĐỀ ĐẠT PHƯƠNG ÁN VỚI QUỐC HỘI

Giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn dẫn lại nội dung trong báo cáo của Chính phủ về kinh tế – xã hội, nhận định rằng SGK chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo bộ trưởng, đây là đòi hỏi rất cao, rất trách nhiệm của Chính phủ; dù đã làm được những việc quan trọng nhưng ngành giáo dục vẫn sẽ phải làm tốt hơn nữa.

Tuy vậy, ông Sơn cũng lưu ý, nghị quyết giám sát của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK đã ghi nhận hệ thống SGK, tài liệu giáo dục được biên soạn, thẩm định, phê duyệt, in và phát hành cơ bản đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Nội dung SGK bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK: Nên hay không? - Ảnh 4.

Về yêu cầu Bộ GD-ĐT soạn một bộ SGK, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ có nghiên cứu đề xuất và cố gắng trong 1, 2 năm tới, khi chu trình đổi mới sách được hoàn tất sẽ có đánh giá sâu và đề đạt phương án với Quốc hội sau

Việc biên soạn SGK còn huy động được đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có trình độ, uy tín, kinh nghiệm. Từ năm 2020 đến nay, 381 đầu SGK mới được xuất bản với tổng số 194 triệu bản. “Đây là một ghi nhận, một sự cố gắng đối với toàn ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên, những người tham gia soạn sách”, ông Sơn nói.

Đối với các tranh luận về việc giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK của nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng từ nay đến năm 2024, việc quan trọng cần ưu tiên là thẩm định chất lượng của SGK các lớp 5, 9, 12 cho thật tốt, đảm bảo đủ SGK trước năm học mới. “Còn vấn đề được giao thì chúng tôi sẽ có nghiên cứu đề xuất và cố gắng trong 1, 2 năm tới, khi chu trình đổi mới sách được hoàn tất sẽ có đánh giá sâu và đề đạt phương án với Quốc hội sau”, ông Sơn nói.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng trả lời về băn khoăn của đại biểu xung quanh con số 213.449 tỉ đồng chi cho đổi mới giáo dục. Theo người đứng đầu ngành GD-ĐT, số tiền này gồm cả chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển. Trong đó, chi trực tiếp cho đổi mới giáo dục, bao gồm việc biên soạn chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, thẩm định SGK, tập huấn cho giáo viên toàn quốc, thì chỉ hết 395,2 tỉ đồng. 

Sẽ điều chỉnh lương, chế độ cho giáo viên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết tính đến nay cả nước còn thiếu 127.583 giáo viên; “con số này tăng không ngừng, vì riêng đầu năm học vừa rồi số học sinh tăng lên rất nhiều”, theo ông Sơn.

Không chỉ thiếu, tình trạng giáo viên nghỉ việc vẫn tiếp diễn. Đến tháng 9, toàn quốc có 17.278 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. “Năm ngoái, cùng với Bộ Nội vụ, chúng tôi đã xác định chỉ tiêu cho các tỉnh để tuyển giáo viên là hơn 26.000. Tuy nhiên, theo Bộ Nội vụ, các tỉnh vẫn còn lại 64.000 chỉ tiêu chưa dùng”, ông Sơn nói và cho biết nguyên nhân là có nơi dành để giảm 10% biên chế theo yêu cầu, có nơi không có nguồn để tuyển.

Bộ trưởng dẫn ví dụ về giáo viên mầm non, nhiều tỉnh tuyển mà không có người ứng tuyển vì công việc áp lực, lương thấp. “Đấy cũng là vấn đề rất lớn mà chúng ta cần phải đưa ra giải pháp”, ông Sơn nêu và cho rằng ngoài việc chuẩn bị nguồn tuyển, cũng cần điều chỉnh lương, chế độ, chính sách, nhà công vụ, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên và các giải pháp khác đồng bộ.

“Vừa qua, ngành giáo dục trong 3 năm liền cũng đã sắp xếp lại hệ thống các điểm trường, đã giảm 3.033 điểm trường, là con số rất đáng kể để có thể chăm sóc và giáo dục trẻ em tốt hơn. Nhưng đó cũng là một giải pháp, không thể cứ tăng mãi việc sắp xếp này được và cũng mong rằng trong thời gian tới các tỉnh lưu ý để chuyển hết chỉ tiêu”, bộ trưởng chia sẻ.



Source link

Cùng chủ đề

Cung ứng sách giáo khoa năm học mới ra sao?

Thiếu sách giáo khoa cục bộNgày 15-8, ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ cho thấy ở một số nhà sách và trường học tại TP.HCM có tình trạng thiếu cục bộ SGK mới in năm nay ở lớp 5, 9 và 12. Tại hệ thống nhà sách Fahasa, SGK là mặt hàng được hỏi nhiều trong ngày 15-8. "Tôi muốn mua...

Giảm giá sách giáo khoa vì quyền lợi người tiêu dùng

Câu chuyện giá sách giáo khoa luôn được sự quan tâm lớn của phụ huynh và học sinh trước thềm năm học mới.

Phí phát hành SGK và suy nghĩ của giáo viên

TP - Hầu hết các giáo viên mà chúng tôi gặp, trao đổi đều không biết, không được hưởng hoặc được hưởng rất ít phần trăm chiết khấu từ đơn vị bán sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. Khi biết mức chiết khấu từ 11% - 35%, rất nhiều giáo viên đều hết sức bất ngờ. Một giáo viên trường THPT công lập ở huyện miền núi tỉnh Hòa Bình cho biết, cứ...

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phủ nhận chuyện ‘làm SGK rất lãi’

Trước không ít ý kiến cho rằng làm SGK mang lại lãi cao, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, cho hay, quy trình làm SGK của Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt nam phải trải qua 8 bước: Xây dựng đội ngũ tác giả; xây dựng mô hình bao gồm đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, biên soạn bài mẫu, dạy thực nghiệm; biên soạn bản thảo thô, góp ý điều chỉnh bản thảo của tác giả. Tiếp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Công tố viên tại Hàn Quốc ngày 17.12 thông báo đã bắt đại tướng Park An-su, Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc. ...

Quả trứng hiếm ‘tỉ quả có một’ được giá hơn 6 triệu đồng

Quả trứng hình cầu siêu hiếm được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán đấu giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng). ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Tạm giữ hình sự đối tượng đánh tới tấp tài xế xe tải trên cabin

Cho rằng xe tải vượt ẩu xe của mình trên đường ở Bình Phước, người đàn ông đã hành hung tài xế ngay trên cabin khi dừng đèn đỏ. Công an vừa tạm giữ hình sự người này để điều tra làm rõ. Tối nay (17/12), Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, Cơ quan CSĐT vừa...

Ngành tài chính – ngân hàng lương bỏ xa các ngành khác

Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, cẩm nang thị trường lao động Việt Nam cho thấy ngành tài chính - ngân hàng có lương bỏ xa các ngành khác. ...

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. ...

Phát huy giá trị Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 để xây dựng các giá trị văn hóa CAND trong tình...

Ngày 17/12, tại Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phối hợp với Học viện Chính trị Công an nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy giá trị Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943...

Đại diện Việt Nam hé lộ “hậu trường” sau 4 ngày nhập cuộc Miss Charm 2024

Vừa hoàn thành vòng phỏng vấn kín, 37 thí sinh Miss Charm 2024 lập tức diện những bộ cánh sang trọng, lộng lẫy dự tiệc Beauty of Charm cùng ban tổ chức. Đại diện Việt Nam hé lộ "hậu trường" cuộc thi. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dai-dien-viet-nam-he-lo-hau-truong-sau-4-ngay-nhap-cuoc-miss-charm-2024-post1002680.vnp

Mới nhất