Trang chủNewsNhân quyềnBộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2023

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ năm 2023


fb4c6324-b75e-456d-8ca9-4504ff209328.jpeg
Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ để thông báo về tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại 4 tháng đầu năm 2023.

Sản xuất công nghiệp, thương mại phục hồi chậm

Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, 4 tháng đầu năm, nền kinh tế  đó mặt với nhiều thách thức do chịu sự tác động nhất định từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, nhất là chính sách lãi suất – tỷ giá. Hai động lực tăng trưởng chính của Việt Nam là xuất khẩu và tiêu dùng trong nước gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu thị trường trong nước tăng không cao, lạm phát xu hướng tăng cản trở sự hồi phục kinh tế…

Trong bối cảnh đó, trên cơ sở quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã quán triệt, cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch hành động, đặc biệt là bám sát tình hình biến động của kinh tế thế giới để linh hoạt trong điều hành; tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, nhanh chóng những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển. 

Về sản xuất công nghiệp, tính chung 4 tháng đầu năm 2023, IIP giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 7,8%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vốn đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế giảm 2,1% (cùng kỳ tăng 8,5%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,5% (cùng kỳ tăng 7%); ngành khai khoáng giảm 2,8% (cùng kỳ năm 2022 tăng 4,1%)…

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 52 địa phương và giảm ở 11 địa phương trên cả nước. Trong đó, một số địa phương trọng điểm về sản xuất công nghiệp có IIP giảm như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Về xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã tiếp tục ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2023 đạt 206,76 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 16,73%), trong đó xuất khẩu giảm 13% (cùng kỳ tăng 17,18%); nhập khẩu giảm 17,7% (cùng kỳ tăng 16,27%). Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm 2023 xuất siêu 7,55 tỷ USD.

Về thị trường trong nước, mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, dịch bệnh, mùa vụ… nhưng cơ bản, cung cầu các mặt hàng được bảo đảm, giá có sự tăng, giảm đan xen đối với từng nhóm hàng. Thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cung rau, quả, thực phẩm dồi dào, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy số ca nhiễm Covid-19 trong nước có xu hướng tăng trở lại trong tháng 4 nhưng hoạt động tiêu dùng thực phẩm thiết yếu của người dân vẫn ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, mua gom, tích trữ thực phẩm. Nguồn cung mặt hàng xăng dầu đầy đủ, giá trong nước có xu hướng tăng/giảm đan xen do chịu tác động của giá thế giới.

8cee3c3a-564c-407b-8f13-153c9b257488.jpeg
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại buổi họp báo 

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, nguyên nhân suy giảm trong sản xuất công nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu là do các đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm. Trong khi đó, các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu do sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa, đặc biệt là đối với các ngành hàng như dệt may, da – giày, điện tử… chỉ cung ứng cho nhu cầu nội địa 10% sản lượng, 90% sản lượng còn lại là xuất khẩu.

Bên cạnh việc giảm lượng, so với cùng kỳ giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản (nhận điều, cà phê, hạt tiêu, cao su…) giảm; giá xuất khẩu dầu thô, sản phẩm xăng dầu, các loại quặng, phân bón, sắt thép cũng giảm đã tác động đến tốc độ tăng giá trị sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nói chung.

Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng nước ngoài giảm, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, không dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng.

efca54bb-2b42-4cf2-98a1-95ae4a16d501.jpeg
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam. Ảnh: Q.K

Tăng cường xúc tiến thương mại, khai thác các thị trường mới

Thời gian tới, dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn tiếp tục khó khăn dù có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm và không đồng đều. Do đó, Bộ Công Thương sẽ tập trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN). Quyết liệt đột phá vào các thị trường có tầng lớp trung lưu gia tăng như các thị trường mới nổi E7 (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mexico và Indonesia; thị trường Halal (Trung Đông, Malaysia, Brunay). Đẩy mạnh khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số; Đẩy mạnh phát triển xuất nhập khẩu thông qua hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; Triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước; Thực hiện hiệu quả Chương trình đẩy mạnh đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tại các địa phương; Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất thông qua các giải pháp về ổn định thị trường tài chính, tiền tệ tháo gỡ khó khăn về vốn và giải pháp về tiền tệ, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp khu vực chế biến, chế tạo có thêm nguồn lực để phục hồi và phát triển.

Tại cuộc họp báo, ngoài các vấn đề liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, hoạt động thương mại, các vấn đề liên quan đến tình hình cung cấp điện nùa nắng nóng 2023, việc triển khai Quy hoạch điện VIII,  các nút thắt ở Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn … là chủ để nóng được các đơn vị báo chí quan tâm đặt câu hỏi cho ngành Công Thương. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Cảnh báo rủi ro khi giao dịch trên sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nếu chưa hoàn thiện các nghĩa vụ đăng ký, cấp phép tại Việt Nam theo quy định sẽ không chịu sự giám sát từ các cơ quan chức năng về chất lượng hàng hóa hay cam kết về dịch vụ hậu mãi. Do vậy, trong trường hợp giao dịch phát sinh vấn đề không mong...

Temu có đe dọa bán lẻ trong nước

Giải mã sức nóng của Temu Temu là một sàn TMĐT xuyên biên giới, được thành lập bởi PDD Holdings (Trung Quốc), nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay. Temu đã mở tính năng bán hàng tại Việt Nam và chạy quảng cáo rầm rộ đến người dùng. Điểm nổi bật của Temu so với các sàn TMĐT khác là giá sản phẩm rất rẻ, nhờ vào mô hình kinh doanh kết nối trực tiếp...

Thu hồi hơn 22.000 tỷ đồng trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế

Ngày 7/10, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thường kỳ về công tác tư pháp quý III/2024. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý chủ trì họp báo. Đã thi hành xong gần 622.000 việc và hơn 117.349 tỷ đồng Theo báo cáo tại buổi họp báo, trong quý III/2024, Bộ Tư pháp đã triển khai toàn diện, đầy đủ và đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ được giao và đã đạt được...

Tuyên truyền sâu rộng về Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Về nội dung câu hỏi của Báo Pháp luật TPHCM, ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, theo các quy định của Đảng, các văn bản pháp luật...

Điểm mới của Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần X

Thêm vào đó, báo cáo chính trị bổ sung nội dung nhận định, đánh giá khái quát quá trình 40 năm đổi mới của MTTQ Việt Nam theo đường lối của Đảng; phương hướng, mục tiêu nhiệm kỳ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khẳng định vị thế trong thực hiện các dự án quan trọng của Ngành TN&MT

(TN&MT) - Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ban Quản lý dự án) diễn ra sáng ngày 20/12, tại Hà Nội. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc...

Thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi DA đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1617/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Cùng chuyên mục

World Vision và Panasonic trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời cho hộ dân khó khăn ở Điện Biên

Ngày 19/12, tổ chức World Vision International tại Việt Nam và Tập đoàn Panasonic đã trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời xách tay cho các hộ dân tại huyện Tủa Chùa và Mường Chà (tỉnh Điện Biên). Chương trình nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt giúp trẻ em có điều kiện khó khăn có thể học tập tại nhà tốt hơn. Đây là hoạt động...

Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến: Mức hỗ trợ và thời điểm diễn ra?

Theo kế hoạch, Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến sẽ được tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025 (từ ngày 20/11 đến 21/12 năm Giáp Thìn 2024) với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người. Thời gian tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025Kế hoạch 139/KH-TLĐ về tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 8/10.Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản...

Quyết liệt và hành động vì một cộng đồng không ma túy

(Dân Sinh) - "Vì cộng đồng không ma túy" là chủ đề chính sự kiện truyền thông về phòng, chống ma túy vừa được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tối 19/12, tại Quảng trường Lam Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Nhà hát Kịch Việt Nam và Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Chương trình...

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Mới nhất

MBV – ngân hàng mới kế thừa giá trị cốt lõi từ MB Group

Sau khi chuyển giao về MB, OceanBank chính thức đổi tên thành Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện đại (MBV), tiếp nối giá trị cốt lõi của MB Group và mở ra chặng đường phát triển mới. Theo MB Group, MBV - một ngân hàng hiện đại sẽ được phát triển dựa trên nền tảng chiến lược ngân hàng...

2024 là năm ‘bội thu’ của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu Trung Quốc về các vấn đề Việt Nam, khẳng định năm 2024 là "một năm bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam. Theo ông, ngoại giao văn hóa là công việc thường xuyên, liên tục, toàn diện và sẽ mang...

Việt kiều về nước hết lời khen xe buýt Cần Thơ

Bà Huỳnh Mộng Đào (50 tuổi) sinh sống ở Campuchia nhiều năm, khi trở về Cần Thơ, sử dụng xe buýt để đi lại và đánh giá rất cao dịch vụ này. ...

Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạo

Sau cuộc họp của Chính phủ nhằm gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo, điều các nhà đầu tư và các bên liên quan đang chờ đợi là các văn bản hướng dẫn cụ thể. Lại chờ hướng dẫn cụ thể để gỡ khó dự án năng lượng tái tạoSau cuộc họp của Chính phủ nhằm gỡ...

Bình Định ngăn tình trạng đầu cơ mua nhà ở xã hội

Bình Định vừa có chủ trương không xét duyệt các đối tượng không sinh sống và không làm việc trên địa bàn tỉnh liên quan đến hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại các dự án trên địa bàn tỉnh. Bình Định vừa có chủ trương không xét duyệt các đối tượng không sinh sống và không...

Mới nhất