Trang chủNewsThời sựBộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột...

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chống lãng phí vừa là mục tiêu kinh tế, vừa là trách nhiệm xã hội

Tại Diễn đàn “Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển”, sáng ngày 23/12, PGS.TS. Lê Hải Bình – Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi một quốc gia, chống tham ô, lãng phí luôn là vấn đề nan giải, một cuộc chiến thường trực gắn liền với vận mệnh, sự tồn vong của một nhà nước, chính phủ.

PGS.TS. Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Ảnh: Cấn Dũng
PGS.TS. Lê Hải Bình – Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Ảnh: Cấn Dũng

Nhận định tiết kiệm, chống lãng phí là nguyên tắc căn bản trong quản lý, gia tăng nguồn lực để phát triển của nhiều nước trên thế giới, ông Lê Hải Bình dẫn ví dụ Hàn Quốc, quốc gia phát triển nổi tiếng với “kỳ tích sông Hàn”, đã đưa tiết kiệm thành chế định pháp lý để đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện quản lý ngân sách.

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, quốc gia này sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm khác nhau. Đặc biệt, Hàn Quốc đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của cơ quan nhà nước, theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chương trình, dự án để xem xét tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí ngân sách nhà nước cho các hoạt động.

Singapore cũng là một điển hình hết sức tiêu biểu và thành công về quản lý hiệu quả nguồn lực với quy mô nhỏ nhưng vẫn đạt được thành tựu ấn tượng. Chìa khóa thành công của Singapore nằm ở việc xây dựng khung pháp lý chặt chẽ và áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nguồn lực.

Một ví dụ điển hình khác là Nhật Bản. Câu chuyện chống lãng phí của Nhật Bản đến từ sự kết hợp giữa chính sách mạnh mẽ và ý thức người dân, đặc biệt là văn hóa “mottainai” – văn hóa tiết kiệm, tiếc nuối khi lãng phí – đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Nhật.

“Các quốc gia phát triển đã chứng minh rằng phòng chống lãng phí không chỉ là mục tiêu kinh tế mà còn là trách nhiệm xã hội. Chống lãng phí không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là sự thay đổi trong văn hóa, quan niệm và nhận thức” – ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Theo ông Lê Hải Bình, trong bối cảnh toàn cầu và sự gia tăng của các vấn đề về nguồn lực, tài nguyên, lãng phí đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng mà nhiều quốc gia đang nỗ lực giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng “Chống lãng phí” với thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, kêu gọi đảng viên, cán bộ, nhân dân xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội.

Bài viết của Tổng Bí thư phân tích sâu sắc, chỉ rõ cả hệ thống chính trị và từng người dân cần có ý thức tránh xa lãng phí, không chỉ vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội mà còn vì trách nhiệm với thế hệ tương lai. Tổng Bí thư đã nhấn mạnh “trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”; “thời điểm định hình tương lai của chúng ta”, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành văn hóa ứng xử trong thời đại mới.

TS. Nguyễn Xuân Trường - Vụ trưởng Vụ Địa phương I - Ban Nội chính Trung ương trình bày tham luận tại Diễn đàn. Ảnh: Cấn Dũng
TS. Nguyễn Xuân Trường – Vụ trưởng Vụ Địa phương I – Ban Nội chính Trung ương trình bày tham luận tại Diễn đàn. Ảnh: Cấn Dũng

TS. Nguyễn Xuân Trường – Vụ trưởng Vụ Địa phương I – Ban Nội chính Trung ương cho hay, trên cơ sở bám sát thực tiễn, nhận diện xu hướng phát triển của đất nước, khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí. Ở nước ta, công tác phòng, chống lãng phí đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương.

Công tác phòng, chống lãng phí dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng để đảm bảo khả năng quy tụ, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng tham gia; bảo đảm sự tập trung, thống nhất, xuyên suốt trong quá trình tổ chức công tác, biện pháp phòng, chống lãng phí. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân để phòng, chống lãng phí được kế thừa, vận dụng quan điểm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí tương đương với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Phòng, chống lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Phòng, chống lãng phí phải xác định phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý lãng phí là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời người có hành vi lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho lãng phí, can thiệp, cản trở việc chống lãng phí.

“Trong công tác phòng, chống lãng phí phải xác định: Không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai. Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, thường xuyên, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm” – TS. Nguyễn Xuân Trường nói.

Bộ Công Thương chủ động, quyết liệt vào cuộc

Chia sẻ tại Diễn đàn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, ngành Công Thương chiếm tỷ trọng rất lớn của nền kinh tế. Nếu ngành Công Thương làm tốt nhiệm vụ tiết kiệm, chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực khơi thông cho phát triển kinh tế đất nước. Hàng năm, Bộ Công Thương đều ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó chỉ đạo các đơn vị trong bộ, doanh nghiệp trong ngành quán triệt và triển khai thực hiện, đồng thời đẩy mạnh truyền thông nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong công tác tiết kiệm, phòng chống lãng phí.

Đặc biệt, năm 2024, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp kịp thời, hiệu quả của các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương, ngành Công Thương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đã đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác”- Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ.

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Diễn đàn – Ảnh: Cấn Dũng

Nổi bật như, đã tạo được sự đột phá trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách với hàng loạt Luật, Nghị định, Thông tư được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp; tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân; tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo; tách A0 ra khỏi Tập đoàn Điện lực (EVN) để đổi mới vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia; giải quyết nhiều dự án tồn đọng của ngành, giúp khai thông các điểm nghẽn, tránh lãng phí nguồn lực xã hội. Đồng thời mở ra cơ hội huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội.

Hay như điển hình về dự án đường dây 500kV mạch 3, ông Phạm Lê Phú – Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) – bày tỏ, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại nhiều hiệu quả và kết quả rõ rệt, đặc biệt là trong việc tiết kiệm, chống lãng phí nguồn điện và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Cụ thể, việc đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV mạch 3 giúp phân bổ lại tải giữa các tuyến, giảm tình trạng quá tải, giảm tổn thất điện năng và nâng cao hiệu quả truyền tải.

Một trong những hiệu quả rõ rệt của việc triển khai mạch 3 là khả năng kết nối các nguồn điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) với hệ thống điện quốc gia. Các nguồn điện tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió, có tính không ổn định và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Việc đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường dây 500kV mạch 3 giúp giảm lãng phí nguồn điện này bằng cách truyền tải kịp thời và hiệu quả đến các khu vực có nhu cầu sử dụng điện”- ông Phạm Lê Phú chỉ ra.

Có thể khẳng định, đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành trong thời gian ngắn với tiến độ thần tốc là kỳ tích của sự đồng lòng vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành và các địa phương có đường dây đi qua, vừa tiết kiệm cả về thời gian, công sức và tiền bạc.

Liên quan đến vấn đề tháo gỡ điểm nghẽn trong thể chế, khơi thông nguồn lực nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, theo ông Ngô Đức Minh- Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cho hay, từ ngày 1/1/2021 – 1/9/2024, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình ban hành 156 văn bản pháp luật, gồm 5 luật, 20 nghị định, 4 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 128 thông tư. Nổi bật là các luật như Luật Dầu khí 2022, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, và Luật Điện lực sửa đổi 2024. Những luật này không chỉ thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mà còn khắc phục những điểm nghẽn trong thực tiễn.

Điển hình, Luật Dầu khí 2022 tăng cường phân cấp cho Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tạo thuận lợi cho hoạt động dầu khí. Tương tự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã mở rộng các quyền lợi cơ bản, bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng. Luật Điện lực sửa đổi 2024 đã giải quyết các nút thắt về đầu tư, xây dựng điện gió ngoài khơi và các dự án điện khẩn cấp, đáp ứng đòi hỏi của an ninh năng lượng quốc gia”- ông Ngô Đức Minh nói.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp xây dựng và tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới
Ông Ngô Đức Minh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) – Ảnh: Cấn Dũng

Ngoài ra, Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới mà bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với những thời cơ thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Do đó, việc khắc phục các điểm nghẽn, cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, tận dụng thời cơ nhằm tạo ra các động lực tăng trưởng mới, đột phá mới để lĩnh vực thương mại trong nước bứt tốc và phát triển các năm tới có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng.

Để đạt được mục tiêu kể trên, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhìn nhận trong thời gian tới, cần tập trung một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể, tăng cường giáo dục nhận thức về phòng, chống lãng phí trong hoạt động quản lý, kinh doanh lĩnh vực thương mại trong nước: Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống lãng phí, nâng cao ý thức tiết kiệm các nguồn lực xã hội cho mọi đối tượng bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người dân, các chủ thể tham gia kinh doanh trong lĩnh vực thương mại trong nước.

Rà soát và đồng bộ hoá chính sách về phát triển thương mại trong nước: rà soát, loại bỏ các quy định chồng chéo, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Đặc biệt, tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý, các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động thương mại trong nước theo hướng đồng bộ, tương thích với các luật, quy phạm pháp luật chuyên ngành khác đã được sửa đổi, đồng thời đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo thêm thuận lợi cho môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tiếp đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ lĩnh vực thương mại trong nước, khuyến khích chuyển đổi số, phát triển các nền tảng ứng dụng công nghệ số để gia tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí trong hoạt động kinh doanh, quản lý và khai thác các nguồn lực.

Khát vọng mãnh liệt của dân tộc chính là quyết tâm đưa đất nước phát triển đạt được các mục tiêu và tầm nhìn chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tinh gọn bộ máy hiệu lực hiệu quả là chủ trương, quyết sách và quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực để bứt tốc, bứt phá mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.



Nguồn: https://congthuong.vn/bo-cong-thuong-hoa-cung-dong-chay-chong-lang-phi-tao-dot-pha-phat-trien-trong-ky-nguyen-moi-365730.html

Cùng chủ đề

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (23/12): Giá vàng trong nước sáng nay đồng loạt tăng mạnh, trong đó giá bán ra của hai kim loại này đang tương đương nhau. Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm...

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư biểu dương các lực lượng trong toàn quân

Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có thư động viên, biểu dương các lực lượng trong toàn quân vì đã có nhiều đóng góp cho thành công của các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội. ...

Thầy Khang đi gặp các ‘cháu nội’ ở Làng Nủ

Sau ba tháng quyết định nhận nuôi dưỡng 22 đứa trẻ ở Làng Nủ từng trải qua trận lũ quét đầu tháng 9, thầy Nguyễn Xuân Khang (Trường phổ thông liên cấp Marie Curie Hà Nội) đã đến Làng Nủ để chính thức ông cháu nhận nhau. ...

Việt Nam có một ‘vị thuốc’ ruộng đồng, cực dễ tìm nhưng không phải ai cũng biết

Nấm rơm, một loại nấm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe bất ngờ từ nấm rơm mà không phải ai cũng...

Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 – 21/12/2024)

DNVN - Ngày 21/12/2024, ngành Điện lực Việt Nam kỷ niệm ngày truyền thống với niềm tự hào về chặng đường lịch sử vẻ vang. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vàng nhẫn áp sát vàng miếng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (23/12): Giá vàng trong nước sáng nay đồng loạt tăng mạnh, trong đó giá bán ra của hai kim loại này đang tương đương nhau. Tại thời điểm khảo sát lúc 11h ngày 23/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm...

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Ngày 21/12, Chủ tịch Quốc hội Lào ông Xaysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền của Vinachem. Tại buổi thăm và làm việc đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Công ty CP Phân bón Bình Điền đã trao đổi về các...

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Các sản phẩm OCOP TP. Đà Nẵng đang vào cao điểm mùa hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Ngoài đa dạng sản phẩm, nhiều cơ sở còn đầu tư đổi mới mẫu mã bao bì bắt mắt. Vào cao điểm hàng Tết Những ngày này, người lao động tại cơ sở sản xuất bánh khô mè Bà Liễu Mẹ (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) đang tất bật sản xuất các sản phẩm để đủ số lượng kịp giao hàng cho đối...

Gạo biến động nhẹ, lúa tươi có xu hướng tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, gạo các loại khá bình ổn, lúa tươi tươi có xu hướng tăng. Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ với gạo, lúa đi ngang so với ngày hôm qua. ...

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công nghiệp quốc phòng cần làm rõ điều kiện để trở thành thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Vì sao giá bồi thường một số loại đất ở đường Vành đai phía Tây Cần Thơ tăng 75 lần?

Giá đất thay đổi chóng mặtDự án đường Vành đai phía Tây ở Cần...

Cùng chuyên mục

Tuyển Việt Nam lên đường sang Singapore, tự tin hạ gục đội chủ nhà

(Dân trí) - Sáng nay (23/12), toàn đội Việt Nam đã lên đường sang Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024 với đội chủ nhà. Toàn đội tỏ ra phấn chấn và tự tin trước trận đấu quan trọng. Sáng nay (23/12), đội tuyển Việt Nam đã đáp chuyến bay sang Singapore để thi đấu trận bán kết lượt đi AFF Cup 2024 với đội chủ nhà. Dự kiến, tới trưa nay, toàn đội sẽ có...

Làm rõ vụ nam bảo vệ quán massage tử vong ở quận Tân Bình

(NLĐO) - Sáng nay người dân phát hiện một nam bảo vệ quán massage tử vong. ...

Dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP Việt Nam

HSBC nhận định tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam sẽ đạt 7% - mức cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. HSBC dự báo GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ duy trì mức cao nhất khu vực. Ảnh: Hải Nguyễn Theo đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô 2024 của HSBC Việt Nam, sau quý I khởi đầu khó khăn, bức tranh kinh tế đa phần tích cực hơn qua các tháng....

Khách Việt chi 220 triệu đồng phượt mô tô khắp Trung Quốc trong 30 ngày

(Dân trí) - Trong hành trình kéo dài 30 ngày, tổng quãng đường anh Trung chinh phục khắp Trung Quốc dài 12.000km. Trung bình mỗi ngày anh lái xe 500km, nhưng có ngày dài nhất lên tới 1.200km.   Chi 35 triệu đồng mang mô tô sang Trung Quốc Anh Nguyễn Ngọc Trung (hiện sống và làm việc ở Hà Nội) có niềm đam mê mô tô và chinh phục các cung đường suốt hơn 10 năm qua. Từng rong ruổi các nẻo...

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi...

Mới nhất

Ngày mai, 24/12, diễn ra tọa đàm trực tuyến, livestream về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” trên Dân Việt

Tọa đàm trực tuyến: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật "4 đúng" vì sức khỏe cây trồng và con người do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), Hiệp hội...

Quy định mở góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các đô thị lớn

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư 23/2024 quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và...

Từ nào còn thiếu trong câu thành ngữ ‘Đục nước béo…’?

Thực hiện bài trắc nghiệm tìm từ còn thiếu trong các câu dưới đây có thể giúp bạn kiểm tra kiến thức và khám phá những điều thú vị về kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. ...

FDA chấp thuận thuốc điều trị rối loạn chảy máu của Novo Nordisk

NDO - Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) hôm qua đã phê duyệt loại thuốc của Novo Nordisk (Đan Mạch) có tác dụng ngăn ngừa hoặc giảm các đợt chảy máu ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu, một loại bệnh máu khó đông. Loại thuốc có...

Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc

Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt là người đứng đầu cơ sở y tế. Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốcBộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về tình...

Mới nhất