Powered by Techcity

Xu thế phát triển du lịch xanh

Nuôi thủy sản nếu được “tích hợp” với du lịch sinh thái không chỉ mở ra cơ hội phát triển mới cho ngành thủy sản, du lịch, mà còn giúp người dân thay đổi phương thức sản xuất để tăng thu nhập. Tuy nhiên, sự kết hợp này hiện người dân chủ yếu vẫn làm tự phát, chưa được ngành chuyên môn, chính quyền hướng dẫn để đảm bảo an toàn khi hoạt động cũng như chưa có quy hoạch cụ thể.

Vùng nuôi hải sản tập trung của tỉnh

Với bờ biển dài khoảng 192km, cùng hệ thống sông ngòi, ao hồ nhiều, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển. Ngoài khía cạnh sản xuất, những khu vực nuôi trồng thủy sản còn có thể trở thành điểm du lịch sinh thái thu hút khách tham quan, nếu được đầu tư tương xứng và phù hợp. Điển hình là huyện đảo Phú Quý, từ lúc có tàu cao tốc, rút ngắn thời gian giữa đất liền và huyện đảo chỉ còn 2,5 giờ thay vì 6 giờ như trước đây, du lịch nơi đảo ngọc có chiều hướng phát triển tích cực. Nuôi thủy sản ở Phú Quý được đánh giá là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, từ đó giúp nhiều người giàu lên chính đáng. Theo UBND huyện Phú Quý, hiện khu vực ven biển Lạch Dù có 72 cơ sở nuôi trồng hải sản, tổng diện tích mặt nước 14.485 m2; trong đó chủ yếu 61 lồng bè nuôi diện tích 9.301 m2, cùng 11 hồ chắn (5.184 m2), chủ yếu nuôi các hải đặc sản như tôm hùm, cá mú, cá bớp, huỳnh đế, ốc, nhum… Sản lượng sản xuất các loại cá lồng bè năm vừa qua khoảng 100 tấn.

nuoi-thuy-san-bang-long-be-o-phu-quy-anh-n.-lan-1-.jpg
Vùng nuôi hải sản lồng bè ở đảo Phú Quý Ảnh N Lân

Vài năm gần đây, khi du khách từ đất liền ra đảo tăng, các chủ bè đã kết hợp nuôi trồng, làm dịch vụ chế biến hải sản tươi sống phục vụ du khách tham quan bè trên biển. Dịch vụ này được rất nhiều du khách đất liền thích thú khi ra đảo vì có thể vừa lặn biển ngắm san hô, vừa thưởng thức gió biển mát rượi và dùng hải đặc sản tươi ngon được chế biến tại chỗ. Sự ưa chuộng này vô tình làm những người nuôi hải sản lồng bè có thêm nghề tay trái kinh doanh du lịch một cách “ngẫu nhiên”. Theo số liệu của địa phương, từ đầu năm nay, Phú Quý đón hơn 150.000 du khách (tăng hơn 61.000 lượt khách so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có hơn 2.200 khách nước ngoài. Và hầu hết lượng khách này đều không bỏ qua tour lồng bè thưởng thức hải sản, do đó số lượng bè làm du lịch ngày càng tăng và đều làm tự phát.

842feabd7df9bda7e4e8.jpg
Những người nuôi hải sản lồng bè có thêm nghề tay trái kinh doanh du lịch một cách ngẫu nhiên

Được biết, vào năm 2019, UBND huyện Phú Quý đã yêu cầu các chủ cơ sở lồng bè phải ký cam kết, trang bị đầy đủ phương tiện cứu nạn cứu hộ, áo phao cho khách. Các phương tiện đưa đón khách ra bè phải đăng ký, đăng kiểm theo quy định và người điều khiển phương tiện ca nô, thuyền máy có tốc độ cao phải được đào tạo và cấp chứng chỉ. Đặc biệt, các bè phải lắp hố vệ sinh tự hoại, cuối ngày phải gom rác lên bờ… tránh tình trạng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường biển. Đến thời điểm này, khoảng 10 lồng bè kết hợp dịch vụ du lịch cơ bản đáp ứng đủ các điều kiện và trở thành điểm đến không thể thiếu trong lịch trình tham quan đảo của du khách.

f45185b60f7fc021996e.jpg
Huyện đang khảo sát và phát triển mô hình ao chắn sóng vừa nuôi trồng hải sản vừa phục vụ du lịch

Tạo đột phá cho kinh tế thủy sản

Trong xu hướng phát triển du lịch xanh, huyện đảo Phú Quý đã khuyến khích các cơ sở lồng bè đầu tư nuôi trồng hải sản, đồng thời gắn các điều kiện cần thiết trong kinh doanh du lịch, đảm bảo môi trường biển, cũng như an toàn cho du khách ra khám phá lồng bè Lạch Dù. Bên cạnh đó, huyện đang khảo sát eo vịnh Mỏm Đá để phát triển mô hình ao chắn sóng, vừa nuôi trồng hải sản vừa phục vụ du lịch. Huyện sẽ quy hoạch và có thiết kế, cũng như định hướng kỹ thuật ao chắn, vừa thẩm mỹ, an toàn, vừa là điểm đến tham quan vô cùng độc đáo nơi đảo ngọc.

ho-nuoi-thuy-san-ven-bien-o-phu-quy-anh-n.-lan-.jpg
Phải có quy hoạch thống nhất giao quyền cụ thể cho chủ thể tham gia đầu tư

Không riêng gì Phú Quý, mà các vùng nuôi thủy sản nước ngọt khác trong tỉnh như cá tầm ở Đa Mi, Hàm Thuận, hay 2 huyện Tánh Linh, Đức Linh cũng đang hướng đến việc nuôi hải sản kết hợp du lịch sinh thái. Đây cũng là một trong những định hướng phát triển của ngành thủy sản Bình Thuận đến năm 2030. Trong đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển nuôi biển, chuyển đổi nghề cho ngư dân và phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với phát triển du lịch sinh thái. Với định hướng trên, ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ có khả năng tạo ra đột phá kinh tế, góp phần tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu thủy sản, mà còn giúp giảm áp lực trong khai thác thủy sản xa bờ. Đây là một sản phẩm du lịch mới, hứa hẹn mang lại đột phá cho lĩnh vực kinh tế thủy sản cũng như du lịch. Tuy nhiên, phát triển du lịch sinh thái cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng, cũng như tính xác thực…

Vì vậy, bên cạnh đầu tư xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cần có sự đầu tư nghiêm túc cho các dịch vụ phụ trợ; giảm tải tác động của thiên tai, bảo vệ môi trường… Ngoài ra, để sản phẩm du lịch này phát triển bền vững, các ngành chuyên môn và chính quyền cơ sở cần nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, đảm bảo khu vực và đối tượng thủy sản được nuôi trồng phải phù hợp, còn người dân cũng phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng “sản phẩm sạch, dịch vụ tốt”.

Tại hội thảo “Nuôi biển tự nhiên kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản” được tổ chức tại TP. Hội An, ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đã đề xuất: Lâu nay nuôi biển ở Việt Nam hầu như là tự phát, người dân nuôi không có quy hoạch, chưa có cơ chế chính sách nào rõ ràng và họ tự thân vận động nên hiệu quả không cao. Do đó, đầu tiên phải có quy hoạch thống nhất, giao quyền cụ thể cho chủ thể tham gia đầu tư. Về vấn đề giao biển lâu dài cho dân nuôi trồng như Nghị định 11 ban hành từ năm 2021, nhưng đến nay chưa một địa phương nào thực hiện được. Nếu làm được việc này đồng bộ, thì nghĩa vụ và bảo vệ trong phát triển kinh tế biển đảm bảo sản phẩm xanh, đảm bảo về nguồn lợi biển mới phát huy tác dụng.

Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao xuất khẩu tôm hùm bị “ách tắc”?

Hơn 3 tháng nay, người nuôi tôm hùm bông trong cả nước lao đao khi đầu ra khan hiếm và giá tôm giảm mạnh chưa từng có. Phải chăng là do Trung Quốc sửa luật và tôm hùm bông nằm trong danh sách cấm đánh bắt, sử dụng, kinh doanh, buôn bán? ...

Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận

Những bãi biển còn hoang sơ, phong cảnh thiên nhiên hữu tình và con người chất phác, thân thiện nơi đảo ngọc, đã khiến bao du khách phải say mê với vẻ đẹp thuần khiết nơi đây. Có lẽ vì thế, khiến cho “viên ngọc thô” Phú Quý nhận được lượt tìm kiếm cao nhất trong nền tảng du lịch Agoda trong năm nay, tăng 180% so với cùng kỳ năm ngoái. ...

Tình hình nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn

Từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do giá cá, tôm thương phẩm giảm, hiệu quả nuôi đạt thấp. Nuôi lồng bè trên biển toàn tỉnh hiện có 129 hộ/141 bè/ 3.021 lồng nuôi thủy sản trên biển tại 7...

Cùng tác giả

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Dự báo thời tiết 14/11/2024: Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 8 đang yếu dần. Theo dự báo, vào hồi 22h ngày 14/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3N-113,0E; trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 6- 7, giật cấp 9. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, khoảng 10km/h, và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trên đất liền, khu...

Tiếng hát giữa đại ngàn

Nhà văn hóa xã Đông Giang - huyện Hàm Thuận Bắc, là điểm hẹn của ngành văn hóa mỗi năm một lần. Năm 2024, Liên hoan “Tiếng hát về nguồn”, lại hẹn nhau trở về dưới mái nhà của đồng bào K’ho Đông Giang để cất lên tiếng hát, ôn lại hành trình đầy niềm thương về vùng đất này.Ông K’ Văn Tiễn - Chủ tịch UBND xã Đông Giang đã cảm ơn sự quan tâm của các đơn...

Kỳ họp thứ 28 – HĐND tỉnh khóa XI: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 với số tiền 341 tỷ đồng

Sáng 13/11 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Thuận đã diễn ra kỳ họp thứ 28 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Các đồng chí: Nguyễn Hoài Anh – Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Tiêu Hồng Phúc; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thuận Bích đồng chủ tọa kỳ họp. ...

Tổ chức cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” lần thứ I/2024

UBND huyện Tuy Phong vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi “Xếp đá nghệ thuật trên cát” tại Bãi đá Cà Dược - Khu du lịch Bình Thạnh lần thứ I/2024. Cuộc thi này nhằm khai thác các giá trị tài nguyên du lịch và phát huy tinh thần chủ...

Cùng chuyên mục

Ngư dân Bình Thuận vào vụ bấc

Đã vào giữa tháng 10 âm lịch, là thời điểm ngư dân trong tỉnh bắt đầu cho vụ bấc (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau), là 1 trong 2 vụ cá chính của ngư dân nơi đây. Tuy nhiên, đây là thời điểm trên biển thường xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới, do ảnh hưởng đợt gió mùa Đông Bắc, do đó việc khai thác của ngư dân sẽ không thuận lợi như vụ cá nam....

Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ

BTO-Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH & CN) là nội dung chính hội nghị vừa được Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức sáng nay, 13/11. Đại diện sở, ngành chức năng, các hội, đoàn thể; doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham dự. ...

Tuyên truyền, tập huấn về Hiệp định thương mại tự do

BTO-Ngày 13/11, Sở Công Thương Bình Thuận phối hợp Công ty TNHH Tư vấn đào tạo và chuyển giao công nghệ Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Tuyên truyền, tập huấn về Hiệp định thương mại tự do năm 2024 tại TP. Phan Thiết. Tham dự hội nghị có đại diện...

Gần 2.000 tàu cá sẽ được hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ vệ tinh VMS

BTO-Tại Kỳ họp thứ 28 (chuyên đề) - HĐND tỉnh khóa XI diễn ra vào sáng 13/11 đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ vệ tinh giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Theo đó, Nghị quyết quy...

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

‏Phòng khám Đa khoa Thiên Ân

‏Phòng khám Đa khoa‏‏ Thiên Ân - Tánh Linh tọa lạc tại vị trí 487 Đường Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Lạc Tánh, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận. Đây là vị trí thuận lợi, trục đường lớn dễ dàng cho bệnh nhân tìm kiếm và di chuyển đến phòng khám. Nơi đây dần trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe cho người dân sinh sống trên địa bàn và các huyện lân cận.‏‏Phòng khám Đa khoa Thiên...

Hợp tác xã thanh long Phú Cường sẽ đúng như tên gọi

BTO-Cũng khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm như các Hợp tác xã (HTX) khác trên địa bàn tỉnh, nhưng với quyết tâm cao của tập thể thành viên trong HTX cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành địa phương, HTX thanh long Phú Cường sẽ phát triển và thịnh vượng đúng như tên gọi. ...

Khi kinh tế tập thể nỗ lực vươn lên trong thế khó

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, ngành liên quan cùng nỗ lực trong công tác tham mưu, triển khai, thực hiện của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. ...

Thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận đang cho thấy có sự tăng tốc khi bước vào giai đoạn nước rút cuối năm nay. Theo đó tính riêng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2024, ước đạt 81,6 triệu USD, tăng 9,45% so với tháng trước và tăng 24,43% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Phát triển hợp tác xã gắn với dịch vụ du lịch nông thôn

Một trong những giải pháp phát triển hợp tác xã gắn với dịch vụ du lịch nông thôn được các cơ quan chuyên môn đặt ra là nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực và phát triển loại hình sản phẩm du lịch, gắn với chương trình OCOP phát triển du lịch cộng đồng sinh thái. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất