Powered by Techcity

Vướng mắc quyết định. Bài 5

Nhưng để điều đó thành hiện thực thì tại nơi trung tâm này phải gỡ được vướng mắc quyết định là đưa diện tích hồ vào phát triển du lịch để đa dạng tour, tuyến, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu gần gũi thiên nhiên, khám phá các hồ nước như một số nơi nổi tiếng du lịch thác hồ, sông nước trên cả nước, chứ không chỉ “đóng khung” ở trên bờ.

dsc_0832.jpg

Đổi thay nhận thức về du lịch

Từ khi Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ ở Saloun, xã Đông Giang đi vào hoạt động, những ngày cuối tuần, du khách tập trung về đông. Tuyến tỉnh lộ 22, đường tới các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Hàm Thuận Bắc, trước vốn vắng lặng, giờ nhộn nhịp xe cộ. Những hình ảnh ấy khiến người dân ở Đông Giang bắt đầu nghe và hiểu hơn những gì mà tại các cuộc họp của phụ nữ, thanh niên, nông dân… nói về phát triển du lịch nông thôn. Đơn giản chỉ là những sản phẩm thu hoạch từ rừng như măng, đọt mây, lá bép… hay nuôi heo, gà, vịt để bán cho khách. Trên địa bàn xã có 2 quán ăn, đó là nơi tiêu thụ trước tiên. Ở buổi đầu phát triển du lịch, cán bộ xã Đông Giang cũng tham gia làm du lịch theo kiểu kết nối với dân.

dsc_1002.jpg

K’Văn Tiển, Chủ tịch UBND xã Đông Giang cho biết, có nhiều đoàn khách trước khi đến thăm khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận, không biết liên hệ ở đâu nên điện thoại nhờ xã giúp… lo giùm bữa ăn trưa. Với tinh thần hỗ trợ du lịch ban đầu, cán bộ xã điện thoại quán ăn, huy động người dân trong xã có sản phẩm gì thì bán cho quán. Phải nhọc vậy, vì khách thích ăn các đặc sản ở vùng cao. Ở diễn biến khác, ông Tiển cho biết xã cũng đang tính chuyển các phòng học cũ hiện không sử dụng tại thôn 3, nằm trên đường đi vào khu căn cứ cách mạng để xây dựng những ki ốt bán các sản phẩm phục vụ du khách. Dù hiện tại chưa có gì nổi bật nhưng cán bộ xã đều nhận định phát triển du lịch nông thôn sẽ thúc đẩy kinh tế ở xã Đông Giang trong thời gian tới.

Trong khi đó, ở Đa Mi, xã không dám triển khai tuyên truyền gì về phát triển du lịch đến người dân. “Vì thực tế dân ở đây đã làm dịch vụ du lịch tự phát. Vì vướng mắc trong chuyển đổi quyền sử dụng đất nên không có cơ sở nào để tuyên truyền dân phát triển du lịch. Sau cuộc họp đối thoại với dân ở Đa Mi của Bí thư, Chủ tịch huyện vào sáng 21/9, xã đề xuất phương án giao đất cho dân phù hợp hơn. Nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận sẽ tạo đòn bẩy phát triển du lịch”. – Chủ tịch UBND xã Đa Mi Nguyễn Anh Toàn cho biết.

Đó là hướng gỡ của Đa Mi và cũng là hòa chung vào không khí phát triển du lịch mà huyện Hàm Thuận Bắc đã xây dựng trong Kế hoạch 150 về thực hiện Kế hoạch số 848/KH-UBND của UBND tỉnh và Kế hoạch số 67-KH/HU của Huyện ủy (khóa XII), về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành tháng 7/2022. Trong đó nhấn mạnh: “Các ban, ngành huyện và UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch là trách nhiệm của toàn xã hội; du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia phát triển du lịch”.

dsc_0817.jpg
Khách tham quan Khu di tích căn cứ cách mạng Tỉnh ủy Bình Thuận

Gom tạo sắc màu

Tại Kế hoạch 150 có vạch ra mục tiêu, cụ thể đến năm 2025 là hoàn thành lập quy hoạch chi tiết du lịch Hàm Thuận – Đa Mi và du lịch hồ Sông Quao; tiếp nhận và đưa vào khai thác Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ ở Saloun, xã Đông Giang; thu hút ít nhất 1 dự án đầu tư vào khu vực quy hoạch du lịch Hàm Thuận – Đa Mi và một số khu vực có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng như hồ, đập, sông, suối, ao bàu, cánh đồng giáp cánh rừng… Còn đến năm 2030, phấn đấu thu hút ít nhất 01 dự án đầu tư vào khu vực quy hoạch du lịch hồ Sông Quao và tiếp tục thu hút thêm các dự án đầu tư tại một số khu vực có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Đồng thời xác định du lịch bước đầu chiếm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện và góp phần thực hiện mục tiêu là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trụ cột phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh…

Từ mục tiêu đó, huyện cũng phân công các phòng, ban thực hiện các nhiệm vụ phát triển du lịch nông thôn ở huyện. Cụ thể như triển khai các tuyến đường kết nối giữa các xã, từ trung tâm huyện đi quốc lộ 1 và kết nối với cao tốc Bắc – Nam (đoạn qua địa bàn huyện), trước mắt tham mưu UBND huyện kiến nghị cấp có thẩm quyền đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường DT 714 (đoạn xã Đông Tiến). Hay tính toán đầu tư hệ thống đường điện phục vụ các khu du lịch; kêu gọi đầu tư phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi; hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, làng nghề, sản phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương…

dsc_2360.jpg

Song song đó, gìn giữ, bảo tồn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng phòng hộ phục vụ du lịch sinh thái, trải nghiệm sống hài hòa với thiên nhiên và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Mặt khác, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhân dân đầu tư du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, học tập, nghiên cứu, trải nghiệm hoạt động nông, lâm nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, chăm sóc và phát triển rừng. Đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng-thác-hồ, du lịch chinh phục thiên nhiên, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân (homestay); gắn với khôi phục và phát triển văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc K’Ho với các sản phẩm đặc trưng như dệt thổ cẩm, văn hóa cồng chiêng, thưởng thức ẩm thực heo đen, cơm lam lúa mẹ…

dsc_0977.jpg

Qua đó, từng bước hình thành chuỗi du lịch kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn huyện với các vùng lân cận. Thực tế, tuyến du lịch liên huyện Tánh Linh – Hàm Thuận Bắc – TP.Phan Thiết hiện đã manh nha hình thành. Điều đáng chú ý, trên tuyến du lịch ấy, chính Đa Mi mà trung tâm là 2 hồ Hàm Thuận, Đa Mi với tiềm năng du lịch vốn có, nếu khơi lên được sẽ tạo nên nét đặc sắc, lẫn khác biệt của du lịch nông thôn Hàm Thuận Bắc so với các nơi khác. Nhưng để điều đó thành hiện thực thì tại nơi trung tâm này phải gỡ được vướng mắc quyết định là đưa diện tích hồ vào phát triển du lịch để đa dạng tour, tuyến, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu gần gũi thiên nhiên, khám phá các hồ nước như một số nơi nổi tiếng du lịch thác hồ, sông nước trên cả nước, chứ không chỉ “đóng khung” ở trên bờ. Sự nhộn nhịp đó quyết định cho người dân địa phương có công việc làm, có thu nhập tốt, nhờ bán được sản phẩm nông nghiệp. Đó là đích đến cuối cùng mà Kế hoạch 150 đặt ra.

“Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh mở các tour, tuyến, nhất là tour khám phá hồ Sông Quao, xã Hàm Trí và hồ Đa Mi, hồ Hàm Thuận, xã Đa Mi và các điểm du lịch trên địa bàn huyện” – Kế hoạch 150 của huyện Hàm Thuận Bắc.

Bài 1: Vùng cao vẫy gọi

Bài 2: Thế khó của Đa Mi

Bài 3: Bên không làm gì, bên khao khát

Bài 4: “Con đường” sẽ đi

Nguồn

Cùng chủ đề

Tỏa sáng những điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng; trở thành công việc tự giác, thường xuyên của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh. ...

Đưa sách đến với học sinh vùng dân tộc thiểu số

Nâng cao trình độ tiếng Việt cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) là chìa khóa giúp các em nắm vững các môn học khác. Vì thế, nhiều mô hình dạy và học thiết thực được triển khai giúp học sinh thêm hứng thú, tìm hiểu tiếng Việt. Cuối tuần qua là một hoạt động vô cùng ý nghĩa, thú vị được Trường tiểu học và trung học cơ sở...

Kiến nghị sử dụng địa danh “Đa Mi” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Mới đây, sở chức năng đã kiến nghị UBND tỉnh cho phép Hợp tác xã tổng hợp nông nghiệp Đa Mi sử dụng địa danh “Đa Mi” như là yếu tố cấu thành nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể… Theo công văn gởi UBND tỉnh, Sở Khoa...

Ngày hội sách và văn hóa đọc ở Đông Giang

BTO-Với các thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay - Mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”, Ngày hội sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 vừa được Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng nay (12/4), tại Trường tiểu học và trung học cơ sở Đông Giang (Hàm Thuận Bắc). Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh, được tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày...

Dấu ấn trong thi hành Điều lệ Đảng

15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025) đã tạo bước đột phá trong lãnh đạo và hoạt động của các cấp ủy Đảng trên địa bàn tỉnh. Đây chính là cơ sở quan trọng để các cấp ủy phát huy vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác. Từ đó, đóng góp vào thành tựu chung của công tác xây...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh lần thứ 1, nhiệm kỳ 2020 -2025

BTO-Chiều 24/2, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 1. Đồng chí Phan Văn Đăng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí: Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh. ...

Bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025 được Bình Thuận xác định là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… ...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Các cơ quan Đảng lần thứ nhất

Ngày 11/2/2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Quyết định số 2161 quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy Bình Thuận. Tại thời điểm thành lập, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh có 23 tổ chức cơ sở Đảng và 564 đảng viên. Theo Đề án, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh có 4 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời đi vào nề nếp

Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2040 được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động quảng cáo, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp, phát huy hiệu...

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Cùng chuyên mục

Nét chấm phá khi du xuân Bình Thuận

Mỗi huyện, thị, thành đều có nét riêng về phong cảnh, thức ăn ngon đặc trưng tạo nên nét chấm phá bổ sung cho ngành du lịch ngày càng phong phú... Trong hoạt động du lịch có nhiều yếu tố để tạo nên việc thu hút khách, trong đó then chốt vẫn...

Phát huy tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của tỉnh

Trong bối cảnh mới hiện nay, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. ...

Khám phá điểm đến Phú Quý

Phú Quý hay còn gọi là cù lao Thu, là một đảo nhỏ nằm cách TP. Phan Thiết, (Bình Thuận) khoảng 120 km về phía đông nam. Ngoài đảo chính, quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh và Hòn Hải. Diện tích đảo Phú Quý chỉ hơn 18 km2 nhưng có đủ cảnh đẹp, danh thắng, trải nghiệm... để du khách khám phá vài ngày. ...

Bình Thuận dự Diễn đàn kinh doanh du lịch do Thành phố Moscow (LB Nga) tổ chức

BTO-Sáng 14/2, tại Khách sạn JW Marriott Saigon (Quận 1, TP.Hồ Chí Minh) đã diễn ra Lễ khai mạc Diễn đàn kinh doanh du lịch của Thành phố Moscow (LB Nga). Tham dự có đại diện lãnh đạo và doanh nghiệp du lịch một số tỉnh, thành. Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Lan Ngọc, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến du lịch cùng các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận tham dự. ...

Nơi nhiều người tìm đến du xuân và muốn ở lại dài ngày

Mới nửa tháng giêng nhưng đã có gần cả triệu lượt người đến du xuân, tham quan, vui chơi và ở lại địa phương để nghỉ dưỡng, đây là tín hiệu vui cho “ngành công nghiệp không khói” của Bình Thuận... Những ngày này ở Phan Thiết hàng trăm xe ô tô...

Huyền ảo đá bảy màu Cổ Thạch

Cách TP. Phan Thiết khoảng 100 km trên đường quốc lộ 1A về phía bắc, nơi đây được thiên nhiên ban tặng một bãi đá bảy màu kỳ diệu nằm trong quần thể Khu du lịch Cổ Thạch trên bãi biển thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. Bãi biển...

Bảo vệ thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng

Thắng cảnh quốc gia Bàu Trắng (huyện Bắc Bình) là địa điểm nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước đến tham quan khi đặt chân đến Bình Thuận, bởi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên. Tuy nhiên thời gian vừa qua tại điểm du lịch này đã xảy ra một...

Du lịch Bình Thuận: Tăng tốc đầu năm

Hoạt động du lịch trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục diễn ra sôi động cho thấy những tín hiệu tích cực ngay trong tháng đầu năm mới - tháng có Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025... Tháng đầu năm nay trùng với dịp Tết cổ truyền của dân tộc, trong đó...

Mùa rêu Cổ Thạch

Bình Thuận với những cảnh quan xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, không chỉ đối với du khách trong nước mà cả du khách quốc tế. Một trong những địa danh du lịch độc đáo thu hút du khách đó là bãi rêu Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong. ...

Về Tà Cú – tắm mát với thanh âm

Cứ mỗi độ vào xuân, Tà Cú - khu du lịch xanh và thân thiện của Hàm Thuận Nam hân hoan đón chào những bước chân hành hương. Trong 7 ngày đầu năm mới Ất Tỵ, Tà Cú có khoảng 12.000 lượt khách du lịch, viễn cảnh, hành hương đến đây. Ông...

Tin nổi bật

Tin mới nhất