Powered by Techcity

Vướng mắc quyết định. Bài 3

Vì như vậy là lãng phí với công ty mà cũng lãng phí tài nguyên đối với địa phương, cụ thể như huyện Hàm Thuận Bắc đang rất cần có mặt nước hồ trong phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái…

dsc_2355.jpg
Hồ Đa Mi
dsc_1062.jpg
dsc_2370.jpg
Lòng hồ thuỷ điện Đa Mi

Thay đổi… quản lý lòng hồ thủy điện

Cuộc làm việc giữa UBND huyện Hàm Thuận Bắc với lãnh đạo Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi vào tháng 8 rồi làm rõ thêm nhiều vấn đề mà theo thời gian đã có sự thay đổi. Cụ thể, tại Quyết định số 3492 ngày 7/12/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc xử lý diện tích đất đang sử dụng thuộc công trình thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi của Công ty thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi tại xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, cho thấy diện tích mà công ty đang sử dụng là 15.763,912 m2, có mục đích sử dụng là đất công trình năng lượng với thời hạn sử dụng 50 năm, kể từ ngày 29/3/1997 tại Quyết định số 189/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức sử dụng đất là Nhà nước cho thuê đất, trả tiền thuê hàng năm. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận ký hợp đồng thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi theo quy định đối với đất năng lượng. Điều đáng chú ý, trong 15.763,912 m2 trên, ngoài đất khu vực nhà máy, khu đập chính, phụ, khu vực cửa lấy nước… ra là đất có mặt nước chuyên dùng chiếm 15.290.227 m2. Đây là đất năng lượng, làm bất cứ hoạt động nào khác là không đúng quy định.

dsc_2405.jpg
Điện mât trời trên hồ Đa Mi
dsc_2316.jpg
Nuôi cá tầm

Tuy nhiên, đến tháng 11/2017 thì có sự thay đổi, khi Công văn số 12481 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện thuê đất lòng hồ thủy điện. Sau khi rà soát các quy định của pháp luật đất đai hiện hành, cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 163 của Luật Đất đai, tại Khoản 39 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến chỉ đạo. Đó là “Căn cứ vào các quy định, đối với đất lòng hồ thủy điện không giao, cho thuê đối với chủ dự án các công trình thủy điện, thủy lợi, mà giao cho tổ chức được giao trách nhiệm quản lý và vận hành các hồ thủy điện, thủy lợi để quản lý chung. Trường hợp có sử dụng kết hợp vào mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giao, cho thuê cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai để sử dụng”.

Theo đó, năm 2019, Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi đã có công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận hướng dẫn thực hiện quản lý đất lòng hồ thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi theo yêu cầu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Văn bản số 5081. Đó là hướng dẫn công ty các thủ tục để không thực hiện giao/cho thuê đất lòng hồ và hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất lòng hồ thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi. Vì nhiều lý do, đến nay vấn đề trên vẫn chưa được giải quyết.

dsc_1002.jpg
Du lịch sinh thái trên Hồ Đa Mi
dsc_0901.jpg
dsc_0914.jpg

Đòn bẩy cho du lịch nông thôn

Tại cuộc họp trên, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi có ý kiến là tập đoàn chỉ đạo công ty hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất, thực hiện ký hợp đồng thuê đất và làm các thủ tục cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các cơ sở nhà, đất (bao gồm đất trụ sở, đất nhà máy, đập…) mà đơn vị đang quản lý và sử dụng theo quy định, tránh hiện tượng lấn chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi diện tích đất đơn vị quản lý. Còn phần mặt nước lòng hồ thì đang chờ tỉnh Bình Thuận hướng dẫn, tuy nhiên quan điểm của công ty là không nhất thiết thuê hết đất lòng hồ cho năng lượng như trước. Vì như vậy là lãng phí với công ty mà cũng lãng phí tài nguyên đối với địa phương, cụ thể như huyện Hàm Thuận Bắc đang rất cần có mặt nước hồ trong phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái…

Ông Nguyễn Văn Mỹ – người sáng lập Công ty dã ngoại Lửa Việt, đơn vị đang xây dựng dự án du lịch tại khu vực gần hồ Hàm Thuận cảm nhận quang cảnh, không gian, khí hậu Đa Mi đẹp như cô gái mới lớn là nhờ phần lớn từ 2 hồ thủy điện tuyệt đẹp. Vì vậy, trong thời gian chờ có quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch hồ Hàm Thuận, công ty đang phác thảo dự án du lịch tại đây theo hướng du lịch sinh thái, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, với các hoạt động hòa nhập thật sự theo mô hình du lịch sức khỏe như đạp xe đạp quanh hồ, tắm rừng, ngắm thác, đi phượt, nhất là trong vùng sẽ xây dựng dự án có những thác tuyệt đẹp như thác 9 tầng, thác mưa bay, thác sương mù… Việc không được thuê mặt nước hồ Hàm Thuận, vì vướng đó là đất năng lượng là một sự thiệt thòi lớn cho các dự án du lịch nói chung. Vì 1 điểm du lịch phải có những sản phẩm mang tính liên kết, tạo sự đa dạng, phong phú để hấp dẫn du khách.

dsc_0956.jpg

Theo ông Mỹ, chính khu vực mặt nước hồ đó như là của để dành để chủ đầu tư có thể làm mới các sản phẩm trong khu du lịch của mình theo từng chặng thời gian. Mà đã là du lịch nông thôn, du lịch sinh thái thì cần mặt nước, tán rừng, mới có triển vọng trong thu hút khách. Vì vậy, ông cũng rất mong tỉnh điều chỉnh diện tích của 2 hồ để cho huyện Hàm Thuận Bắc có điều kiện tốt nhất phát triển du lịch nông thôn và các nhà đầu tư thuận lợi khi triển khai dự án.

Theo lãnh đạo UBND huyện Hàm Thuận Bắc, tiềm năng du lịch của Đa Mi nổi bật, khi có 2 hồ thủy điện với cảnh quan tuyệt đẹp mà không phải nơi nào cũng hội tụ như vậy nên là trung tâm phát triển du lịch nông thôn ở huyện. Tuy nhiên, thời gian qua bị vướng vì toàn bộ mặt nước hồ đều là đất năng lượng. Hiện tại theo quy định pháp luật, đã có sự thay đổi. Vì vậy, Hàm Thuận Bắc mong muốn tỉnh điều chỉnh một phần diện tích ven 2 hồ Hàm Thuận, Đa Mi thuộc địa bàn huyện để Hàm Thuận Bắc đưa vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch 2 hồ… kêu gọi thu hút đầu tư. Đó là đòn bẩy phát triển kinh tế – xã hội mà bắt đầu là từ du lịch.

Khoản 39 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013.

“Điều 57a. Đất có mặt nước chuyên dùng là hồ thủy điện, hồ thủy lợi

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho thuê đất có mặt nước là hồ thủy điện, thủy lợi để kết hợp sử dụng với mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản theo thẩm quyền quy định tại Điều 59 của Luật Đất đai.

2. Việc khai thác, sử dụng đất có mặt nước là hồ thủy điện, thủy lợi vào mục đích phi nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định và phải tuân theo pháp luật khác có liên quan.

3. Thời hạn cho thuê đất có mặt nước chuyên dùng là hồ thủy điện, hồ thủy lợi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê đất quyết định nhưng không quá 50 năm.

Bài 1: Vùng cao vẫy gọi

Bài 2: Thế khó của Đa Mi

Bài 3: Bên không làm gì, bên khao khát

Bài 4: “Con đường” sẽ đi

Nguồn

Cùng chủ đề

Nông dân lãi cao vụ đông xuân

So với các năm trước, vụ đông xuân năm 2023 - 2024 có những khó khăn nhất định, nhất là nắng hạn gay gắn, nguồn nước tưới có lúc, có nơi thiếu hụt cục bộ, song nhờ sự quan tâm kiểm tra, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời của Ủy ban nhân dân huyện Tánh Linh nên kết quả năng suất đạt cao, trung bình 74 tạ/ha, sản lượng khoảng 67.000 tấn, đạt trên 110% kế hoạch vụ. Với...

Tỏa sáng những điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng; trở thành công việc tự giác, thường xuyên của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh. ...

Kiến nghị sử dụng địa danh “Đa Mi” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Mới đây, sở chức năng đã kiến nghị UBND tỉnh cho phép Hợp tác xã tổng hợp nông nghiệp Đa Mi sử dụng địa danh “Đa Mi” như là yếu tố cấu thành nhãn hiệu để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể… Theo công văn gởi UBND tỉnh, Sở Khoa...

Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… Đây là những mục tiêu hướng tới của Kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm...

Chú trọng phát triển du lịch về nguồn

Là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, Bình Thuận sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó có di tích mang tính giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ cao. Đây là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển thêm du lịch về nguồn. ...

Cùng tác giả

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Xem xét ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án cụ thể

BTO-Sáng nay 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Du lịch Khánh Hòa được kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện

Về đích trước thời hạn 3 tháng Với những kết quả ấn tượng, ngành du lịch Khánh Hòa đã về đích trước kế hoạch 3 tháng trong năm 2024, trở thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 9 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, đưa tổng doanh thu du lịch vượt...

Cùng chuyên mục

Điểm đến Bình Thuận đón gần 8 triệu lượt khách

BTO-Trong tháng 10 vừa qua, du lịch Bình Thuận tiếp tục đón hơn 800.000 lượt khách, tăng 2,89% so tháng trước đó và tăng gần 15% so cùng kỳ năm 2023. Riêng khách du lịch quốc tế có khoảng 25.900 lượt khách, tăng 14,45% so tháng trước và tăng 14,32% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày Du lịch Bình Thuận

BTO-Nội dung các hoạt động phải có sự chọn lọc, thiết thực, tạo được hiệu quả và sức lan tỏa trong công tác giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của du lịch Bình Thuận, đồng thời tạo cơ hội thu hút du khách trong nước lẫn quốc tế… Đó là một trong những yêu cầu của Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025) vừa được...

Ẩm thực Bình Thuận trong mắt du khách Nhật Bản

Là người theo dõi chi tiết phần thi của các đầu bếp, đến khi là người được thưởng thức từng món ăn. Ông Oyama Kansuke luôn tấm tắc: Rất ngon, sự kết hợp nhuần nhuyễn của các bạn trong việc kết hợp thực phẩm tươi ngon, độc đáo ở Bình Thuận đã tạo ra những món ăn trên cả tuyệt vời. Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/am-thuc-binh-thuan-trong-mat-du-khach-nhat-ban-125287.html

Du lịch nông thôn “lên ngôi”

Thứ 7 hôm rồi, tôi về biển Cam Bình (xã Tân Phước, thị xã La Gi) theo lời mời của vợ chồng Ánh Châu. Đây không phải là lần đầu tôi đến La Gi cũng như bãi biển Cam Bình nhưng đã hơn 5 năm nay, tôi mới có dịp trở lại do một phần vướng dịch Covid-19, một phần chưa có công việc liên quan. Biển Cam Bình nay khác xa với những năm trước bởi cảnh du...

Ứng dụng AI trong lĩnh vực du lịch

Hội thảo khoa học vừa được Trường Đại học Phan Thiết phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với chủ đề “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực du lịch”. Hội thảo là diễn đàn trao đổi học...

Đến với danh thắng “thủ phủ” thanh long

Với Hàm Thuận Nam là địa bàn tôi đến đây nhiều nhất, kể cả đi công tác cũng như rong ruổi khám phá vào những dịp cuối tuần. Có lẽ mảnh đất này được thiên nhiên ưu đãi ban tặng những danh thắng đẹp với phong cảnh hữu tình của biển, rừng, núi, sông, hồ. ...

Kỷ niệm 29 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/1995

Trải qua 29 năm phát triển, có thể nói ngành “công nghiệp không khói” của Bình Thuận đã khẳng định thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam với thế mạnh nghỉ dưỡng biển, thể thao giải trí độc đáo trên biển - đồi cát, ẩm thực phong phú… Bước vào...

Về nơi cuối trời Đất Mũi Cà Mau

BTO-Đến xã Đất Mũi – vùng đất cực Nam của Tổ quốc thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau hoang sơ, xinh đẹp, chạm tay vào cột mốc chủ quyền đầy kiêu hãnh, thấy càng thêm yêu Tổ quốc. Đất Mũi cách thành phố Cà Mau của tỉnh Cà Mau hơn 100km, di chuyển bằng ô...

Ngày 24/10, khai mạc Tuần lễ Du lịch Bình Thuận năm 2024

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 29 năm Ngày Du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2024), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Tuần lễ Du lịch Bình Thuận năm 2024, diễn ra từ ngày 24 - 27/10 tại khu vực Quảng trường Bikini Beach NovaWorld Phan Thiet (đường Lạc Long Quân, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết). (Ảnh: Hoài Phương) Tổ chức Tuần lễ Du lịch nhằm tôn vinh, quảng bá đặc sản địa phương, các...

Chuẩn bị cao điểm đón du khách quốc tế

Ứng dụng công nghệ số để thu hút du khách Năm 2024 được đánh giá là lượng khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Bình Thuận tăng cao hơn mọi năm. Đây là những tín hiệu khả quan để ngành du lịch Bình Thuận kỳ vọng đà tăng trưởng sẽ tiếp tục được duy trì thời gian tới, là cơ sở để hoàn thành và vượt mục tiêu đón 320.000 lượt khách quốc tế trong năm 2024. Trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất