Powered by Techcity

Vướng mắc quyết định. Bài 2

Nếu ứng xử linh hoạt hơn, xã vùng cao này sẽ nhộn nhịp và hứa hẹn sôi động về dịch vụ “chân rết”, khi quy định pháp luật hoàn chỉnh, khi những nhà đầu tư lớn bước vào “cuộc chơi” du lịch nông thôn, nhất là ở 2 hồ Hàm Thuận, Đa Mi.

dsc_0011.jpg.jpg

Chúng tôi sai và cần được hướng dẫn làm đúng

Nếu theo QL 55 qua hết địa bàn xã Đa Mi sẽ thấy thương mại, dịch vụ hai bên đường xôm tụ. Từ quán cà phê, điểm dừng chân cho đến quán ăn, điểm tham quan và cả homestay đều có. Tại những nơi có cảnh đẹp mà khách hay tìm đến, ngay cả trên mặt hồ Đa Mi lẫn Hàm Thuận cũng có nhà tạm, những chòi câu cá… nên không có gì lạ khi trên mặt đất, chỗ thuận tiện người ta cắm lều, sắm dăm cái ghế, cái bàn cho khách ghé ngồi. Cách xây cất tạm bợ, thậm chí chông chênh, nhất là ở những vùng đất mấp mô, có đồi dốc càng tăng thêm tính hoang sơ, tạo nét đẹp riêng của du lịch miền cao này. Tuy nhiên, qua tìm hiểu từ những người chủ các dịch vụ này thì họ cho biết đất này là đất nông nghiệp mà gia đình đã khai hoang từ lúc xã Đa Mi mới thành lập hoặc sang nhượng bằng giấy tay. Có nghĩa, những xây cất trên phục vụ cho làn sóng du khách tràn về trong năm 2023 này là sai quy định pháp luật.

z4706040167675_a6701192c03a9d1899b97eb7abe5ac4a.jpg

“Chúng tôi sai, vì làm dịch vụ du lịch trên đất nông nghiệp. Nhưng nếu xin chuyển mục đích sang đất thương mại dịch vụ cũng chưa được và nếu được cũng không kịp, khi lượng khách đổ về xã nhiều” – chủ quán cà phê gần hồ Hàm Thuận thuộc thôn Đa Tro nói. Đồng thời cho biết, theo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch hồ Hàm Thuận, khu vực nhà anh và nhiều nhà khác ở gần hồ đã được quy hoạch đất thương mại, dịch vụ. Đây là cơ hội cho những người dân ở đây chuyển đổi mục đích sử dụng đất để mở rộng kinh doanh, dịch vụ lớn hơn, bài bản, đàng hoàng hơn phục vụ cho du khách đến, nhất là phải tính đến thời điểm khách đi đông theo đoàn. Và hơn hết là kinh doanh đúng quy định pháp luật. “Nghe nói các bộ như nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường sẽ có hướng dẫn làm du lịch trên đất nông nghiệp, đất rừng. Chúng tôi muốn được hướng dẫn thực hiện để kinh doanh đúng, chứ như hiện tại thì hồi hộp lắm, vì nay nghe nói phải tháo, rồi mai lại đòi tháo dỡ! Nhưng cả làng như thế rồi Đa Mi sẽ thế nào, khi khách đến?”.

Trong làn sóng tự phát chung như thế ở vùng cao này nên càng hiểu hơn vì sao chủ đầu tư điểm du lịch Hồ Trên Núi tại thôn Đagury lại mạnh dạn xây dựng cơ sở có view ven hồ đẹp như thế. Sau dịp lễ 30/4, cơ sở này bị báo chí viết bài về việc lấn chiếm mặt hồ thủy điện Đa Mi. Khi đoàn kiểm tra của huyện Hàm Thuận Bắc đến, ai cũng công nhận sự xuất hiện của kiến trúc nhà sàn trên mặt nước ở khúc eo của hồ Đa Mi này tạo ra điểm tham quan, săn mây cho du khách rất hấp dẫn. Nhưng đáng tiếc vì sao khi làm lại không hỏi huyện để có hướng dẫn cụ thể? Ông Đỗ Văn Lộc, chủ cơ sở xây tự phát này cho biết nhiều người trong xã cũng xây quán ăn, quán nước… trên đất nông nghiệp nên ông cũng xây cơ sở trên đất nông nghiệp mà gia đình đã ở từ năm 1996. Nhưng vì đất tiếp giáp mặt nước hồ Đa Mi lại trong “cơn say” phục vụ nhu cầu của du khách và cũng thấy có người làm nhà tạm trên hồ nên ông có lấn ra mặt hồ để làm chỗ ngồi tạm cho khách với cọc cây chống xuống hồ.

dsc_0012.jpg

“Tôi sai rồi nhưng tôi muốn được hướng dẫn thuê mặt nước như người ta thuê nuôi cá tầm, để làm du lịch tại chính nơi đây. Vì chút diện tích của hồ Đa Mi ở eo nước này không ảnh hưởng gì đến dòng nước sản xuất của nhà máy. Vì làm du lịch đón khách nên tôi cũng dọn dẹp rác, cây cối trong hồ hay trôi về eo nước này, giúp quang cảnh nơi đây đẹp hơn, có chỗ cho bà con địa phương bán nông sản và du khách các nơi về có chỗ nghỉ chân” – ông Lộc kiến nghị khi đoàn kiểm tra nhấn mạnh mặt hồ Đa Mi là đất năng lượng. Nhưng nếu ai quan tâm đến sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là du lịch cho vùng tiềm năng Đa Mi cũng phải suy nghĩ hướng giải quyết kiến nghị trên.

dsc_0015.jpg.jpg

Nếu tháo dỡ, Đa Mi về lại xã nông nghiệp

Đó là băn khoăn của Chủ tịch UBND xã Đa Mi Nguyễn Anh Toàn, người đã công tác tại xã Đa Mi từ giai đoạn đầu thành lập xã đến nay nên nắm biết sự phát triển của xã có những đặc thù riêng. Theo ông Toàn, câu chuyện dân thích ứng nhanh trong chuyển sang làm du lịch, đón dòng khách từ khi có cao tốc là đi trước một bước trong công tác quản lý của chính quyền, thành ra là bức xúc tự phát. Công tác quản lý chưa theo kịp đó, thể hiện rõ nhất là trong đất đai. Đa Mi có diện tích đất tự nhiên là 13.838,81 ha, trong đó Ban Quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi, Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi và UBND xã Đa Mi trực tiếp quản lý với tổng diện tích 12.584,3 ha. Còn lại 1.293,17 ha với hiện trạng phần lớn là đất nông nghiệp nhân dân đang sử dụng, đất giao thông, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối… ngoài quy hoạch 3 loại rừng, chưa được giao về cho địa phương quản lý để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.

Trong khi đó, riêng phần đất đã giao rõ ràng cho UBND xã quản lý với tổng diện tích 1.803,8 ha đất là để xét cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân theo 4 quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận thì chưa thể triển khai thuận lợi được. Hiện diện tích cấp giấy chứng nhận ở xã chỉ chiếm 10% tổng diện tích trên. Nguyên nhân do phương án cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, vì quy định đối tượng được giao đất nông nghiệp là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương và hạn mức giao đất là 1,5 ha; ngoài diện tích này thì hộ dân phải thuê đất. Tất cả các hộ dân đều không đồng tình nên không làm hồ sơ thuê đất. Vì vậy, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai tại địa phương, hạn chế trong việc đầu tư sản xuất của nhân dân…

z4706038900382_0d92551236293e9fbbed9860b70c6e2e.jpg

Trong khi hiện tại khách du lịch đã quen tuyến, tour nên cứ đến. Người dân đã phát hiện làm dịch vụ du lịch thuận lợi hơn làm nông nghiệp, hơn thế còn kích thích bán được nông sản giá cao nên không thể nào dừng lại. Vì vậy, tình trạng vi phạm trên sẽ tiếp tục. Nếu chính quyền siết chặt, kiên quyết tháo dỡ thì Đa Mi về xã nông nghiệp y như những năm mới thành lập, khách du lịch chạy tới rồi về chứ không có một chỗ nào gọi là cho nghỉ chân, uống nước, ngắm cảnh, mua sầu riêng? Nếu ứng xử linh hoạt hơn, xã vùng cao này sẽ nhộn nhịp và hứa hẹn sôi động về dịch vụ “chân rết”, khi quy định pháp luật hoàn chỉnh, khi những nhà đầu tư lớn bước vào “cuộc chơi” du lịch nông thôn, nhất là ở 2 hồ Hàm Thuận, Đa Mi. Tuy nhiên, trong mắt các nhà đầu tư du lịch, khách thường thích có view hồ, có lối dẫn ra hồ để thỏa mãn hết nhu cầu trong vui chơi, chứ không chỉ dừng ở chở khách ra các đảo thăm vườn trái cây. Do đó, nhu cầu thuê mặt nước (vốn hiện tại đang là đất năng lượng) để làm du lịch hấp dẫn hơn trở thành nỗi khao khát.

z4706040390722_c51ac5d2035f0d49c92be3950e0ea460.jpg

Vì vậy, trong tháng 8 rồi, huyện Hàm Thuận Bắc đã có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi, đơn vị đang quản lý 2 hồ có diện tích thuộc địa phận xã Đa Mi là 1.599,23 ha để tìm hướng phát triển du lịch Đa Mi…

Bài 1: Vùng cao vẫy gọi

Bài 3: Bên không làm gì, bên khao khát

Nguồn

Cùng chủ đề

Sầu riêng VietGAP và cơ hội cho các nông sản khác

HTX Sản xuất, Kinh doanh, Dịch vụ nông nghiệp Đa Mi (HTX SXKD-DVNN) thuộc thôn La Dày, xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc) vừa được tổ chức chứng nhận FAO cấp giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm quả tươi đối với 40 ha. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của các hộ thành viên, cùng sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông và chính quyền địa phương trong suốt 1 năm qua. Đến nay HTX...

Đa Mi – vùng đất của những chuyến đi nghiên cứu thực tế

Nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, Đa Mi đang ngày càng được các cơ quan, tổ chức xã hội, trường học tìm đến nghiên cứu thực tế kết hợp tham quan. Nói đến Đa Mi – “cao nguyên” nhỏ của Bình Thuận ai cũng biết, bởi nổi tiếng với...

Du lịch hòa mình với thiên nhiên

Thời gian gần đây, thay vì chọn vi vu ở những khách sạn, resort tiện nghi, sang chảnh, những bạn trẻ đang có xu hướng tìm về với thiên nhiên, lên rừng, xuống biển, ngủ lều ngoài trời để… cân bằng cảm xúc. Nhỏ bạn thân nhắn: “Công việc áp lực quá!...

Lên Đa Mi du lịch mùa nắng nóng

Bên cạnh hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước đặt tour về Phan Thiết du lịch thì ở Đa Mi đã có hàng trăm du khách từ thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước… đã đặt tour dịp lễ 30/4 để trải nghiệm vẻ đẹp núi rừng, hồ, thác và nhất là “trốn nóng”… ...

Tỏa sáng những điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng; trở thành công việc tự giác, thường xuyên của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh. ...

Cùng tác giả

Triển khai nhiệm vụ năm 2025

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 vào chiều ngày 22/1 tại TP. Phan Thiết. Ông Nguyễn Hồng Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. ...

Rộn ràng xuân mới, hân hoan đón Tết cùng Mirinda tại đường hoa thành phố Phan Thiết Xuân Ất Tỵ 2025

Những ngày cuối năm, không khí lễ hội rộn ràng với sắc màu Tết đang tràn ngập trên từng con phố. Đây là dịp để mọi người cùng nhìn lại một năm đã qua, sẻ chia yêu thương và chào đón năm mới đầy hy vọng. Trong không khí ấy, Đường Hoa Thành Phố Phan Thiết Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra từ 24/1 đến ngày 3/2/2025 tại Phố đi bộ trước công viên Nguyễn Tất Thành, TP. Phan...

Những cánh diều xuân rực rỡ trên biển Hàm Tiến – Mũi Né

BTO-Những ngày này, khi gió bấc thổi mạnh và trời trong xanh, bãi biển Hàm Tiến- Mũi Né, thành phố Phan Thiết thu hút rất đông du khách quốc tế yêu thích bộ môn lướt ván diều đến vui chơi, trải nghiệm cùng sóng và gió. Hàng trăm cánh diều sặc sỡ sắc màu tràn ngập không gian bãi biển. ...

Thông báo thay đổi tên gọi Văn phòng Công chứng Trần Huy Kháng

Địa chỉ: 126 ĐT766 thôn 4, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận Điện thoại: 0965.889939 Trưởng Văn phòng: ông Trần Huy Kháng. Theo Quyết định số 343/QĐ-STP ngày 27/12/2024 của Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận về việc cấp lại Giấy đăng ký hoạt động số 26/TP- ĐKHĐ-CC (cấp lại lần...

Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận

BTO-Sáng 22/1, Mục sư Võ Đông Thu - Ủy viên Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), đặc trách tỉnh Bình Thuận và các thành viên Ban đại diện Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã đến chúc tết Tỉnh ủy Bình Thuận, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Cùng chuyên mục

Hướng đến những mục tiêu mới

Du lịch Bình Thuận vừa khép lại năm 2024 với nhiều kết quả nổi bật và đang từng bước khẳng định là 1 trong 3 trụ cột kinh tế của địa phương. Tới đây, toàn ngành sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu năm 2025, qua đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giai đoạn mới. ...

Quảng bá xúc tiến du lịch xanh hướng đến phát triển bền vững

Năm 2025, cùng với nhiều cột mốc kỷ niệm rất ý nghĩa của quê hương, du lịch Bình Thuận cũng tròn 30 năm hình thành và phát triển. Hướng đến giai đoạn phát triển mới của du lịch tỉnh nhà là phát triển xanh và bền vững, trong năm 2025, Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh triển khai công tác thông tin, xúc tiến quảng bá điểm đến gắn với du lịch xanh và phát triển bền vững. ...

Ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch: Quyết tâm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Có thể khẳng định, tỉnh Bình Thuận đã trở thành điểm “hút khách” trên bản đồ du lịch miền Trung và cả nước. Minh chứng rõ nhất là năm 2024 toàn tỉnh đón hơn 9,6 triệu lượt khách, tăng gần 16% so với năm 2023; doanh thu hoạt động du lịch đạt 25.530 tỷ đồng. Kết quả này là “bước đệm” vững chắc để du lịch Bình Thuận giữ vững đà tăng trưởng, thực hiện thành công quyết tâm...

Khai trương khu du lịch cộng đồng Biển Quê Hương có hạng mục xác lập kỷ lục Việt Nam

Sáng ngày 14/01/2025, Công ty TNHH Biển Quê Hương Phan Thiết đã tổ chức Lễ khai trương khu du lịch cộng đồng Biển Quê Hương tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam. Đồng thời đón nhận bằng xác lập Kỷ lục Việt Nam qua hạng mục Khu nhà điều hành và dịch vụ thương mại được chế tác từ nhiều Module Container có tổng diện tích lớn nhất, với chức năng hoàn chỉnh và có bố cục hình...

Mây trắng bồng bềnh và du khách

Những áng mây trắng lững lờ trôi giữa khoảng không gần mặt đất chỉ cách đầu người chừng 3 – 4 m, có nơi gần đến nỗi với tay là có thể chạm nhẹ vào mây. Chính điều này tạo cảm giác thích thú cho du khách khi đến Đa Mi du lịch vào khoảng thời gian này... ...

Chung tay phát triển các loại hình dịch vụ mới

Thời điểm cuối năm được coi là mùa thấp điểm của khách nội địa. Trên thực tế, không phải cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh dịch vụ nào cũng có đông lượng khách quốc tế như mong đợi. Tuy nhiên, năm nay ghi nhận những tín hiệu khởi sắc khi...

Ghi nhận từ thông tin hỗ trợ du khách

Thông qua công tác phối hợp thông tin hỗ trợ du khách trên địa bàn Bình Thuận, các đơn vị liên quan đã thực hiện tốt chức năng cũng như góp phần quảng bá hình ảnh và xây dựng điểm đến an toàn, thân thiện. Cách đây tròn mười năm - tháng...

Gỡ khó để phát triển du lịch canh nông

Bình Thuận là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch canh nông. Loại hình này không chỉ góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch, tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến địa phương mà còn góp phần quảng bá sản vật, nâng cao thu nhập cho người nông dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, mô hình du lịch canh nông vẫn còn gặp phải những khó khăn,...

Bình Thuận đón hơn 9 triệu lượt khách một năm nhờ đâu?

Năm 2024, Bình Thuận ước đón 9,65 triệu lượt du khách. Nhiều người tò mò về số liệu này có chính xác không, đếm từng khách hay tính bằng cách nào... Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, ước lượng khách du lịch năm 2024 đến Bình Thuận đạt 9.657.000 lượt khách, tăng 15,64% so với năm 2023. Trong đó, lượng khách quốc tế ước đạt 393.300 lượt khách, chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Đức, Anh, Mỹ, Pháp, Hà Lan... Du khách...

Tin nổi bật

Tin mới nhất