Powered by Techcity

Vốn tín dụng chính sách

Trong hành trình giảm nghèo tại Bình Thuận cho thấy nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đã đi vào cuộc sống, trở thành công cụ hữu hiệu, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện thành công 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Xứng đáng “trụ cột” thoát nghèo

Cách đây vài năm gia đình chị Hồ Thị Huyền ở thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc) thuộc hộ cận nghèo của xã. Gia đình làm nông, gia tài vỏn vẹn chỉ có vài sào đất nên vợ chồng chị phải thường xuyên đi làm thuê, ai kêu gì làm nấy để lo cho cuộc sống và nuôi con ăn học. Năm 2018, con trai chị nhận giấy báo trúng tuyển vào đại học, cả nhà vỡ òa trong niềm vui nhưng đằng sau đó là nỗi lo lấy tiền đâu cho con học đại học 4 năm ở TP.Hồ Chí Minh. Thông qua hướng dẫn của Hội Nông dân xã, chị được vay số tiền 60 triệu đồng cho 4 năm học, gia đình vui mừng khôn xiết. Từ đó, gia đình có động lực cố gắng làm ăn trả lãi đúng hạn cho ngân hàng, sau đó chị mạnh dạn đề xuất vay thêm 40 triệu đồng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Chị Huyền đầu tư 20 triệu đồng mua 2 con bò sinh sản phát triển đàn bò đến nay lên 6 con, số tiền còn lại bắt nước sạch và xây dựng công trình vệ sinh. Chị Huyền tâm sự: “Nếu như không có nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước chắc chắn vợ chồng tôi đến giờ vẫn còn đi làm thuê thu nhập bấp bênh, con tôi không học được đến nơi đến chốn”.

Vốn chính sách đòn bẩy giúp người nghèo vươn lên.

Thời gian qua, nguồn vốn chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống góp phần quan trọng thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh. Trong năm 2023, tỉnh Bình Thuận đã đề ra mục tiêu giảm 0,52% hộ nghèo toàn tỉnh và đảm bảo người nghèo được thụ hưởng các chính sách trợ giúp để cải thiện điều kiện sống; tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản. Tỉnh đã triển khai đồng bộ và kịp thời các chính sách giảm nghèo, nhất là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất vùng đồng bào DTTS. Trong đó, vai trò vốn chính sách đóng góp rất quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đời sống, thu nhập của người dân nói chung và phần lớn người nghèo, đồng bào DTTS được cải thiện rõ rệt.

Giải ngân vốn vay vùng đồng bào DTTS.

Nhìn lại năm 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh đã giải quyết cho 3.986 hộ nghèo vay trên 181,7 tỷ đồng; 10.022 hộ cận nghèo vay trên 458,4 tỷ đồng và 19.828 hộ mới thoát nghèo vay 739,9 tỷ đồng để đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 6.621 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,96% tổng số hộ toàn tỉnh, giảm 2.038 hộ so với tổng số hộ nghèo đầu năm (8.659 hộ) theo chuẩn nghèo đa chiều mới. Toàn tỉnh hiện có 74/93 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tiếp tục phát huy hiệu quả

Kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư đã tạo nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn tín dụng chính sách cho vay trên địa bàn không ngừng tăng trưởng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong toàn tỉnh. Các địa phương đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, chính quyền các cấp, nhất là sức mạnh của các đoàn thể chính trị – xã hội cùng tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, chăm lo cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách, hướng dẫn và tạo điều kiện cho họ biết cách làm ăn, từng bước chuyển biến nhận thức, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bà Võ Thị Minh Thảo – Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng dư nợ thực hiện 21 chương trình tín dụng chính sách đạt 4.810 tỷ đồng với gần 115.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất kinh doanh cho trên 1,6 ngàn lượt hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; tạo việc làm cho trên 1.000 lao động; giúp hơn 5.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng trên 9.000 công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; tạo điều kiện cho 17 đối tượng chấp hành xong án phạt tù vay vốn sản xuất kinh doanh…

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay do nguồn vốn ngân sách địa phương còn thấp, trong khi nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng rất lớn. Nguồn vốn ngân sách địa phương bổ sung, ủy thác NHCSXH cho vay năm 2024 là 24,1 tỷ đồng chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là hộ có mức sống trung bình. Qua rà soát, toàn tỉnh hiện có 99.303 hộ có mức sống trung bình, nhưng đối tượng này hiện chưa có chương trình cho vay để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Vì vậy, NHCSXH đề nghị Tổng Giám đốc NHCSXH bổ sung nguồn vốn các chương trình theo kế hoạch, đặc biệt vốn cho vay giải quyết việc làm; UBND tỉnh xem xét, bổ sung nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với các đối tượng theo Nghị quyết số 111 của Quốc hội. Thời gian tới, NHCSXH tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời, phối hợp thực hiện tốt kế hoạch “Huy động gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo năm 2024”…

Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng dư nợ cho vay tín dụng chính sách đạt trên 465 tỷ đồng

BTO-Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hàm Thuận Nam vừa họp đánh giá kết quả thực hiện quý I, triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2024. Bà Mai Thị Ngọc Ảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện chủ trì cuộc họp. ...

Ngân hàng chính sách xã hội triển khai nhiệm vụ năm 2024

BTO- Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh vừa tổ chức Hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Toàn cảnh hội nghị, ảnh Đình Hòa Năm 2023, Chi nhánh NHCSXH tỉnh hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra. Với nguồn vốn được NHCSXH và UBND tỉnh,...

Vốn chính sách đồng hành xóa nghèo ở Phan Lâm

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành cùng hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, góp phần xóa đói - giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Phan...

Cùng tác giả

Bão số 7 gần vùng biển Hoàng Sa, biển động dữ dội

 Vị trí và hướng đi của bão số 7 sáng ngày 9/11. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia  Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 04 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm...

Cần kiểm soát tốt hơn các quy định về quảng cáo

BTO-Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều nay, 8/11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại tổ 15. ...

Trang bị công cụ hiện đại trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy

BTO-Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Nghị quyết Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận nhiều nội dung quan trọng… ...

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranhNhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Ưu tiên đầu tư khu kinh tế Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên lựa chọn để thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên...

Cùng chuyên mục

Để kinh tế tập thể thật sự phát triển năng động, hiệu quả

BTO-Trong thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã, đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số hạn chế chậm được khắc phục. Để KTTT phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần thực hiện nhiều giải pháp, tạo đột phá, khơi thông điểm nghẽn, phát huy tốt...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

Đã có tiêu chí phân loại hợp tác xã, phát triển kinh tế tập thể

Mô hình trồng dưa lưới ở Hàm Thuận Bắc.Quá trình triển khai thực hiện thì hợp tác xã (HTX) là một bộ phận quan trọng cấu thành để phát triển KTTT, được nhiều nơi thực hiện. Một trong những kiến nghị của tỉnh từ khi triển khai Nghị quyết số 20 là đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2023, nhằm cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phát...

‏Thuê xe đi Phan Thiết nhanh chóng, giá rẻ tại Xe Sài Gòn‏

‏Du lịch Phan Thiết có gì hấp dẫn?‏‏Phan Thiết là một thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm cách TP. HCM 183 km về hướng Đông Bắc. Nổi tiếng với những bờ cát trắng trải dài, biển xanh và những hàng dừa cao vút, Phan Thiết luôn thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. Không chỉ có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Phan Thiết một điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn với những cộng...

Phan Thiết sẽ được đầu tư để cải thiện môi trường đô thị

Việc triển khai dự án Cải thiện môi trường đô thị các thành phố loại 2 - Hợp phần tỉnh Bình Thuận có vai trò rất quan trọng nhằm phát huy hiệu quả các dự án đã đầu tư. Cùng với đó, góp phần cải thiện vệ sinh môi trường, chống xói lở bờ biển, thích ứng biến đổi khí hậu, tạo điều kiện để TP. Phan Thiết phát triển bền vững. ...

Cần có cơ chế đặc thù để phát triển điện vùng hải đảo

BTO-Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều nay 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận - Nguyễn Hữu Thông đã tham gia góp ý nhiều nội dung quan trọng. ...

Nhiều chương trình hỗ trợ thành viên để phát triển bền vững

Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Lạc Tánh được thành lập vào năm 2012 với số vốn ban đầu 500 triệu đồng và 30 thành viên tham gia. Đến nay, quỹ có 770 thành viên tham gia với tổng nguồn vốn 55 tỷ đồng. Nhờ có nhiều chương trình hoạt động...

Khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Mới đây, tại cuộc họp UBND tỉnh nghe báo cáo, rà soát tiến độ thực hiện các dự án, trong đó có dự án Nhà tang lễ tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng nhấn mạnh, đây là công trình quan trọng được người dân quan tâm. Do đó, yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương nghiêm túc. ...

Góp sức quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt

Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, ngành Công Thương địa phương đã tích cực hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ hàng Việt Nam bằng đa dạng hình thức. Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thời gian...

Nỗ lực tìm đầu ra cho thương hiệu xoài Núi Nhọn

BTO- Đến xã Tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận, ngoài cây thanh long được trồng số lượng lớn thì cây xoài còn được biết đến là một trong những cây trồng chủ lực. Cây xoài được trồng nhiều nhất trong vùng phải nhắc đến Hợp tác xã xoài Núi Nhọn khi nông dân đã gắn bó với cây trồng này hơn 20 năm. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất