Powered by Techcity

Về Làng Sen quê Bác!


Những ngày cuối tuần của mùa hè tháng 6, thời tiết mát mẻ như chiều lòng người. Đó cũng là thời điểm chúng tôi từ thành phố biển Phan Thiết có chuyến hành trình về Làng Sen – quê hương Bác Hồ, di tích lịch sử – văn hóa Kim Liên và là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Quê chung của mỗi người dân đất Việt

Hòa mình vào dòng người khắp mọi miền Tổ quốc, chúng tôi đến với Di tích lịch sử – văn hóa Kim Liên trong bồi hồi, xúc động. Đường vào Làng Sen trải qua những năm tháng lịch sử thăng trầm, nay đã khang trang, sạch đẹp với khung cảnh mộc mạc, yên bình như một bức tranh vẽ. Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sinh sống những năm tháng của thời niên thiếu. Nơi ấy, dưới mái nhà tranh đơn sơ của quê hương nội, ngoại, Bác đã được sống trong tình thương yêu của gia đình, bà con xóm giềng. Từ đó đã nuôi dưỡng trong Bác một tâm hồn vĩ đại, tình yêu quê hương đất nước và con người.

f86067e8c05a63043a4b.jpg
Bảng chỉ dẫn vào Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và di tích cụ Nguyễn Sinh Nhậm – ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lần đầu đến Làng Sen, với không gian rộng lớn, thanh bình. Con đường nhỏ dẫn vào ngôi nhà tranh khi xưa Bác ở bát ngát hương sen đang đua nở dưới hồ, ao cá, hàng dâm bụt thẳng tắp, cây bưởi trước sân sum suê trái, dãy tre xanh rì sau nhà đung đưa trước gió. Trong khuôn viên vườn được trồng từng dãy cây chuối, cây rau lang và nhiều loại cây hoa màu khác… Theo lời giới thiệu của Khu Di tích Kim Liên về lịch sử ngôi nhà ông Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh): “Khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó Bảng. Lần đầu tiên ở Làng Sen có người đậu đạt cao. Trước niềm vinh dự đó, nhân dân Làng Sen đã trích mảnh đất rộng khoảng 2.500 m2 đất học điền làm vườn, mua một ngôi nhà năm gian bằng gỗ, lợp tranh lá mía về dựng tại đây và mời gia đình Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc về ở. Thời gian này ông Nguyễn Sinh Thuyết (người anh trai cùng cha khác mẹ với ông Sắc) đã chuyển ngôi nhà ngang sang làm nhà bếp cho em.

c025837938cb9b95c2da.jpg
Du khách đến tham quan ngôi nhà của Bác từng sinh sống.
858f16f8ad4a0e14575b.jpg
Những kỷ vật bên trong ngôi nhà.

Từ năm 1901 – 1906 ông Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và 3 người con (Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành – tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu) rời làng Hoàng Trù về sống ở Làng Sen. Chính tại ngôi nhà này, Nguyễn Tất Thành đã nhiều lần được tiếp xúc với các sĩ phu và nhà nho yêu nước, thương dân. Cuối năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế học ở trường Quốc học Huế, tham gia tích cực phong trào chống thuế Trung kỳ, cuối năm 1909 rời Huế đi vào các tỉnh phía Nam, ngày 5/6/1911 ra đi tìm đường cứu nước.

Sau nhiều năm biến động của đất nước, gia đình không sống ở đây, ngôi nhà này được giao lại cho người khác sử dụng. Năm 1956, ngôi nhà đã được sưu tầm về và sử dụng lại trên nền đất cũ làm di tích lưu niệm. Những hiện vật đơn sơ, giản dị tại đây đã gắn bó nhiều kỷ niệm sâu sắc trong 5 năm tuổi niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi đây còn ghi dấu sự kiện hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm: Ngày 16/6/1957 và ngày 9/12/1961. Ngôi nhà được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia năm 1990 và xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012”.

eb842c1197a334fd6db2.jpg
Du khách tham quan ao cá Bác Hồ.

Nơi giáo dục truyền thống

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, đến nay lớp lớp con cháu Bác Hồ khắp mọi miền tổ quốc vẫn nườm nượp về Làng Sen, về với Di tích lịch sử – văn hóa Kim Liên để tưởng nhớ, tri ân và tìm hiểu thêm về nguồn cội của Người…

Giọng nói ngọt ngào của hướng dẫn viên Khu Di tích Kim Liên vẫn đọng lại trong tôi và mỗi du khách: “…Quê Bác từ lâu đã trở thành quê chung của mỗi người dân đất Việt. Xa quê hơn 50 năm vậy mà ngày trở về, Bác vẫn giọng ấm tình của một người con xứ Nghệ. Bác xúc động tâm sự bằng vần thơ: “Quê hương nghĩa trọng tình cao – Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”…

29f93df0bf421c1c4553.jpg
Hướng dẫn viên Khu Di tích Kim Liên giới thiệu những câu chuyện về Bác.

Tạm biệt Làng Sen quê Bác, tạm xa những cơn gió Lào và cái nắng miền Trung tháng 6, chúng tôi trở lại với phố biển Phan Thiết, với Trường Dục Thanh. Nơi đây, trong hành trình vào các tỉnh phía Nam, năm 1910 thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã đến Phan Thiết và dừng chân dạy học. Thời gian dạy học ở Trường Dục Thanh tuy ngắn nhưng khá quan trọng để thầy Thành có dịp học hỏi, tích lũy vốn văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm sống, nghiên cứu tình hình mảnh đất phía nam chuẩn bị cuộc hành trình vượt đại dương ra đi tìm đường cứu nước…

Hướng dẫn viên Khu Di tích Kim Liên giới thiệu những câu chuyện về Bác.

Từ Làng Sen quê Bác, nhìn về Phan Thiết (Bình Thuận) hôm nay vẫn sừng sững ngôi trường Dục Thanh đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Còn có Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận, hiện trưng bày hàng trăm tài liệu, hiện vật, hình ảnh có giá trị về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Ở đó cũng trở thành một địa chỉ đón tiếp rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan và thưởng lãm. Đồng thời có vai trò quan trọng giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng đối với thế hệ trẻ…

1ac59dce267c8522dc6d.jpg
Du khách đến với Làng Sen.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/ve-lang-sen-que-bac-119942.html

Cùng chủ đề

Triển lãm Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam năm 2023

Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa đường phố Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam” sẽ diễn ra tại đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Phan Thiết từ 27/8 - 3/9. Đây là sự kiện...

Bình Thuận hạng 3 toàn đoàn

BTO-Giải Vô địch Đua thuyền truyền thống thành phố Hồ Chí Minh mở rộng đã kết thúc vào ngày 5/8 với giải nhất toàn đoàn thuộc về đơn vị Quận Bình Thạnh (TP.HCM), giải nhì thuộc về đơn vị tỉnh Quảng Bình, giải ba thuộc về tỉnh Bình Thuận. Tham dự giải...

Cùng tác giả

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật xuất sắc

Tối 19/9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ trao chứng nhận và tặng hoa các tác giả có tác...

Giải quần vợt ủng hộ đồng bào phía Bắc

BTO-Chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đồng bào phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3, Nha khoa Vạn Hạnh Bình Thuận tổ chức giải quần vợt nhằm trích một số tiền để trao tặng cho đồng bào đang gặp khó khăn do thiên tai. ...

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Billiards Carom 3 băng Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử

Billiards carom 3 băng Việt Nam thâu tóm mọi danh hiệu cao quý nhất trên thế giới, từ danh hiệu cá nhân cho đến danh hiệu đồng đội. Hành trình chinh phục đỉnh cao của các cơ thủ đã ghi dấu mốc lịch sử cho Billiards carom 3 băng Việt Nam. Những...

Cùng chuyên mục

Khi thương hiệu được khẳng định

Du lịch Bình Thuận với biển xanh - cát trắng - nắng vàng đã vươn xa, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và tin tưởng của du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Bình Thuận với khí hậu ôn hòa, nắng...

Bình Thuận hướng đến du lịch bền vững và thông minh

Theo các chuyên gia đánh giá du lịch Bình Thuận đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng và lợi thế của vùng đất “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”. Mũi Né - Phan Thiết được công nhận là 1 trong 10 điểm du lịch nổi bật của Việt...

“Mở lối” cho du lịch phát triển

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Chính vì thế, tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận. ...

Kích cầu du lịch nội địa và quốc tế

Thời gian qua, Bình Thuận không chỉ quan tâm kích cầu du lịch đối với khách nội địa mà còn chú trọng khách nước ngoài, các thị trường tiềm năng thông qua nhiều hình thức, chương trình, trong đó có Farmtrip. 1. Với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, khí hậu ấm...

Gỡ “nút thắt” phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Đạp xe qua những cánh đồng lúa đang trổ bông, ghé thăm thưởng thức cây trái tại vườn, tắm suối, ngắm thác, khám phá rừng; tham quan mô hình nuôi trồng cây, con đặc biệt, thưởng thức đặc sản địa phương, tham quan tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của người dân bản địa… đang là xu hướng du lịch thu hút, hấp dẫn đa dạng đối tượng du khách. ...

Đến Mũi Né, đâu chỉ một con đường!

Đoàn khảo sát đến từ các hãng lữ hành quốc tế, công ty du lịch, báo chí như: Trung Quốc, Singapore, Đức, Úc… đã tham quan và khảo sát một số điểm du lịch nổi tiếng của địa phương như: Bàu Trắng, Bảo tàng nước mắm, Hệ sinh thái vui chơi giải trí Nova world Phan Thiết… Bên cạnh sự trải nghiệm, tìm hiểu các sản phẩm du lịch mới, dịch vụ lưu trú, buồng phòng, ẩm thực tại...

Đón hơn 6,4 triệu lượt du khách

Trong tháng 8 vừa qua, điểm đến Bình Thuận đã đón, phục vụ khoảng 925.800 lượt khách, tăng 3,44% so tháng trước đó và tăng 12,26% so cùng kỳ năm ngoái (riêng khách phục vụ trong ngày ước đạt gần 46.500 lượt khách, tăng 3,31% so tháng trước và tăng gấp 2,53 lần so cùng kỳ năm 2023). ...

Tiềm năng du lịch nông thôn, cộng đồng rất lớn

Những năm gần đây, khách du lịch đã chú ý đến các tour du lịch nông thôn với nhiều loại hình như: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề… Các hoạt động này một mặt giúp phát triển kinh tế nông thôn, mặt khác đã tạo sự gắn kết và tự hào về một miền quê tươi đẹp, nơi mỗi cư dân trở thành hướng dẫn...

Đoàn Famtrip quốc tế khảo sát du lịch tại Bình Thuận

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch cũng ngày càng gia tăng, Bình Thuận đã và đang nỗ lực để tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khai thác tối đa tài nguyên, lợi thế về du lịch, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo hình ảnh sâu đậm về du lịch Bình Thuận với những sản phẩm du lịch...

Từ sóc Bom Bo nghĩ về Sa Lôn!

Nếu bạn có dịp về với mảnh đất Bình Phước thì hãy một lần đến sóc Bom Bo, để được chiêm ngưỡng nền văn hóa đặc sắc của người S’tiêng qua các hiện vật và hòa mình vào tiếng nhạc cồng chiêng bên đốm lửa hồng. Đặc biệt sẽ nghe giới thiệu về phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất