Powered by Techcity

Vẻ đẹp đình Tú Luông

Ông cha xưa tâm niệm “Đất có thổ công, sông có hà bá, địa cuộc nào có Thành hoàng đó”. Vì ý tưởng đó mà sau khi cộng đồng làng xã định hình, mỗi một làng quê đều chăm lo chú trọng việc xây dựng đình làng. Đình làng Tú Luông cũng ra đời trong bối cảnh xã hội như vậy.

img_5988.jpg
Cổng đình Tú Luông

Ngôi đình bề thế về kiến trúc

Đình Tú Luông được gọi theo tên của làng Tú Luông ngày trước. Thuở sơ khai, đình dựng bằng tranh lá đơn sơ và dần dần nhiều thập niên sau đó mới được tôn tạo bề thế trang nghiêm. Như những đình khác ở Bình Thuận, đình Tú Luông do toàn thể hương chức và nhân dân trong làng đóng góp công của tạo dựng nên. Năm 1995 – 1996, qua khảo sát, đối chiếu từ kết cấu kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật trang trí tạo hình, các di vật cổ còn lại ở đình và tìm hiểu gia phả của một số tộc họ định cư lâu đời ở trong làng, Bảo tàng và Sở Văn hóa thông tin Bình Thuận xác định niên đại tạo dựng đình Tú Luông vào khoảng đầu thế kỷ XIX.

Hiện ngôi đình tọa lạc tại phường Đức Long, cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 1,5 km về hướng Tây Nam. Theo ông Nguyễn Hữu Tứ – Trưởng Ban quản lý đình làng Tú Luông, lúc mới khai lập, Tú Luông là một trong những làng quê có vị thế tọa lạc lý tưởng, thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống và sớm có kinh tế ổn định ở Phan Thiết. Ở đình Tú Luông còn lưu giữ bức hoành cổ khắc ghi chữ Hán nói rõ về địa dư và cảnh quan của làng.

img_6000.jpg
img_5993.jpg
Đình Tú Luông còn giữ nguyên vẹn ngói âm dương cổ và gạch bát tràng

Quần thể kiến trúc đình Tú Luông lúc mới tạo dựng khá quy mô, bề thế bao gồm đình thờ Thần, Tiền đường, cổng Tam quan, bình phong, gian thờ Tiền hiền, nhà Võ ca, nhà Nhóm, nhà bếp, cổng hậu và bức tường thành bao bọc xung quanh. Trước tác động của thời gian, môi trường thiên nhiên, chiến tranh và một phần vì sự lãng quên của chính con người nên nhiều bộ phận kiến trúc quan trọng bị tháo dỡ và sụp đổ hoàn toàn như nhà võ ca, cổng Tam quan, bức vòng thành, bình phong. So với các di tích cổ ở Bình Thuận, đình Tú Luông có một kết cấu kiến trúc đặc sắc riêng, ở đây sử dụng đồng thời 2 dạng kiến trúc dân gian tiêu biểu ở địa phương, đó là dạng kiến trúc “tứ trụ” và “trùng thiềm điệp ốc” phối kết hợp. Trong kết cấu kiến trúc, gỗ, gạch đóng vai trò quan trọng. Trong đó gỗ là vật liệu chính yếu để tạo nên bộ khung liên kết của từng nóc đình, tiếp đến là chất vữa pha chế bằng kinh nghiệm dân gian từ vôi, vỏ sò, cát, mật đường, nhựa cây… để làm chất kết dính xây dựng nên các bức tường vững chắc và các nóc đình trang nghiêm, cổ kính. Các vật liệu lợp và lát nền vẫn còn bảo lưu, đó là ngói âm dương cổ và gạch bát tràng vốn được sử dụng phổ biến trong các công trình kiến trúc dân gian lúc bấy giờ ở địa phương. Hàng trăm bộ phận chi tiết gỗ nhất loạt là loại gỗ quý (căm xe, căm liên) chịu được mối mọt, tất cả được nghệ nhân xưa dày công đục chạm, gờ cạnh và tạo dáng thanh nhã, được lắp ghép với nhau sít sao như những khối gỗ liền mộng tinh xảo theo phương pháp thủ công và kinh nghiệm dân gian, tạo ra những bộ khung cân đối, vững chắc nâng đỡ các nóc đình khá nặng nề bên trên.

img_5994.jpg
Người dân đến lễ tế Thu nhớ đến công đức tổ tiên cầu quốc thái dân an

Thiết chế văn hóa cộng đồng làng xã

Đình Tú Luông và một số ngôi đình lớn khác ở Bình Thuận đã được các đời vua triều Nguyễn công nhận bảo hộ, coi đó là thiết chế văn hóa cộng đồng làng xã, gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân. Hiện tại đình còn lưu giữ 10 sắc phong của các đời vua triều Nguyễn.

Ngoài ra, ở đình còn lưu lại 2 chiếc đại hồng chung đúc đồng có niên đại vào cuối thế kỷ XIX. Cả 2 chiếc đại hồng chung đóng vai trò quan trọng trong việc hòa âm nhạc lễ hàng năm của đình. 6 long khám, 4 hương án, 3 bức bao lam và 2 chiếc án thư. Đây là những di vật đóng ghép bằng gỗ quý, được chạm trổ, điêu khắc công phu, sắc nét. Những di vật này có chức năng quan trọng trong việc bài trí thờ phụng ở nội thất. 20 bức hoành phi và 16 câu đối, toàn bộ chạm khắc chữ Hán cổ sắc nét trên những loại gỗ tốt. Mỗi bức có kích cỡ khác nhau, một số có chạm lộng viền quanh những hình tượng giao long, hoa lá thanh nhã. Nội dung ca ngợi uy quyền của thần linh, truyền lại cho con cháu về công ơn to lớn của ông bà, tổ tiên; chỉ giáo thế hệ đi sau nếp thuần phong mỹ tục và truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

Hàng năm đình tổ chức 2 kỳ lễ hội chính (tế Xuân vào ngày 11 – 12 tháng 2 âm lịch, tế Thu vào ngày 16 – 17 tháng 8 âm lịch) để tạ ơn Thành hoàng, Tiền hiền và ông bà tổ tiên. Đây là dịp để mọi người hướng về cội nguồn, ôn lại truyền thống, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, nhắc nhở cho mình lối sống lành mạnh, có ích.

Nguồn

Cùng chủ đề

TP. Phan Thiết (Bình Thuận): Tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt

Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn, người dân đã từng bước thay đổi thói quen mua sắm, ưu tiên sử dụng hàng hoá của doanh nghiệp trong nước. Để cuộc vận động đi vào chiều sâu Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Phan Thiết cho thấy,...

Gần 10.000 tỷ đồng đầu tư tuyến đường ven biển qua trung tâm TP Phan Thiết

Tổng chiều dài tuyến đường ven biển qua TP Phan Thiết dài 13,5 km với tổng mức đầu tư khoảng 9.852 tỷ đồng. Văn phòng Tỉnh ủy vừa có văn bản khẩn truyền đạt ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy Phan Thiết tập trung lãnh đạo thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn. Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận thị sát khuôn viên Tháp nước Phan Thiết. Theo đó, đề nghị Ban Thường...

Phan Thiết có bánh mì chấm, bánh mì chờ

Bánh mì Việt Nam nói chung được thế giới vinh danh, không cầu kỳ, nhưng mang giá trị tinh hoa ẩm thực theo cách riêng ở từng địa phương trong nước. Bánh mì Phan Thiết nói riêng một ẩm thực không thể bỏ qua, thu hút đông du khách. (Bánh mì chờ đầu đường Nguyễn Huệ) Được vinh danh Tạp chí Taste Atlas (tạp chí hướng dẫn du lịch, ẩm thực), gần đây, đăng tải danh sách 100 món ngon nhất thế...

Lẩu ghẹ Phan Thiết đậm đà vị ngọt biển khơi

Một trong những món ăn hải sản độc đáo và đậm đà vị ngọt biểu khơi mà gần đây du khách rất thích chọn thưởng thức khi đến tham quan thành phố biển Phan Thiết (Bình Thuận) là món Lẩu ghẹ. (Lẩu ghẹ Phan Thiết; Ảnh: Nguyên Vũ) Đây là món ăn được biến tấu từ món lẩu hải sản với loại ghẹ nhàn Phan Thiết nổi tiếng thơm ngon, bổ dưỡng. Mặc dù ghẹ là loại hải sản hầu như...

Câu lạc bộ thể thao dưới nước đầu tiên tại Phan Thiết đi vào hoạt động

BTO - Chiều 28/9, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Phan Thiết tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao dưới nước Cà Ty (CaTy Water Sports Club). Tham dự lễ ra mắt có ông Phạm Văn Nam – Bí thư Thành ủy Phan Thiết, đại...

Cùng tác giả

Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận

Bình Thuận trao giấy phép cho hai nhà đầu tư gồm Công ty NeoSCM Limited và Công ty TNHH Aurawood Bình Thuận với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II và Khu công nghiệp Tân Đức. Bình Thuận trao giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án quy mô 2.300 tỷ đồng (Hình minh họa KCN Tân Đức) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) Bình Thuận vừa trao Giấy chứng nhận...

Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (24/11), bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Tới khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp...

Trên 63% giáo viên có nguyện vọng hợp pháp hóa việc dạy thêm

Nhóm nghiên cứu kiến nghị vấn đề dạy thêm, học thêm cần được nhìn nhận đa chiều Trong khuôn khổ đề án “Nghiên cứu đời sống của giáo viên khu vực Nam bộ: Thực nghiệm tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang”,Viện Phát triển chính sách ĐH Quốc gia TP.HCM đã tiến hành nghiên cứu, phỏng vấn 132 các nhà quản lý giáo dục, giáo viên các cấp và khảo sát diện rộng 12.505 giáo viên thuộc 3...

UBND tỉnh Bình Thuận mời gọi đầu tư Dự án Khu Nông nghiệp Hồng Thuận

Dự án Khu nông nghiệp Hồng Thuận tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với diện tích 61,28 ha; nguồn gốc khu đất do nhà nước quản lý. Phương thức đầu tư là không sử dụng kinh phí nhà nước. Nhà đầu tư muốn thực hiện dự án cần...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

Ảnh minh họa: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 24/11, khu vực từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 80mm. Từ chiều tối 24/11 mưa lớn giảm dần. Từ chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông...

Cùng chuyên mục

22 đội bóng tranh Cúp BTV năm 2024

BTO-Tối 21/11, Lễ khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng – Cúp BTV đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể dự. Giải...

Đọc “Nguyệt chính xuân” lắng khúc tâm tình cùng nhà thơ Đài Nguyên Vu (1939

Trong những cây bút thơ Bình Thuận xuất hiện trên thi đàn miền Nam trước năm 1975, Đài Nguyên Vu (tên thật Tôn Thất Trâm) đã chọn cho mình một giọng điệu riêng biệt. Khác với giọng thơ hào sảng, tài hoa, đầy khẩu khí của Nguyễn Bắc Sơn; thơ Đài Nguyên...

Bình Hưng – Hưng Long: Qua trang lịch sử… Kỳ 1

Theo kế hoạch sắp xếp các Đơn vị hành chính cấp xã của TP. Phan Thiết trong giai đoạn 2023 - 2025, sắp tới phường Bình Hưng và Hưng Long sẽ sáp nhập lại thành phường Bình Hưng mới có diện tích tự nhiên là 1,59 km², quy mô dân số...

Dạ thưa cô!

(Kỷ niệm một thời thơ ấu cắp sách đến ngôi trường nằm sát mé biển thuộc ấp Cây Găng, xã Văn Mỹ, quận Hàm Tân (nay xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). - Dạ thưa cô, đi học cần phải có khai sinh, còn đi biển đánh cá...

Ấm áp chương trình nghệ thuật  “Hướng về cội nguồn”

BTO-Tối 20/11, trong không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Bác Hồ dừng chân dạy học tại Phan Thiết (1910 – 2024), chào mừng kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), UBND thành phố Phan Thiết tổ chức chương trình ca nhạc “Hướng về cội nguồn”. ...

Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở xã La Dạ

BTO-Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở La Dạ, thể hiện sức mạnh đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để xây dựng La Dạ ngày càng phát triển. La Dạ là một trong những xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc, Bình...

Triển lãm ảnh “Tấm gương bình dị mà cao quý tỉnh Bình Thuận”

BTO-Từ ngày 18/11 đến ngày 1/12, trong khuôn viên Khu Di tích Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức triển lãm ảnh “Tấm gương bình dị mà cao quý tỉnh Bình Thuận”. Sự kiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005– 23/11/2024) gắn với Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2024). ...

Nhân dân Ku Kê vui ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

BTO-Ku Kê, thôn đồng bào dân tộc thiểu số của xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận vừa tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Dự ngày hội, có ông Nguyễn Quốc Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh. Tại ngày hội...

Bế mạc giải “Marathon Phan Thiết – Hành trình xanh” lần 2

Giải “Marathon Phan Thiết – Hành Trình Xanh” lần 2 với sự tham gia của hơn 3.000 vận động viên trong cả nước. Giải chính thức khởi tranh vào sáng ngày 17/11, với 5 cự ly: 5 km, 10 km, 21 km, 30 km và 42 km. Lộ trình đường đua sẽ trải dài dọc cung đường Lạc Long Quân, TL 719, ĐT 719B, đường nội bộ thuộc dự án Novaworld Phan Thiet.… Cùng song hành với mùa giải năm...

Hơn 3000 vận động viên tranh giải “Marathon Phan Thiết – Hành trình xanh”

BT0 - Chiều ngày 16/11, Ban tổ chức Giải “Marathon Phan Thiết – Hành Trình Xanh” lần 2, năm 2024 tổ chức lễ khai mạc Giải “Marathon Phan Thiết – Hành Trình Xanh” lần 2 – năm 2024. Cùng song hành với mùa giải năm nay, Ban tổ chức cũng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất