Powered by Techcity

Văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động của đời sống


Với phương châm hành động “Tăng tốc, sáng tạo, về đích” và tinh thần “3 quyết tâm, 4 chủ động, 5 hiệu quả”, mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề ra đầu năm 2024, cùng với các địa phương trong cả nước, năm qua, ngành văn hóa tỉnh đánh dấu sự đóng góp quan trọng vào thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng vững chắc để tỉnh phát triển bền vững.

Những điểm nhấn

Trong bối cảnh mới, văn hóa tiếp tục phát huy vai trò của mình với tư cách là nền tảng tinh thần, là nguồn lực nội sinh quan trọng, là động lực cho sự phát triển. Ghi nhận năm 2024, công tác quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ sát với nhiệm vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao. Nhiều di sản văn hóa đã trở thành những sản phẩm văn hóa – du lịch từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có di sản và mang tới cho cộng đồng những lợi ích thiết thực, bền vững. Nổi bật như Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Cầu ngư tại dinh Vạn Thủy Tú, Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh xuất du…

cong-bo-le-vat.qn.jpg
Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia – đợt 12, năm 2023 đối với Linga vàng (ảnh Quang Nhân)

Đặc biệt, tại Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư năm 2024, Sở VHTT&DL tổ chức kết hợp lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia – đợt 12, năm 2023 đối với Linga vàng phát hiện tại tháp Pô Dam (xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong). Sự kiện góp phần quảng bá, giới thiệu giá trị văn hóa của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế, cũng như mở ra cơ hội kết nối các tour, tuyến du lịch đến với vùng di sản ở Phan Thiết, Bắc Bình. Ghi nhận năm nay, Bảo tàng tỉnh đón gần 212.000 lượt khách đến tham quan, đạt 124%, trong đó có 3.247 khách quốc tế, doanh thu phí tham quan hơn 2,2 tỷ đồng, đạt 101%.

img_0727.11.jpg
Truyền dạy nghề đan lát của đồng bào dân tộc K ‘ho ở Đông Tiến

Cùng với đó, ngành đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương thực hiện công tác lập, thẩm định, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tổ chức truyền dạy nhạc cụ, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; khảo sát, sưu tầm các di chỉ khảo cổ học; bảo tồn và phát huy giá trị di tích đã được UBND tỉnh xếp hạng. Phục vụ chu đáo các đoàn đại biểu, lãnh đạo đến dâng hướng viếng Bác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Bình Thuận.

ntkc2024.a-nhan1.jpg
ntkc-2024.-a-nhan2.jpg
Hội diễn Nghệ thuật không chuyên tỉnh Bình Thuận (ảnh Quang Nhân)

Không chỉ nghệ thuật chuyên nghiệp gặt hái được nhiều thành tích cao tại các liên hoan khu vực và toàn quốc mà văn nghệ quần chúng cũng hết sức sôi động. Những ngày cuối năm, Hội diễn Nghệ thuật không chuyên tỉnh Bình Thuận sau 8 năm mới tổ chức trở lại đã ghi dấu ấn đậm nét với nội dung nghệ thuật chất lượng và số lượng đông đảo các diễn viên của 17 đoàn đến từ các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố tham gia. Điều này góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh trên địa bàn.

_lan9069.-van-nghe-2.jpg
_lan9559.-tai-nang-gd-bt(1).jpg
Ngày hội văn hóa gia đình các tỉnh Đông Nam bộ (ảnh Ngọc Lân)

Bên cạnh đó, công tác xây dựng môi trường văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiệm vụ này được đẩy mạnh theo hướng ngày càng thực chất hơn, lấy địa bàn cơ sở làm trọng tâm, nhân dân là chủ thể sáng tạo, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa; gia đình là nơi để góp phần hình thành con người văn hóa. Việc xây dựng môi trường văn hóa chuyển biến từ trong nhận thức đến hành động của mỗi chủ thể, mỗi người dân thông qua thực hành văn hóa hằng ngày. Bằng chứng là xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương “Người tốt, việc tốt”, mô hình, điển hình tiên tiến trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…

_lan3566.jpg
Lễ hội Ngư Ông tại TP. Phan Thiết (ảnh Ngọc Lân)

Khơi dậy và phát huy tài nguyên văn hóa

Văn hóa tồn tại trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bất kể lĩnh vực nào từ kinh tế, chính trị, xã hội… văn hóa đều giữ vai trò khơi dậy động lực phát triển. Bước sang năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của tỉnh. Do đó, toàn ngành VHTT&DL tỉnh đề ra nhiệm vụ tập trung công tác cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, năng động, sáng tạo và bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội với phương châm hành động “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”.

vh-dtts.jpg
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ảnh Ngọc Lân)

Cụ thể, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tập trung tổ chức tốt các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền, cổ động, triển lãm, các hội thi, hội diễn, luân chuyển sách, chiếu phim lưu động phục vụ các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, địa phương và nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Cùng với đó, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế – xã hội. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, các lễ hội văn hóa dân gian mang nét đặc trưng, gắn với phát triển du lịch của địa phương. Song song với phát triển và nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo đúng thực chất gắn với thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2025 của tỉnh.

Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 95,24% hộ đạt “Gia đình văn hóa”, 96,53% đạt “Thôn, khu phố văn hóa”, 216 cơ sở thờ tự đăng ký “Cơ sở thờ tự văn hóa”, 61 dòng tộc đăng ký “Dòng tộc văn hóa”. Hiện 436/436 thôn có Nhà Văn hóa – Khu thể thao thôn hoặc trụ sở sinh hoạt cộng đồng, đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho nhân dân tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao và hội họp.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/van-hoa-tham-sau-vao-moi-hoat-dong-cua-doi-song-xa-hoi-126975.html

Cùng chủ đề

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Tọa đàm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh

BTO-Chiều ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, với chủ đề “Bảo tồn - Gắn kết - Lan tỏa”. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số...

Nói chuyện chuyên đề về nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

BTO-Chiều 25/11, tại Khu di tích lịch sử Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận phối hợp với Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ và Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Phan Thiết) tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề “Truyền thống quê hương, gia đình nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. ...

Trao giải hội thi sáng tác tranh “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương”

BTO-Sáng 15/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải hội thi sáng tác tranh với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” năm 2024. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu...

Nâng chất lượng thu hút du khách

Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách. ...

Cùng tác giả

Độc đáo bảo vật quốc gia tượng Avalokitesvara Bắc Bình

Trong số 33 hiện vật vừa được công nhận bảo vật quốc gia, tỉnh Bình Thuận có 1 bảo vật, đó là tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại thế kỷ VIII – IX. Theo Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, tháng 9/2001, cán bộ của Bảo tàng nhận được thông tin về người dân ở thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình phát hiện 1 tượng Phật với hình dáng lạ. Tiếp cận hiện vật, người dân cho biết, tượng...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025: Tôn vinh di sản gắn với sáng tạo

Ngày 31.12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức họp báo công bố Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025. Tại họp báo, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam. Khách du lịch quốc tế đến Việt...

Bình Thuận có thêm một bảo vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13

BTO-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 13) năm 2024. Trong 33 bảo vật đợt này, Bình Thuận có thêm 1 bảo vật đó là Tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Như vậy đây là bảo vật quốc gia thứ 2 của tỉnh được công nhận sau Linga vàng phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ...

Giá heo hơi hôm nay 3/1/2025: Cao nhất 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (3/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục giá đi ngang trong ngày thứ ba của năm mới 2025. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang tiếp tục duy trì là tỉnh có giá heo hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong khu vực đang giao dịch...

Cùng chuyên mục

Bình Thuận có thêm một bảo vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13

BTO-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 13) năm 2024. Trong 33 bảo vật đợt này, Bình Thuận có thêm 1 bảo vật đó là Tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Như vậy đây là bảo vật quốc gia thứ 2 của tỉnh được công nhận sau Linga vàng phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ...

Đọc lại tuyển tập thơ “Nước non một dải”

Có lẽ mỗi người chúng ta, đặc biệt là thế hệ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ai cũng đã từng nghe qua ít nhất một lần ca khúc “Bài ca Trường Sơn” của cố nhạc sĩ Trần Chung (1927-2002) mà tác giả phần lời là cố nhà thơ Gia Dũng (1940 - 2019). ...

Tưng bừng Chương trình nghệ thuật “Chào Năm mới 2025”

Đúng 0 giờ, giữa thời khắc chuyển giao thiêng liêng của đất trời và giai điệu bài hát “Happy New Year” vang lên đầy cảm xúc vỡ òa của hàng ngàn người dân và du khách Bầu trời thành phố biển bỗng chốc rực sáng những bông lửa lung linh nhiều màu sắc của màn pháo hoa nghệ thuật. Chúc mừng Năm mới 2025. Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/tung-bung-chuong-trinh-nghe-thuat-chao-nam-moi-2025-126982.html

Khai mạc Hội diễn Nghệ thuật không chuyên lần thứ VIII

BTO - Tối 28/12, lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật không chuyên tỉnh Bình Thuận lần thứ VIII năm 2024, đã diễn ra tại Nhà hát Truyền hình - Đài Phát thanh Truyền hình Bình Thuận. Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân tỉnh - Nguyễn Minh cùng lãnh đạo các ban ngành, lực lượng vũ trang trong tỉnh dự khai mạc. ...

Nhạc Noel và Réveillon

(Gởi La Gi - Hàm Tân, nơi đây tôi có những kỷ niệm đong đầy từ những năm tháng chiến tranh) Một mùa Noel nữa lại về. Hằng năm cứ mỗi mùa đến, bất cứ mùa nào, là tôi cũng nhớ quê tôi, mặc dù miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng....

Cảm nhận về “Ươm vào đất chút hương”

“Ươm vào đất chút hương” là tên tập thơ của nhà giáo - nhà thơ Phạm Tường Đại, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép xuất bản quý II năm 2018. Tập thơ gồm 94 bài, trong đó có 36 bài lục bát. Tập thơ được ra mắt độc giả theo ý nguyện của anh Phạm Hồng Kỳ, con của nhà thơ, sau khi nhà thơ đã qua đời. ...

Sân chơi hấp dẫn, bổ ích của văn nghệ sĩ địa phương

Cứ mỗi độ xuân về tết đến là anh chị em văn nghệ sĩ huyện Tuy Phong háo hức chuyền tay, khoe nhau cuốn Đặc san Văn nghệ Xuân mới xuất bản còn thơm mùi mực in. Đây là ấn phẩm của Chi hội Văn nghệ Tuy Phong (trực thuộc Hội...

Tánh Linh – vùng đất “vàng” Taekwondo

HLV Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ: Trong năm 2024, đội tuyển Taekwondo thực hiện công tác huấn luyện và tham gia thi đấu 4/4 giải đấu trong nước và 3 giải quốc tế như Giải Taekwondo vô địch châu Á tại Đà Nẵng, Giải Taekwondo Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á tại Indonesia và giải Taekwondo vô địch quyền thế giới tại Hồng Kông.Về chuyên môn, ông Hùng cho biết, đội tuyển nhận được sự quan...

Tổ chức Giải Leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam- Bình Thuận mở rộng

BTO-Giải lần này nhằm Chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025); 42 năm Ngày thành lập huyện Hàm Thuận Nam (1/6/1983 -1/6/2025) và Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các vận động viên tham dự Giải leo núi Tà Cú năm 2024Theo kế...

Tin nổi bật

Tin mới nhất