Powered by Techcity

Trước đợt “sát hạch” quan trọng cuối cùng


Sau 6 năm kể từ khi thủy sản Việt Nam bị áp cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Việt Nam đã đạt được những tiến bộ, được EC ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn còn 4 khuyến nghị mà 28 tỉnh, thành có biển phải hoàn thành trước kỳ “sát hạch” quan trọng vào tháng 10 tới.

Đó là hoàn thiện khung pháp lý; tăng cường quản lý tàu cá; kiểm soát việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác và xử lý tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài. Ngoài nội dung đầu tiên đã hoàn thành, các địa phương đang tăng tốc, chạy đua bởi không thể xóa “thẻ vàng” dịp này, Việt Nam sẽ phải chờ khoảng 3 năm nữa để đón đoàn kiểm tra tiếp theo.

Bài 1: Giám sát đội tàu từ bờ ra biển lớn

Tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh diễn ra từ đầu năm đến nay, việc làm thế nào để giám sát đội tàu chặt chẽ, luôn được lãnh đạo tỉnh, các thành viên ban chỉ đạo, sở, ngành liên quan bàn luận sôi nổi. Đây cũng là 1 trong 4 khuyến nghị mà EC cảnh báo trong đợt Thanh tra lần 4. Nếu không giám sát được đội tàu, thì làm sao có thể giám sát con người và sản lượng khai thác?

Tuyên chiến với tàu “3 không”

Là một trong những tỉnh có số lượng tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không giấy phép khai thác thủy sản) nhiều nhất nước với hơn 2.500 chiếc, đã gây khó khăn trực tiếp cho việc kiểm soát, xử lý vi phạm trong khai thác thủy sản. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực, Bình Thuận là tỉnh đã tiên phong hoàn thành việc đăng ký tạm thời số lượng lớn tàu “3 không” và đang thực hiện đăng ký chính thức theo Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT (Thông tư 06) của Bộ Nông nghiệp và PTNT. “Chủ tịch UBND các huyện, thị sẽ chịu trách nhiệm nếu tiếp tục để phát sinh tàu cá “3 không” sau ngày 6/5 và yêu cầu cả hệ thống chính trị dồn lực tập trung đợt cao điểm để hoàn thành thực hiện đăng ký tàu “3 không” trước 15/9. Đó là những chỉ đạo quyết liệt của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải tại các cuộc họp Ban chỉ đạo chống khai thác (IUU) của tỉnh diễn ra liên tục những tháng gần đây.

tau-thuyen-o-binh-thanh-tuy-phong-anh-n.-lan-11-.jpg
Là một trong những tỉnh có số lượng tàu “3 không” nhiều nhất nước.

Từ năm 2023, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát, thống kê, báo cáo số lượng tàu cá trên địa bàn. Tuy nhiên, sau mỗi lần rà soát, số tàu cá không đăng ký, không đăng kiểm lại phát sinh thêm tại các địa phương, liên tục biến động, gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát hoạt động tàu cá, cũng như ảnh hưởng lớn đến những nỗ lực của tỉnh trong thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.

tau-thuyen-o-binh-thanh-tuy-phong-anh-n.-lan-6-.jpg
Sau rà soát, toàn tỉnh có 2.531 tàu “3 không”.

Giải thích nguyên nhân, ông Huỳnh Quang Huy – Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, chủ yếu là do người dân rời địa phương đi làm ăn xa, khai thác hải sản ngoài tỉnh trong thời gian dài nên khai báo không kịp thời; việc mua bán, tặng cho, không sang tên đổi chủ. Cũng có nhiều trường hợp một số cơ sở đóng tàu, cải hoán không có giấy phép kinh doanh, không có đủ điều kiện hoạt động, lén lút đóng mới, mua tàu từ ngoài tỉnh về cải hoán để trực tiếp đi đánh bắt hoặc bán lại cho người khác. Do đó, các tàu cá này không đầy đủ giấy tờ để kê khai trước bạ theo quy định và không đáp ứng đầy đủ thành phần hồ sơ đăng ký tàu cá theo Thông tư 06.

“Chủ tịch UBND các huyện, thị sẽ chịu trách nhiệm nếu tiếp tục để phát sinh tàu cá “3 không” sau ngày 6/5″

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải

Từ thực tế nêu trên, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy sản gửi danh sách tàu cá “3 không” đã công bố đến UBND cấp huyện, UBND cấp xã có tàu cá để theo dõi, quản lý. Đồng thời, tổ chức thực hiện đăng ký cho tàu cá đóng mới, cải hoán, mua bán, tặng cho chưa đăng ký trên địa bàn tỉnh, cập nhật đầy đủ dữ liệu tàu cá trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase, hoàn thành chậm nhất trước ngày 15/9. Vì thế, hơn 2 tháng nay, Chi cục Thủy sản đã thành lập tổ công tác xuống địa bàn cơ sở phối hợp với các địa phương hỗ trợ ngư dân giải quyết các vướng mắc, vận động ngư dân thực hiện các thủ tục đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép thủy sản theo đúng quy định. Song song với việc rà soát, hỗ trợ ngư dân hoàn thành việc đăng ký, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các Đồn/Trạm kiểm soát biên phòng cửa biển kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến; xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá “3 không” phát sinh do đóng mới, mua bán trái pháp luật.

cang-phan-ri-cua-anh-n.-lan-3-.jpg
Kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến; xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá “3 không” phát sinh do đóng mới, mua bán trái pháp luật.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, với sự chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo tỉnh, công tác thực hiện đăng ký, đăng kiểm cho tàu cá theo Thông tư 06 cơ bản theo kịp tiến độ đề ra. Đến nay, đã cấp đăng ký tạm được 2.499/2.531 tàu cá “3 không” (đạt 98,7%) và số tàu cá theo Thông tư 06 làm thủ tục hồ sơ để đăng ký lại đã đạt hơn 60% tổng số tàu cá đã công bố.

Như vậy, đến ngày 15/9/2024, hơn 2.500 tàu cá “3 không” trên địa bàn tỉnh sẽ có hồ sơ hợp pháp để quản lý, góp phần giúp cho địa phương giải quyết một trong những trở ngại lớn trong việc khắc phục IUU và con đường gỡ “thẻ vàng” sẽ bớt gập ghềnh.

“Điểm danh” đội tàu nguy cơ cao

Tại hội nghị trực tuyến sơ kết Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU mới đây, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu tỉnh Bình Thuận trong 2 tuần phải lập danh sách những tàu cá có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài và có phương án quản lý chặt đội tàu này. Nếu sau đó, 1 trong những tàu nằm trong danh sách này vi phạm vùng biển nước ngoài, thì lãnh đạo UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm.

tau-thuyen-danh-bat-hai-san-anh-n.-lan-62-.jpg
Đội đánh đánh bắt xa bờ của tỉnh.

Từ chỉ đạo đó cũng như rút kinh nghiệm từ những vụ việc tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài trước đây, UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo rà soát, lên danh sách và có giải pháp cụ thể quản lý nhóm tàu này. Với đội tàu hùng hậu hơn 8.450 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên, trong đó, có khoảng 1.400 tàu cá thường xuyên hoạt động tại các vùng biển xa (khu vực Trường Sa, ĐK1, vùng biển giáp ranh các nước), rất khó cho địa phương quản lý, vì vậy tiềm ẩn nguy cơ cao vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Sau khi rà soát, sàng lọc, UBND tỉnh phân loại thành 6 nhóm tàu có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài. Qua đó đã xác định 173 tàu cá có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài (nhiều nhất là Phú Quý 85 chiếc, thị xã La Gi 48 chiếc, Phan Thiết 18 chiếc, Tuy Phong 13 chiếc…). Rà thêm lớp nữa, có 86 tàu cá thuộc diện theo dõi, giám sát đặc biệt (Tuy Phong 12 chiếc; Phan Thiết 13 chiếc; Hàm Thuận Nam 2 chiếc; thị xã La Gi 22 chiếc; Hàm Tân 1 chiếc; Phú Quý 36 chiếc). Thông qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS), nhóm tàu này sẽ được theo dõi sát sao, tuy nhiên một thực trạng hiện nay là tàu cá mất kết nối VMS vẫn còn nhiều và việc xử phạt còn rất hạn chế.

tau-thuyen-danh-bat-hai-san-o-ke-ga-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-.jpg
Toàn tỉnh có 86 tàu cá thuộc diện theo dõi, giám sát đặc biệt.

Theo Chi cục Thủy sản, từ đầu năm đến nay, đã phát hiện 1 lượt/1 tàu cá vượt ranh giới trên biển (đã quay lại vùng biển Việt Nam). Ngoài ra, toàn tỉnh có 5.338 lượt/619 tàu mất kết nối trên biển trên 6 giờ không thông báo về bờ, nhưng chỉ mới xử phạt 1 trường hợp; 113 lượt/113 tàu cá mất kết nối trên biển trên 10 ngày, nhưng mới xử phạt 14 trường hợp. Giải thích nguyên nhân chưa thể xử lý những tàu mất kết nối VMS theo cơ chế “phạt nguội”, ông Lê Thanh Bình – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, hiện nay giữa các nghị định đang bị chồng chéo, chưa có hướng dẫn cụ thể, do đó các địa phương lúng túng và chưa có cơ sở để “phạt nguội” các tàu cá vi phạm thông qua hệ thống giám sát. Bên cạnh chất lượng của nhiều thiết bị VMS không đảm bảo, việc bảo dưỡng, sửa chữa chưa kịp thời, thì việc xác định do thiết bị hay do người sử dụng thiết bị khi gặp sự cố cũng gặp nhiều khó khăn.

luc-luong-kiem-ngu-va-bo-doi-bien-phong-phoi-hop-tuan-tra-kiem-soat-cac-phuong-tien-danh-bat-hai-san-anh-n.-lan-5-.jpg
Lực lượng chức năng kiểm tra hành chính tàu cá đang hoạt động.

Về vần đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải yêu cầu Sở Nông nghiệp phối hợp Biên phòng, Sở Tư pháp và các ngành liên quan để đánh giá việc xử lý, xử phạt theo cơ chế “phạt nguội” có đảm bảo điều kiện đúng pháp luật không, nếu có cần triển khai nghiêm túc. Đặc biệt, những tàu cá mất kết nối VMS, Trung tâm giám sát tàu cá cần có kết luận rõ ràng cho từng vụ việc, nguyên nhân vi phạm để xử lý triệt để, tránh tình trạng đổ thừa cho nhà mạng, mất sóng, hết cước…


MINH VÂN, ẢNH: N. LÂN



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/chong-khai-thac-iuu-truoc-dot-sat-hach-quan-trong-cuoi-cung-123423.html

Cùng chủ đề

Làm gì để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC?

Tại hội nghị lần thứ XI trực tuyến Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với kết quả chống khai thác IUU hiện nay, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, không tạo sự chuyển biến đột phá sẽ rất khó gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt...

Trước 20/11, phải hoàn thành việc đăng ký 7.000 tàu cá “3 không”

BTO-Chiều ngày 25/10/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị lần thứ XI về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các bộ, ngành và các địa phương ven biển trên cả nước. Tại điểm cầu Bình Thuận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải dự hội nghị cùng các thành viên Ban...

Chuẩn bị chu đáo các điều kiện đón đoàn Thanh tra của EC lần 5

Theo kế hoạch đầu tháng 11/2024, đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam kiểm tra công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Chuyến kiểm tra lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là đợt sát hạch cuối cùng để EC đưa ra kết luận có thể gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản...

Tiếp tục kiểm soát, ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài

Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, kết hợp giữa tuyên truyền, vận động, yêu cầu ký cam kết với tăng cường quản lý nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài. ...

Cuối tháng 10, Bình Thuận sẽ không còn tàu “3 không”

Với sự nỗ lực lớn của ngành nông nghiệp cũng như sự phối hợp từ địa phương, đến nay tỷ lệ đăng ký tàu cá “3 không” của tỉnh đã đạt 99% và được xem là tỉnh tiên phong của cả nước thực hiện tốt công tác này. Tiến độ đạt gần...

Cùng tác giả

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Thành phố Phan Thiết. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Thuận...

Khai mạc Liên hoan “Tiếng hát về nguồn”

BTO-Tối ngày 8/11, tại Nhà văn hóa xã Đông Giang (Hàm Thuận Bắc) đã khai mạc Liên hoan “Tiếng hát về nguồn” lần thứ XXIII - năm 2024. Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc- Trưởng Ban Tổ chức; ông Võ Thành Huy - Phó Giám đốc...

Bão số 7 gần vùng biển Hoàng Sa, biển động dữ dội

 Vị trí và hướng đi của bão số 7 sáng ngày 9/11. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia  Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 04 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm...

Cần kiểm soát tốt hơn các quy định về quảng cáo

BTO-Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều nay, 8/11, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quảng cáo. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tham gia thảo luận tại tổ 15. ...

Cùng chuyên mục

Để kinh tế tập thể thật sự phát triển năng động, hiệu quả

BTO-Trong thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã, đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số hạn chế chậm được khắc phục. Để KTTT phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần thực hiện nhiều giải pháp, tạo đột phá, khơi thông điểm nghẽn, phát huy tốt...

Đã có tiêu chí phân loại hợp tác xã, phát triển kinh tế tập thể

Mô hình trồng dưa lưới ở Hàm Thuận Bắc.Quá trình triển khai thực hiện thì hợp tác xã (HTX) là một bộ phận quan trọng cấu thành để phát triển KTTT, được nhiều nơi thực hiện. Một trong những kiến nghị của tỉnh từ khi triển khai Nghị quyết số 20 là đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2023, nhằm cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phát...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

‏Thuê xe đi Phan Thiết nhanh chóng, giá rẻ tại Xe Sài Gòn‏

‏Du lịch Phan Thiết có gì hấp dẫn?‏‏Phan Thiết là một thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm cách TP. HCM 183 km về hướng Đông Bắc. Nổi tiếng với những bờ cát trắng trải dài, biển xanh và những hàng dừa cao vút, Phan Thiết luôn thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm. Không chỉ có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Phan Thiết một điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn với những cộng...

Phan Thiết sẽ được đầu tư để cải thiện môi trường đô thị

Việc triển khai dự án Cải thiện môi trường đô thị các thành phố loại 2 - Hợp phần tỉnh Bình Thuận có vai trò rất quan trọng nhằm phát huy hiệu quả các dự án đã đầu tư. Cùng với đó, góp phần cải thiện vệ sinh môi trường, chống xói lở bờ biển, thích ứng biến đổi khí hậu, tạo điều kiện để TP. Phan Thiết phát triển bền vững. ...

Cần có cơ chế đặc thù để phát triển điện vùng hải đảo

BTO-Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều nay 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận - Nguyễn Hữu Thông đã tham gia góp ý nhiều nội dung quan trọng. ...

Nhiều chương trình hỗ trợ thành viên để phát triển bền vững

Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Lạc Tánh được thành lập vào năm 2012 với số vốn ban đầu 500 triệu đồng và 30 thành viên tham gia. Đến nay, quỹ có 770 thành viên tham gia với tổng nguồn vốn 55 tỷ đồng. Nhờ có nhiều chương trình hoạt động...

Khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Mới đây, tại cuộc họp UBND tỉnh nghe báo cáo, rà soát tiến độ thực hiện các dự án, trong đó có dự án Nhà tang lễ tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Đoàn Anh Dũng nhấn mạnh, đây là công trình quan trọng được người dân quan tâm. Do đó, yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương nghiêm túc. ...

Góp sức quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt

Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, ngành Công Thương địa phương đã tích cực hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ hàng Việt Nam bằng đa dạng hình thức. Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thời gian...

Nỗ lực tìm đầu ra cho thương hiệu xoài Núi Nhọn

BTO- Đến xã Tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận, ngoài cây thanh long được trồng số lượng lớn thì cây xoài còn được biết đến là một trong những cây trồng chủ lực. Cây xoài được trồng nhiều nhất trong vùng phải nhắc đến Hợp tác xã xoài Núi Nhọn khi nông dân đã gắn bó với cây trồng này hơn 20 năm. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất