Powered by Techcity

Triển vọng cho thị trường chế biến, xuất khẩu thủy sản

Hiện nay, ngành chế biến, xuất khẩu thủy sản được tỉnh Bình Thuận xác định là ngành hàng chủ lực, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. So với những năm trước đây, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trong tỉnh đã chú trọng đầu tư, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chế biến thủy sản.

Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu

Là 1 trong 3 ngư trường lớn của cả nước, nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng về chủng loại, sản lượng khai thác tăng hàng năm (năm 2023, sản lượng thủy sản khai thác đạt 235.277,9 tấn, tăng 26,1% so với năm 2013). Nuôi trồng thủy sản của tỉnh theo thời gian cũng được chuyển đổi từ nhỏ lẻ, lạc hậu sang thâm canh, công nghiệp, năng suất cao. Với sản lượng khai thác nuôi trồng hải sản hàng năm đạt 11.000 – 12.000 tấn, đã tạo điều kiện phát triển ngành chế biến thủy sản của tỉnh.

tau-thuyen-danh-bat-hai-san-o-phu-quy-anh-n.-lan-15-.jpg
Là 1 trong 3 ngư trường lớn của cả nước nguồn lợi hải sản phong phú đa dạng về chủng loại

Trong 10 năm qua, số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh từ 12 doanh nghiệp đã tăng lên 31 doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp này đã đầu tư cơ giới hóa, hiện đại hóa các trang thiết bị sản xuất, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như đồ hộp, sushi, sashimi, surimi – chả cá, mực – cá fillet các loại, bạch tuộc, cồi điệp quạt… Còn với hàng khô thì có mực khô lột da cao cấp, cá chỉ vàng, bạch tuộc khô tẩm gia vị, cá cơm khô, ruốc khô, cá đổng, cá đục tẩm gia vị… đều là những mặt hàng hải sản xuất khẩu có thương hiệu của Bình Thuận, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh đều được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đều được chứng nhận và áp dụng chương trình quản lý chất lượng HACCP, tiêu chuẩn BRC… So với năm 2013, sản lượng thủy sản chế biến (đông lạnh) năm 2023 tăng 12,54%, sản lượng nước mắm tăng 28,24%; số cơ sở được chứng nhận HACCP tăng 170%.

che-bien-thuy-san-xuat-khau-anh-n.-lan-11-.jpg
Các doanh nghiệp đã đầu tư cơ giới hóa hiện đại hóa các trang thiết bị sản xuất đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao

Không chỉ vậy, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng và kết nối thành công 46 chuỗi với sản lượng sản phẩm an toàn, kiểm soát hơn 58.000 tấn/năm (trong đó, nước mắm, các sản phẩm dạng mắm 20 chuỗi với sản lượng 22,015 triệu lít/năm và sản phẩm mắm tôm, mắm ruốc 100 tấn/năm; đông lạnh 8 chuỗi với sản lượng kiểm soát 25.000 tấn/năm, khô 13 chuỗi với sản lượng kiểm soát hơn 5.000 tấn/năm và 5 chuỗi khác với sản lượng kiểm soát 5.060 tấn/năm). Đặc biệt, trong năm 2023, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ xây dựng 3 chuỗi: Chuỗi cung ứng chả cá an toàn; Chuỗi cung ứng nông sản an toàn và mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ thủy sản khô theo chuỗi giá trị trên địa bàn thị xã La Gi, với sản lượng kiểm soát khoảng 250 tấn và 50.000 lít nước trái cây lên men…

che-bien-thuy-san-xuat-khau-anh-n.-lan-5-.jpg
Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh đều được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Phát triển thị trường tiêu thụ

Để có được những kết quả đó, theo bà Ngô Minh Uyên Thảo – Chi Cục trưởng Chi cục QLCLNLTS Bình Thuận, hiện nay các sản phẩm về nông lâm, đặc biệt là thủy sản ngày càng phong phú và đa dạng, có sức tiêu thụ nội địa tốt. Những năm qua, ngành nông nghiệp đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cơ sở trong phát triển thị trường như thường xuyên thông tin thị trường, các dự báo cung cầu, quy mô và đặc điểm của từng thị trường để các cơ sở, doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất phù hợp. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hướng dẫn cơ sở, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sản phẩm, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản; hỗ trợ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu. Ngoài ra, lập group kết nối các cơ sở/doanh nghiệp có nhu cầu cung ứng – tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, ngành Nông nghiệp còn phối hợp Sở Công Thương Bình Thuận giới thiệu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản của tỉnh tham gia Hội nghị kết nối giao thương trong và ngoài tỉnh… Nhờ đó, các sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa ngày càng được nâng lên, không chỉ vào các chợ, hệ thống siêu thị lớn trên cả nước, mà còn sử dụng các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để bán hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đến nay đã đến các châu lục trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn là: EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Phi, Trung Đông, ASEAN…

che-bien-thuy-san-xuat-khau-anh-n.-lan-18-.jpg
Cần có cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển chế biến thủy sản

Để thị trường xuất khẩu thủy sản ngày càng bền vững, bên cạnh nội lực của các doanh nghiệp, thời gian tới, ngành chức năng cần có cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển chế biến thủy sản. Đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả chế biến thủy sản. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đầu tư công nghệ mới chế biến tinh, chế biến sâu sản phẩm thủy sản để nâng cao tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng trong cơ cấu sản phẩm chế biến. Đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu (gồm hải sản từ khai thác, nuôi trồng và nguyên liệu thủy sản nhập khẩu) cho chế biến thủy sản đáp ứng nhu cầu, năng lực chế biến trong tỉnh theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu…

che-bien-thuy-san-xuat-khau-anh-n.-lan-14-.jpg
Các sản phẩm thủy sản đặc trưng của Bình Thuận

Bên cạnh những thị trường xuất khẩu cũ, cần tập trung nguồn lực xúc tiến thương mại vào các thị trường tiềm năng khác. Duy trì cơ cấu xuất khẩu hợp lý giữa các thị trường nhằm giảm áp lực vào một thị trường và tạo sự biến đổi linh hoạt trong hoạt động xuất khẩu. Song song đó, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nội địa đối với các sản phẩm thủy sản chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng đến các nhà phân phối, hệ thống siêu thị Co. opmart, Lotte mart, VinMart… và người tiêu dùng. Quan tâm đầu tư cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm phục vụ nhu cầu cho dân địa phương lẫn khách du lịch.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 370 cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản tươi, đông lạnh và khoảng 200 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm. Năm 2023 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 214,77 triệu USD tăng 129,7% so với năm 2013 (2013 đạt 93,5 triệu USD).


MINH VÂN, ẢNH: N. LÂN

Nguồn

Cùng chủ đề

Kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng có khó?

Theo kế hoạch, từ ngày 24/9 đến 17/10, đoàn kiểm tra của Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh tra ở Việt Nam về chương trình kiểm soát dư lượng trong thủy sản nuôi trồng. Kết quả kiểm tra này sẽ ảnh hưởng không chỉ sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu, mà còn dây chuyền sang các thị trường khác và toàn ngành thủy sản. ...

Một năm khó khăn cho xuất khẩu thủy sản

Do ảnh hưởng tình hình suy thoái, lạm phát ở một số thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn khiến cho nhiều đơn hàng bị cắt giảm, giá nguyên vật liệu đầu vào đều tăng, thêm vào đó Việt Nam chưa gỡ “thẻ vàng” IUU. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh mặc dù có khởi sắc nhưng vẫn rơi vào tình trạng trên và dự kiến sẽ còn kéo dài sang năm 2024. ...

Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã làm rõ vấn đề của chất vấn

Theo đại biểu Quốc hội, phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng rất ngắn gọn, làm rõ căn cơ của vấn đề, giải pháp đưa ra khá rõ, đầy đủ. Chiều 12.11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã kết thúc sau 2 ngày làm việc với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau phiên...

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO – Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu thuẫn. Ngày 12/11, ông Nguyễn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản gửi Sở Giáo dục...

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

  Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 20/11-23/11 tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về công tác tổ chức AgroViet 2024, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tổ chức hôm nay 12/11...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh sẽ diễn ra trong tháng 12

BTO-Đây là thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I năm 2024, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 11 - 13/12/2024 tại thành phố Phan Thiết hứa hẹn nhiều nội dung hấp dẫn, sôi nổi, nhiều sắc màu. ...

Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

‏Phòng khám Đa khoa Thiên Ân

‏Phòng khám Đa khoa‏‏ Thiên Ân - Tánh Linh tọa lạc tại vị trí 487 Đường Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Lạc Tánh, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận. Đây là vị trí thuận lợi, trục đường lớn dễ dàng cho bệnh nhân tìm kiếm và di chuyển đến phòng khám. Nơi đây dần trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe cho người dân sinh sống trên địa bàn và các huyện lân cận.‏‏Phòng khám Đa khoa Thiên...

Hợp tác xã thanh long Phú Cường sẽ đúng như tên gọi

BTO-Cũng khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm như các Hợp tác xã (HTX) khác trên địa bàn tỉnh, nhưng với quyết tâm cao của tập thể thành viên trong HTX cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành địa phương, HTX thanh long Phú Cường sẽ phát triển và thịnh vượng đúng như tên gọi. ...

Khi kinh tế tập thể nỗ lực vươn lên trong thế khó

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, ngành liên quan cùng nỗ lực trong công tác tham mưu, triển khai, thực hiện của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực. ...

Thị trường châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận đang cho thấy có sự tăng tốc khi bước vào giai đoạn nước rút cuối năm nay. Theo đó tính riêng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2024, ước đạt 81,6 triệu USD, tăng 9,45% so với tháng trước và tăng 24,43% so cùng kỳ năm ngoái. ...

Phát triển hợp tác xã gắn với dịch vụ du lịch nông thôn

Một trong những giải pháp phát triển hợp tác xã gắn với dịch vụ du lịch nông thôn được các cơ quan chuyên môn đặt ra là nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực và phát triển loại hình sản phẩm du lịch, gắn với chương trình OCOP phát triển du lịch cộng đồng sinh thái. ...

Khắc phục khó khăn để KTTT, HTX phát triển bền vững

Trong thời gian qua, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại Bình Thuận đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số khó khăn, hạn chế được nhìn nhận và cần có giải pháp để khắc phục trong thời gian đến. ...

Quyết tâm tháo gỡ “thẻ vàng” IUU tại lần thanh tra thứ 5 của EC

BTO - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện gửi các địa phương, trong đó có tỉnh Bình Thuận, về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu. ...

Để kinh tế tập thể thật sự phát triển năng động, hiệu quả

BTO-Trong thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là hợp tác xã, đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, song vẫn còn một số hạn chế chậm được khắc phục. Để KTTT phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần thực hiện nhiều giải pháp, tạo đột phá, khơi thông điểm nghẽn, phát huy tốt...

Hợp tác và phát triển cộng đồng trong kinh tế tập thể

Hiện nay, tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) cơ bản dần ổn định và có chiều hướng phát triển khả quan hơn, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch Covid- 19, đa số các loại hình KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất