Powered by Techcity

Triển khai đồng bộ các chương trình đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Bình là một trong những huyện có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống nhiều nhất tỉnh. Đa phần đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thời gian qua huyện Bắc Bình luôn quan tâm đến công tác dân tộc.

Từ nguồn vốn Trung ương, tỉnh và huyện liên tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS. Khai thác nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất nông nghiệp, gắn sản xuất, trồng trọt với đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và ngành nghề, dịch vụ, tăng thu nhập, giảm nghèo nhanh, bền vững. Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, đầu tư các thiết bị văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào DTTS so với bình quân chung của cả nước…

canh-dong-lua-tanh-linh-anh-n.-lan-.jpg
Ảnh NLân

Ông Mai Văn Vụ – Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình cho biết: Để các chương trình thực hiện có hiệu quả, UBND huyện Bắc Bình đã phân khai kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 là 77,726 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách Trung ương là 67,588 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương (tỉnh và huyện) là 10,138 tỷ đồng. Nguồn vốn này được đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh vùng đồng bào DTTS, thực hiện theo nguyên tắc tập trung nguồn lực tổng thể, toàn diện đồng bộ, thống nhất. Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, phát huy tinh thần tự lực của đồng bào DTTS. Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước. Huy động, thu hút phát huy mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS với tốc độ nhanh và bền vững, trong đó nguồn lực nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa và xã hội hóa nguồn lực. Bảo đảm và nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung địa bàn đặc biệt khó khăn. Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gắn với xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, tập trung có hiệu quả các vấn đề bức thiết; thúc đẩy đào tạo nghề giải quyết việc làm ở vùng đồng bào và miền núi.

Theo Phòng Dân tộc huyện Bắc Bình, từ năm 2021 đến nay huyện hỗ trợ cho 37 hộ thiếu đất ở, 106 hộ thiếu nhà ở, 94 hộ thiếu đất sản xuất. Mở rộng hệ thống nước sinh hoạt Dốc Đá xã Phan Lâm, tuyến cấp nước thôn Tân Điền, xã Phan Điền, tuyến thôn Hòa Bình, tuyến thôn Tú Sơn, xã Sông Lũy. Nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt xã Phan Thanh. Nâng cấp tuyến đường từ Bình Tân đến xã Phan Tiến, làm cầu Suối Nhân. Bên cạnh đó nâng cấp, sửa chữa Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện và một số công trình khác với giá trị thực hiện trên 77,7 tỷ đồng.

Anh Mang Sơn hộ DTTS ở xã Phan Lâm tâm sự: Nhờ chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm từ Trung ương đến tỉnh và huyện cho vùng đồng bào nên người dân chúng tôi được hưởng lợi rất nhiều. Hộ chưa có đất sản xuất sẽ được cấp, hộ thiếu đất ở, nhà ở cũng được quan tâm cho đến các công trình dân sinh như nước sinh hoạt, đường sá, giao thông cũng được đầu tư bài bản… Đồng bào DTTS rất biết ơn Đảng và Nhà nước đã đầu tư để đồng bào DTTS có cuộc sống tốt hơn…

Tôi nhớ cách đây chừng 2 tháng, khi anh Mai Văn Vụ cùng Agribank chi nhánh Bình Thuận đi trao 150 triệu đồng cho 3 hộ có nhà ở khó khăn ở xã Phan Điền, nhiều người dân đã đến chào đoàn công tác và gửi lời cảm ơn đến huyện và tỉnh. Có người cho biết nhờ huyện, xã sâu sát với hoàn cảnh từng hộ dân nên các nguồn đầu tư đều đúng mục đích và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Anh Mang Beo – Chủ tịch xã Phan Điền, bộc bạch: Nhờ các nguồn đầu tư được triển khai kịp thời nên hiệu quả các chương trình mang lại rất lớn, nhiều hộ xóa được đói, giảm hộ nghèo, đảm bảo được an sinh xã hội, làm cơ sở thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS…

Nguồn

Cùng chủ đề

Lúa mẹ – “hạt ngọc” của trời!

Theo cảm nhận của đồng bào vùng cao, lúa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng, thơm ngon, có vị béo. Ngon nhất khi dùng nấu cháo, đặc biệt rất tốt cho người già đang ốm… Như lời của chủ vườn thì “chỉ cần hàng xóm nấu cháo bằng lúa mẹ thì nhà kế bên đã nghe mùi thơm nức khó cưỡng”. ...

Kiến nghị xem xét đưa xã Hồng Phong ra khỏi khu vực dự trữ titan

Hiện nay các dự án đầu tư, nhu cầu xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn xã Hồng Phong (Bắc Bình) không thực hiện được. Nguyên do, toàn bộ diện tích đất của xã đang nằm trong quy hoạch vùng dự trữ titan theo Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 1/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản Quốc gia. ...

Mức hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ bán chuyên trách còn thấp

BTO-Chiều qua (5/7), tiếp tục ngày làm việc tại huyện Bắc Bình, bà Bố Thị Xuân Linh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Hồng Phong sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan. ...

Cử tri xã Hòa Thắng (Bắc Bình):  Kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đất đai

BTO-Sáng 5/7, bà Bố Thị Xuân Linh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Cùng dự buổi tiếp xúc có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương liên quan. ...

Bố trí sản xuất gần 36.000 ha vụ hè thu

Theo kế hoạch điều tiết nước sản xuất vụ hè thu năm 2024 của UBND huyện Bắc Bình, toàn huyện bố trí sản xuất 35.931 ha, tăng hơn so cùng kỳ năm ngoái khoảng 3.000 ha (vụ hè thu 2023 huyện bố trí sản xuất 32.997 ha). Trong đó, dựa vào tình...

Cùng tác giả

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Xem xét ban hành các cơ chế đặc thù, thí điểm đối với một số dự án cụ thể

BTO-Sáng nay 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. ...

Du lịch Khánh Hòa được kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện

Về đích trước thời hạn 3 tháng Với những kết quả ấn tượng, ngành du lịch Khánh Hòa đã về đích trước kế hoạch 3 tháng trong năm 2024, trở thành điểm đến hàng đầu tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 9 tháng đầu năm, Khánh Hòa đón 9 triệu lượt khách lưu trú, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 3,6 triệu lượt khách quốc tế, đưa tổng doanh thu du lịch vượt...

Cùng chuyên mục

Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới, đã đề ra, đó là: Đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 HTX với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp HTX với 1.700...

Xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh

BTO-UBND tỉnh vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh về xúc tiến xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn tỉnh để áp dụng từ 1/1/2025 đến 31/12/2025. Ông Phan Văn Đăng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì buổi họp. ...

Bình Thuận tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt

BTO-Sở Công Thương Bình Thuận cho biết, chuỗi sự kiện Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 tới đây. Với chuỗi...

Làm gì để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC?

Tại hội nghị lần thứ XI trực tuyến Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với kết quả chống khai thác IUU hiện nay, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, không tạo sự chuyển biến đột phá sẽ rất khó gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt...

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Bình Thuận có 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc

Đây là 5 vùng trồng, cơ sở đóng gói (CSĐS) dừa đầu tiên của tỉnh Bình Thuận vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt. Cụ thể, có 4 mã số vùng trồng xuất khẩu đầu tiên được phê duyệt sang Trung Quốc đều tập trung ở xã Hồng Sơn,...

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã

BTO - Những năm qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bình Thuận đã và đang tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX ), trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những mục tiêu là hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát...

Từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể (KTTT) nói chung và hợp tác xã (HTX) nói riêng là xu thế chung của nền sản xuất hàng hóa. Đây là một thành phần kinh tế có vai trò to lớn, ý nghĩa toàn diện về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và Bình Thuận nói riêng trong thời gian qua. ...

Công ty Điện lực Bình Thuận tổ chức đóng điện công trình đường dây 110kV đấu nối sau trạm biến áp 220kV Vĩnh Hảo

Sau thời gian khẩn trương thi công, với tinh thần "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thi công "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên ngày nghỉ để đẩy nhanh tiến độ công trình cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC). ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất