Powered by Techcity

Trên đỉnh đèo Tà Pứa


Đèo Tà Pứa thuộc xã Đức Phú, huyện Tánh Linh, Bình Thuận, đây là nơi một bộ tộc K’ho sống từ bao đời nay. Đèo cao 500 m, dài 2 km được tráng nhựa từ năm 2004 nối liền giữa cao nguyên và đồng bằng. Trên đỉnh đèo Tà Pứa một thời các nhà viễn hành xưa đã tốn khá nhiều giấy mực viết về đàn cọp núi từ năm 1869 – 1927. Đứng trên đỉnh đèo có thể nhận ra hai nền văn minh lúa nước và nền văn minh cây trồng…

Nhớ 30 năm trước trong chuyến đi sáng tác vào buôn làng dân tộc với các anh em nghệ sĩ tại đỉnh đèo Tà Pứa, tình cờ gặp một ông già người K’ho ngồi dưới tán cây trước nhà. Ông già ngồi im bất động vóc người nhỏ thó da nâu nhìn ra đường trông như hình nhân nhà mồ ở Tây Nguyên. Có lẽ ông được sinh ra và lớn lên ở trên đèo heo hút này, nên dáng người của ông hội tụ hình bóng của núi rừng, làn da khô cứng như quả đười ươi đã phơi vài cơn nắng không cần mặc y phục cũng đủ sức chống chọi với thời tiết. Nhìn vóc dáng già nua của ông như 1 cây Kơ nia cổ thụ cô đơn còn sót ở Nam Bình Thuận. Hình ảnh nguyên sơ ấy đã minh chứng khả năng sinh tồn của một bộ tộc giữa rừng trong thời kỳ hái lượm. Khi được hỏi ông ngồi đây chờ ai một mình bằng tiếng K’ho. Ông vui vẻ hẳn lên rồi trả lời khá dài, vốn từ K’ho của tôi không nhiều nên hiểu không hết nhưng đại để là ngồi nhìn chiếc xe sắt đen như con bọ hung đang hì hục ủi triền núi làm đường. Được gặp Kon Youn (người Kinh) nói tiếng K’ho ông đứng lên hai tay xoa xoa vui mừng như gặp được người quen lâu ngày trở lại. Ông mời chúng tôi ngồi dưới đất rồi tự giới thiệu mình là K’Prẻoh đã sống qua 80 mùa rẫy ở đầu đèo này. Khi tôi hỏi về ký ức buôn làng thời xa vắng, ông Prẻoh hua hua tay vẽ một vòng tròn trên không trung rồi trả lời trong sự hồi tưởng của người già đầy trải nghiệm sống giữa rừng già. “Ba tôi nói dân Tà Pứa này gốc gác ở Cát Tiên là người Mạ chuyển về đây theo lời chỉ dẫn của thần linh. Ngày ấy vùng này rất nhiều cọp, cọp Tà Pứa đã bắt rất nhiều con người nhưng nhờ thần linh chỉ cách đuổi đi mới được yên ổn đến giờ”.

ong-ha-k-hor.jpg

Theo tư liệu cũ từ thời nhà Nguyễn để lại, việc khám phá và mở đường đầu tiên bắt đầu từ Phan Thiết lên Tánh Linh rồi lên cao nguyên trước thời toàn quyền Paul Doumer phát hiện cao nguyên Đà Lạt là danh sĩ Nguyễn Thông, đốc học Bình Thuận. Năm 1869 ông đốc học đã dâng tờ trình Khai Sơn Quốc Nghị lên vua Tự Đức, nhưng mãi đến năm 1881 vua mới phong cho ông chức Điền Nông Phó Sứ để khai khẩn đất hoang. Với chức vụ cuối đời này, ông tiếp tục “khai sơn” từ miền hạ lên miền thượng, trong cuộc viễn hành này đoàn người và ngựa của ông đã bị cọp vồ mang đi khá nhiều nhất là đoạn đường lên Tà Pứa đến Bà Sa. Theo tài liệu của Pháp, quốc lộ 20 ngày xưa hoàn thành ngày 31/5/1927 với 400 culi làm việc suốt ngày đêm, không ít người làm đường thời ấy bị cọp bắt tha đi, những ngày sau người ta phát hiện những bộ đầu lâu nằm trong bụi rậm ven đường. Tư liệu còn viết, ngày ấy đoạn đường đầu đèo Bảo Lộc nhất là đoạn đến Bà Sa cọp từ Tà Pứa đi lên hàng ngày, khoảng 3-4 giờ chiều ra đường ngồi nhìn dọc ngang đông như đàn khỉ rừng.

Tà Pứa của thời khai hoang và phát triển

Mấy chục năm trước những ai có dịp đi ngang xã Đức Phú ở đỉnh đèo Tà Pứa đều quen với hình ảnh một gia đình K’hor đi rẫy. Đàn chó đi đầu kế tiếp là người cha trên vai trái 1 cây chà gạt (rựa của người dân tộc), vai phải cây cung nỏ để săn thú và bảo vệ, lưng mang bó tên thường và tẩm thuốc độc. Phía sau ông là đàn con mỗi đứa đều mang gùi và cây chà gạc nhỏ nhắn theo từng độ tuổi và cuối cùng là người mẹ mang gùi chứa bắp khô mắm muối và địu thêm em bé trước ngực. Hành trình của họ có thể vài ngày hay cả tháng sống trong nương rẫy. Còn bây giờ trong làng K’hor tổ chức cưới hỏi, chú rể mặc áo vest, cô dâu mặc Ùi (áo dài dệt bằng tay từ thổ cẩm mặc trong các lễ hội) mở nhạc loa thùng điếc tai, đôi khi có tí men bia rượu các cháu tuổi cập kê cầm tay nhau khiêu vũ theo làn điệu valse hay cha cha cha. Chưa hết trẻ em trên 18 hay người cao tuổi đi xe máy mang theo điện thoại di dộng, có khi tấp quán cà phê hay quán mì phở ăn sáng. Cách đây 1 tuần, tôi hỏi một chị phụ nữ K’ho khoảng 30 tuổi đi xe máy cũ “Năm nay nhà mình thu được nhiều bắp lúa không chị ơi!” Cô ấy nhìn tôi từ đầu xuống chân có vẻ ngạc nhiên trả lời: “Ông ở đâu mới tới hả! Giờ bà con K’ho chuyển qua cạo mủ cao su, trồng sầu riêng, măng cụt rồi. Trồng lúa sao đủ ăn, hỏi lãng nhách hà!”. Tôi phá lên cười xin phép bắt tay chúc mừng, chị ta cũng cười ré lên như người quen lâu ngày gặp lại.

Thật may mắn chuyến về Tà Pứa lần này được gặp Trung tá Đinh Hùng Dũng cán bộ Huyện đội Tánh Linh đang làm công việc tuyển quân tại đây, Dũng là con trai của thủ trưởng tôi ngày trước, người lính đã sống gần 50 năm tại huyện này, nên được cháu giới thiệu trực tiếp với ông Hồ Thanh Đoàn, cử nhân kinh tế luật, Phó Chủ tịch xã Đức Phú. Sau khi được ông Phó Chủ tịch dẫn đi thăm 1 số nơi trong đó có thôn 5 Tà Pứa, nơi có 103 hộ/412 khẩu của đồng bào K’hor định cư qua nhiều thế hệ, ông Đoàn chia sẻ: “Thôn 5 Tà Pứa trước đây là thuộc xã Đoàn kết, huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng. Năm 1994 Chính phủ sáp nhập thôn Tà Pứa thuộc xã Đức Phú, Tánh Linh, Bình Thuận. Từ đó tỉnh, huyện chủ trương chỉ đạo di dời một số người dân ở thôn khác đi lên lập nghiệp, khai hoang mở đường đèo vào năm 1995 nhưng mãi đến năm 2004 khởi công mở rộng tráng nhựa đường đèo như hiện nay.” Ông cũng nói thêm: “Trước năm 2002 người dân Tà Pứa rất khó khăn, nhưng đến ngày 27/5/2002 Tỉnh ủy Bình Thuận ra Nghị quyết 04 về xây dựng và phát triển toàn diện an sinh kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: sửa chữa, xây mới, xóa nhà tạm bợ, cung cấp các giống cây trồng hợp khí hậu với vùng cao như ca cao, cao su, cà phê, điều, sầu riêng, cung cấp giống bò sinh sản. Xã tổ chức hướng dẫn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con, giao khoán bảo vệ rừng cho bà con 1.650 ha/55 hộ để bà con tăng thu nhập cải thiện đời sống, đến nay 100% bà con có điện thắp sáng.

Từ những năm đầu triển khai Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, có hơn 40% hộ nghèo, đến nay chỉ còn 8% hộ nghèo và cận nghèo. Hiện nay bà con đồng bào K’ho có thu nhập cơ bản tốt, đời sống vật chất văn hóa được nâng cao, phương tiện đi lại dễ dàng. Tại thôn Tà Pứa có một thác trượt và một thác đầu trâu, hàng năm vào các ngày lễ – tết nhân dân nhiều nơi về đây tham quan du lịch trải nghiệm, bà con bán thêm nông sản sạch tại địa phương, khởi đầu cho việc buôn bán phục vụ cho khách du lịch tương lai”.

***

Chia tay Trung tá Dũng và ông Đoàn một cán bộ tận tâm, có học vị tại xã đỉnh đèo Đức Phú, tôi ghé thăm gian hàng bên vệ đường của chị Hồng Hạnh ở chân đèo Tà Pứa, chuyên kinh doanh chuối rừng nguyên chất. Loại chuối hoang dã này gia đình chị mua về phơi khô rồi bán cho dân địa phương và du khách mang về ngâm rượu làm thuốc chuyên trị xương khớp xơ vữa động mạch… Khi được hỏi “Chuối rừng này chủ yếu do bà con K’ho ở thôn 5 đi chặt rồi gùi đến bán hả cô!” Chị Hạnh trả lời: “Trời! Bây giờ bà con K’ho chở chuối rừng đến vựa toàn đi xe máy không hà, lại còn điện thoại báo trước số lượng và giờ đến nữa chớ!, đâu còn ai mang gùi lầm lũi đi nữa. Ông tính coi! một ký chuối hột rừng tươi mang trong rừng ra là 40 ngàn đồng, mỗi lần bán 30 ký cũng được kha khá, dư tiền mua gạo ăn cả tháng đó ông ơi!”.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/tren-dinh-deo-ta-pua-126477.html

Cùng chủ đề

Ấm áp xuân Phan Thiết

Thu hút công chúng Điểm nhấn bắt đầu bằng chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đón mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 vào tối 28/1 (29 tết). Có thể nói, đây là chương trình xuyên suốt mang dấu ấn đặc biệt kết nối trên tất cả các chương trình diễn ra cùng thời điểm trong đêm giao thừa. Chương trình nghệ thuật đặc sắc gồm 2 phần...

Cơ bản đáp ứng nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, do có sự chuẩn bị tích cực từ cuối năm 2024 nên tình hình cấp nước sinh hoạt của hầu hết các công trình cấp nước (CTCN) trên địa bàn tỉnh khá ổn định. Qua đó, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của nhân dân, không xảy ra các sự cố kỹ thuật...

Ngô Đức Tốn – từ gia thế truyền thống thời dựng Đảng

Ở khu du lịch ngảnh Tam Tân thuộc xã Tân Tiến (thị xã La Gi- Bình Thuận) với những ngày đầu xuân khách thập phương đi lễ ngày tảo mộ Dinh Thầy Thím khá rộn ràng, đặc trưng cái đẹp truyền thống xưa nay. Nhưng với không khí, quang đãng của biển...

Bình Thuận khẩn trương sắp xếp tinh gọn bộ máy

Xác định cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị là cuộc cách mạng không thể chậm trễ, tỉnh Bình Thuận đang khẩn trương hoàn thiện Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị bảo đảm tiến độ theo đúng chỉ đạo của Trung ương với quyết tâm chính trị cao. ...

Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, mạnh mẽ, toàn diện

UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI. Chỉ...

Cùng tác giả

Ấm áp xuân Phan Thiết

Thu hút công chúng Điểm nhấn bắt đầu bằng chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đón mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 vào tối 28/1 (29 tết). Có thể nói, đây là chương trình xuyên suốt mang dấu ấn đặc biệt kết nối trên tất cả các chương trình diễn ra cùng thời điểm trong đêm giao thừa. Chương trình nghệ thuật đặc sắc gồm 2 phần...

Cơ bản đáp ứng nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, do có sự chuẩn bị tích cực từ cuối năm 2024 nên tình hình cấp nước sinh hoạt của hầu hết các công trình cấp nước (CTCN) trên địa bàn tỉnh khá ổn định. Qua đó, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của nhân dân, không xảy ra các sự cố kỹ thuật...

Ngô Đức Tốn – từ gia thế truyền thống thời dựng Đảng

Ở khu du lịch ngảnh Tam Tân thuộc xã Tân Tiến (thị xã La Gi- Bình Thuận) với những ngày đầu xuân khách thập phương đi lễ ngày tảo mộ Dinh Thầy Thím khá rộn ràng, đặc trưng cái đẹp truyền thống xưa nay. Nhưng với không khí, quang đãng của biển...

Bình Thuận khẩn trương sắp xếp tinh gọn bộ máy

Xác định cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị là cuộc cách mạng không thể chậm trễ, tỉnh Bình Thuận đang khẩn trương hoàn thiện Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị bảo đảm tiến độ theo đúng chỉ đạo của Trung ương với quyết tâm chính trị cao. ...

Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, mạnh mẽ, toàn diện

UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI. Chỉ...

Cùng chuyên mục

Ấm áp xuân Phan Thiết

Thu hút công chúng Điểm nhấn bắt đầu bằng chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đón mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 vào tối 28/1 (29 tết). Có thể nói, đây là chương trình xuyên suốt mang dấu ấn đặc biệt kết nối trên tất cả các chương trình diễn ra cùng thời điểm trong đêm giao thừa. Chương trình nghệ thuật đặc sắc gồm 2 phần...

385 vận động viên chinh phục đỉnh Tà Cú

Đây cũng là sự kiện chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân Ất Tỵ.Giải năm nay có sự tham gia của 385 vận động viên (236 nam, 149 nữ) thuộc 54 đoàn đến từ 10 tỉnh, thành phố. Các vận động viên tham gia tranh tài ở các cự ly 6.300m (chạy 4.000m và leo núi 2.300m) dành cho nam; 5.300m (chạy 3.000m và leo núi...

Rực rỡ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng CSVN, chào Xuân Ất Tỵ

Tham dự chương trình có các đồng chí: Đặng Hồng Sỹ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Bố Thị Xuân Linh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Võ Thanh Bình - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Thuận Bích – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.Có thể nói, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 95...

Triển lãm “Di tích, lễ hội văn hóa tiêu biểu tỉnh Bình Thuận”

Đây là chủ đề hoạt động Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 đang được Bảo tàng tỉnh triển khai tại khuôn viên Bảo tàng đến ngày 28/2/2025. Tại đây, gần 150 hình ảnh hiện vật, cổ vật thuộc 7 chuyên đề về văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh,...

Triển lãm ảnh Xuân Thanh bình

BTO-Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Bình Thuận và Khu di tích Dục Thanh đã tổ chức triển lãm ảnh “Xuân Thanh bình”. Với chủ đề “Xuân Thanh bình”, triển...

Những cánh diều xuân rực rỡ trên biển Hàm Tiến – Mũi Né

BTO-Những ngày này, khi gió bấc thổi mạnh và trời trong xanh, bãi biển Hàm Tiến- Mũi Né, thành phố Phan Thiết thu hút rất đông du khách quốc tế yêu thích bộ môn lướt ván diều đến vui chơi, trải nghiệm cùng sóng và gió. Hàng trăm cánh diều sặc sỡ sắc màu tràn ngập không gian bãi biển. ...

Di tích vạn Thạch Long – nơi bảo tồn văn hóa vùng biển

Di tích vạn Thạch Long được hình thành từ thế kỷ XVIII. Di tích bao gồm quần thể kiến trúc trên diện tích gần 9.000 m2, kiến tạo theo lối kiến trúc nghệ thuật dân gian truyền thống, bề thế, trang nghiêm gồm các hạng mục công trình lịch sử - văn hóa như: Chánh điện, Võ ca, gian thờ Tiền vãng, gian thờ Năm bà Ngũ hành, am thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, cột cờ, án phong, nhà...

Khách Tây thích thú tự tay gói bánh chưng ở Phan Thiết

Du khách tự tay gói bánh chưng và thưởng thức đặc sản truyền thống Việt Nam dịp cận Tết Nguyên đán ở Phan Thiết. Chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 18.1 tại The Cliff Resort ở thành phố Phan Thiết, Bình Thuận đã tổ chức Lễ hội bánh chưng lần thứ 12 dành cho du khách đang lưu trú. Rất đông du khách tham gia lễ hội ở Phan Thiết. Ảnh: Duy Tuấn Đặc sắc nhất lễ hội là du khách quốc tế thi...

Bao sắc quà xuân

1. Những ngày cận tết, giữa những dòng người hối hả trên đường, bà con của quê hương dễ nhận ra: không ít người tham gia giao thông chở những giỏ quà tết. Những giỏ quà tết làm đẹp thêm phố phường những ngày cuối năm. Như một trong những nếp truyền...

Ngày xuân viếng thăm dinh Thầy Thím

Tọa lạc tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, dinh Thầy Thím là một điểm đến tâm linh nổi tiếng, đặc biệt vào dịp đầu xuân (ngày mùng 5 tháng giêng âm lịch) diễn ra Lễ Tảo mộ Thầy Thím rất đông người dân địa phương, khách thập phương đến tham gia các nghi thức lễ và viếng mộ. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất