Powered by Techcity

Trao truyền nghề gốm Bình Đức

Một lớp học không có máy chiếu, không giấy mực, cũng chẳng bó gọn trong phòng học quy củ nhất định, mà ở đó suốt cả buổi, đôi bàn tay của cả người truyền nghề và học viên đều lấm lem bùn đất. Ở đó chỉ có tiếng nói và rộn ràng niềm vui. Đó là lớp học đặc biệt ngay giữa làng nghề gốm Bình Đức (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình) dành cho con em trong làng.

img_6566.11.jpg
Các học viên tham gia học nghề gốm

Học nghề

Nắng xuyên qua lớp dù che tạm khiến gương mặt chị Tiền Thị Kim Lài đỏ lên và chảy dài những giọt mồ hôi. Dường như các giác quan đều đang tập trung vào chiếc nồi đặt trên bàn nặn. Đôi chân di chuyển chậm, nhịp nhàng với động tác vuốt lên hình khối bằng các đầu ngón tay. Động tác chạm rất nhẹ, mượt mà. Đây là sản phẩm thứ 10 sau buổi học đầu tiên, vượt qua khỏi mục tiêu chị đặt ra. “Sinh ra giữa làng gốm truyền thống Bình Đức, nhưng tôi chỉ biết các công đoạn đơn giản nhất như cạo đất, trang trí màu, còn bây giờ mới biết làm nồi, làm bình. Đây quả thật là những công đoạn khó, bởi ngay cả cách cầm nắm đất cũng phải gọn mới tạo được hình sản phẩm, đôi chân lùi đều để sản phẩm không bị méo. Thêm nữa, các sản phẩm gốm thủ công không có bàn xoay, vì thế phải di chuyển nhiều vòng tròn liên tục nên ban đầu khá choáng”, chị Tiền chia sẻ.

img_6590.jpg
Chị Tiền Thị Kim Lài đang được nghệ nhân Lâm Hùng Sổi dạy nghề

Lớp học do Bảo tàng tỉnh Bình Thuận phối hợp UBND xã Phan Hiệp mở dạy, diễn ra từ ngày 1 – 4/11/2023. Học viên được thực hành nghề trực tiếp và đi trải nghiệm, học tập kỹ thuật làm gốm mỹ nghệ tại làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Đây là một hoạt động của Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh. Điều khá thú vị bởi cả 5 người truyền dạy và 35 người học nghề đều là người dân trong làng Bình Đức. Người học thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau, trong đó có em mới 13 tuổi. Điều đó cho thấy từng học viên đăng ký tham gia đều ý thức được trách nhiệm của mình trong việc học để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.

img_6602.jpg
Con gái nghệ nhân Võ Thị Thùy Duyên theo học nghề
img_6585.jpg
Em Lương Y Vân 13 tuổi đang được bà nội dạy nghề

Theo dõi lớp học, bà Nguyễn Thị Huyền Trang – Phó Chủ tịch UBND xã Phan Hiệp không giấu được niềm vui vì đây không chỉ là lớp dạy nghề cho phụ nữ, mà còn góp phần gìn giữ nghề truyền thống của đồng bào. Khi hiện nay số hộ gắn bó với nghề gốm truyền thống ở xã không còn nhiều. Hiện chỉ còn 43 hộ (chiếm khoảng 11% số hộ người Chăm trong thôn) với 46 người còn làm duy trì nghề thường xuyên. Đa số hộ theo nghề đều đã lớn tuổi, nếu không được trao truyền giữa các thế hệ thì nghề gốm của làng sẽ bị mai một và mất đi trong thời gian không xa.

img_6604.jpg
img_6615.jpg
Những sản phẩm do học viên làm ra trong buổi học

Những đôi bàn tay di sản

Nhìn đôi tay của các bà, các chị, các em nhào đất, tạo hình, kéo miệng, trang trí… mới thấy để cầm trên tay một thành phẩm không hề đơn giản, nếu như không có sự khéo léo và tỉ mẩn của người làm nghề. Nghệ nhân Lâm Hùng Sổi cho biết: “Những khó khăn trong nghề gốm và cơ chế thị trường đã tác động, làm cho những người thợ trẻ giảm đi lòng đam mê, yêu nghề, thiếu tính cần cù, chịu khó. Vì thế được truyền nghề cho lớp trẻ là điều khiến ông rất vui, để những người con trong làng Chăm Bình Đức và ai đam mê với gốm truyền thống nắm chắc kỹ thuật thực hành nghề”.

img_6571.jpg
Nghề gốm sẽ được nối tiếp từ đời này qua đời khác

Sinh ra giữa làng gốm, từ nhỏ những đứa trẻ của làng đã được “ngụp lặn” với các trò chơi tạo hình với đất. Vì thế theo các nghệ nhân, việc học và làm các sản phẩm gốm truyền thống không khó, mà cái khó nhất đòi hỏi người học phải có lòng đam mê, yêu nghề thực sự, cần cù, chịu khó. Chỉ cần hội đủ những yếu tố đó là trong khoảng thời gian vài ba tháng, người thợ có thể làm được những sản phẩm từ đơn giản như khương, dụ, hỏa lò, khuôn bánh xèo, khuôn bánh căn đến nhóm có kỹ thuật hơn như nồi, ấm, lu, chum lớn, chum nhỏ, chậu, ống nhổ…

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào ngày 29/11/2022. Cùng với niềm vui, niềm tự hào, chính quyền cùng cộng đồng người Chăm trong làng Bình Đức ý thức được trách nhiệm trong việc chung tay cùng gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Vì thế các lớp học truyền nghề, dạy nghề sẽ là động lực cho những bạn trẻ có đam mê khởi nghiệp hướng tới khai thác thế mạnh du lịch của địa phương.

“Đời sống của làng gắn bó với nghề. Sản phẩm gốm Chăm truyền thống lại có những tính năng đặc biệt trong văn hóa ẩm thực. Vì thế nghề gốm truyền thống sẽ không thể mai một, đời này vẫn sẽ tiếp nối đời khác” – Nghệ nhân ưu tú Đơn Thị Hiệu khẳng định.

Nguồn

Cùng chủ đề

Trao giải hội thi sáng tác tranh “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương”

BTO-Sáng 15/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải hội thi sáng tác tranh với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” năm 2024. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu...

“Trao đổi kinh nghiệm công tác bảo tồn và phát huy làng gốm truyền thống Chăm”

BTO-Đây là chủ đề của buổi tọa đàm do Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận tổ chức nhân dịp Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, vào ngày 5/10. Chương trình có sự tham dự của bà Thanh Thị Kỷ - Trưởng...

Ấn tượng không gian “Triển lãm Di sản văn hóa Chăm Bình Thuận”

BTO-Cứ đến ngày 1/7 Chăm lịch, cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận lại hành hương về tháp Pô Sah Inư để tham dự Lễ hội Katê. Năm nay, trong không gian lễ hội dưới chân tháp, Bảo tàng tỉnh đã bố trí gian trưng bày về “Triển lãm Di sản văn hóa Chăm Bình Thuận – Linga vàng bảo vật Quốc gia, thế kỷ VIII – IX”. ...

Lễ hội Katê sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách

Lễ hội Katê năm 2024 sẽ diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư (khu phố 5, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết) vào ngày 1 - 2/10. Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh khẩn trương hoàn tất. ...

Đón gần 185.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm

BTO-9 tháng năm 2024, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và tỉnh, thu hút gần 185.000 lượt khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu tìm hiểu, vượt 8% so kế hoạch và tăng 17,5% so cùng kỳ ngoái; trong đó có 7.985 lượt khách quốc tế. ...

Cùng tác giả

Hé lộ loạt ông lớn đầu tư điện tái tạo có nguy cơ bị thu hồi tiền mua bán điện

Thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương, có nhiều dự án điện tái tạo được công nhận vận hành thương mại khi chưa đủ điều kiện – Ảnh: NAM TRẦN Thông tin được nêu ra trong báo cáo Bộ Công Thương gửi Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình về kế hoạch triển khai nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho dự án điện năng lượng tái tạo. Tỉnh Long An có 8...

Ẩm thực góp phần nâng tầm du lịch

Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần “thành bại” cho ngành du lịch. Trong thời gian qua, nền ẩm thực đã góp phần nâng tầm du lịch Bình Thuận lên tầm cao mới. Phan Thiết đang chuẩn bị đưa vào hoạt động “phố ẩm thực” ở khu vực đường Nguyễn Tất Thành – Tuyên Quang – Thủ Khoa Huân là sự kiện đang được nhiều người mong đợi. ...

Nhạc Noel và Réveillon

(Gởi La Gi - Hàm Tân, nơi đây tôi có những kỷ niệm đong đầy từ những năm tháng chiến tranh) Một mùa Noel nữa lại về. Hằng năm cứ mỗi mùa đến, bất cứ mùa nào, là tôi cũng nhớ quê tôi, mặc dù miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng....

Cảm nhận về “Ươm vào đất chút hương”

“Ươm vào đất chút hương” là tên tập thơ của nhà giáo - nhà thơ Phạm Tường Đại, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp phép xuất bản quý II năm 2018. Tập thơ gồm 94 bài, trong đó có 36 bài lục bát. Tập thơ được ra mắt độc giả theo ý nguyện của anh Phạm Hồng Kỳ, con của nhà thơ, sau khi nhà thơ đã qua đời. ...

Sân chơi hấp dẫn, bổ ích của văn nghệ sĩ địa phương

Cứ mỗi độ xuân về tết đến là anh chị em văn nghệ sĩ huyện Tuy Phong háo hức chuyền tay, khoe nhau cuốn Đặc san Văn nghệ Xuân mới xuất bản còn thơm mùi mực in. Đây là ấn phẩm của Chi hội Văn nghệ Tuy Phong (trực thuộc Hội...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo thiếu nước cục bộ khu vực không có thủy lợi

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp các sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh khẩn trương triển khai các giải pháp để chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nội dung liên quan. ...

Năm 2024, Bình Thuận giải ngân vốn đầu tư đạt 75,6%

BTO-Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2024, Bình Thuận giải ngân vốn đầu tư công đạt 3.600,869/4.763,232 tỷ đồng, đạt 75,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (cao hơn mức trung bình cả nước). ...

Hội thảo mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP”

Ngày 24/12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội thảo và nghiệm thu mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP” trên địa bàn thị trấn Phú Long, Hàm Thuận Bắc. Mô hình có quy mô 15 ha/47 hộ tham gia. Mô hình được Trung tâm Khuyến...

Xử lý triệt để các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc không đúng tiến độ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận vừa có văn bản về việc thông báo xử lý các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ được quy định trên địa bàn tỉnh. Theo văn bản gởi các nhà đầu tư có dự án đầu...

La Gi thu ngân sách vượt dự toán

Năm qua, thị xã La Gi thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực từ sức ép lạm phát, giá cả các yếu tố đầu vào ở mức còn cao... Dù vậy, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, kết quả thu ngân sách nhà nước của thị xã năm 2024 là 348 tỷ đồng, đạt 182,2% dự toán giao, bằng 110% so cùng kỳ. ...

Có nhiều chuyển biến tích cực

BTO-Ngày 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian còn lại của năm 2024. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND thành phố Phan Thiết. Đối với lãnh...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 2

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm trung tâm kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn. Phát triển kinh tế hộ từ chuyển đổi số Không chờ đến thời...

Livestream đưa đặc sản Bình Thuận đến tận tay khách hàng

Dù có nhiều lợi thế nhưng phần lớn nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn được tiêu thụ bằng các kênh truyền thống. Để mở rộng đầu ra, các sở, ngành và chủ thể sản xuất đang dồn sức khai thác thương mại điện tử (TMĐT) như một cánh cửa mới cho nông sản địa phương. ...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 1

Như một sự chỉnh đốn để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cộng đồng, Công văn số 1596 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Công văn số 2769 của Bộ Nông nghiệp và PTNT vào tháng 4/2024 đã tạo ra sự nổi bật bất ngờ trên thực tế vào thời điểm cuối năm này. Từ đây, người ta mới phát hiện ra sức mạnh của hoạt động này, khi ngay cái kết cuối cùng cũng thu được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất