Powered by Techcity

Tìm về “Lãng du trong văn hóa Việt Nam”


1. Giữa những ngày tỉnh ta xây dựng Dự thảo và tổ chức các Hội thảo khoa học về Đề án “Chuẩn mực văn hóa, gia đình, con người Bình Thuận gắn với hệ giá trị văn hóa, gia đình, con người Việt Nam thời kỳ mới”, tôi lần tìm đến những tác phẩm viết về văn hóa Việt Nam. “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” là một trong số những tác phẩm ấy.

“Lãng du trong văn hóa Việt Nam” là tập sách bao gồm 375 bài viết của nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng Hữu Ngọc, do Nhà Xuất bản Thanh Niên xuất bản quý III năm 2007.

nh-bi-nam.jpg

Tác giả Hữu Ngọc sinh năm 1918 tại Hà Nội. Ông đã từng dạy học, làm địch vận trong quân đội, làm văn hóa đối ngoại, viết sách, viết báo, dịch thuật, nghiên cứu văn hóa… Ông sử dụng thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, sử dụng được chữ Hán. Suốt nhiều chục năm, ông tâm huyết giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài và giới thiệu văn hóa nước ngoài vào Việt Nam. Ông đã từng nhận được nhiều huân chương và giải thưởng trong và ngoài nước: Hai Huân chương Độc lập, Huân chương Chiến công, Huân chương Cành cọ Hàn Lâm (Pháp), Huân chương Bắc Đẩu (Thụy Điển); Giải Motd’or (Pháp), Giải Vàng Sách Việt Nam 2006, Giải Đồng Sách Việt Nam 2015, Giải thưởng Quốc gia Sách Việt Nam 2017, Giải GADIF 2008 của Nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và các Tổ chức Pháp Ngữ tại Việt Nam, Giải nhất toàn quốc 2015 về Thông tin Đối ngoại, Giải thưởng Lớn Bùi Xuân Phái về Tình yêu Hà Nội 2017…

2. Tập sách được bố cục thành 3 phần lớn.

Phần thứ nhất: Đất Việt, 103 bài, gồm các tiểu mục: Bắc Nam một dải, Làng xã- Hội hè, Cây cỏ – Loài vật – Ăn uống.

Phần thứ hai: Lịch sử – Truyền thống, 150 bài, gồm các tiểu mục: Lịch sử, Gia đình – Xã hội, Tín ngưỡng – Tôn giáo, Tư duy.

Phần thứ ba: Văn hóa- Bản sắc dân tộc – Văn học – Nghệ thuật, 122 bài, gồm các tiểu mục: Văn hóa, Bản sắc dân tộc, Văn học, Nghệ thuật.

Qua 375 bài viết, bài trả lời phỏng vấn, trao đổi về kiệt tác văn học… “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” đã đề cập rất nhiều vấn đề khác nhau của văn hóa Việt Nam, rất phong phú, đa dạng, với 1.049 trang sách.

Trong khuôn khổ của một bài báo, người viết xin được giới thiệu một số bài viết trong tập sách:

Ở bài: Đôi điều về Tiếng Huế (thuộc phần thứ nhất của tập sách), tác giả đã trích dẫn một số nội dung tại diễn đàn khoa học “Tiếng Huế – Người Huế -Văn hóa Huế” do Trung tâm nghiên cứu Quốc học tổ chức tại Huế tháng 6/2004: “Giọng Huế phù hợp với giao tiếp thân mật, nhưng không thích nghi với đài, thông tin đại chúng bằng giọng Sài Gòn, nhất là Hà Nội” (trích phát biểu của bà Hoàng Thị Châu tại Diễn đàn trên). “Tiếng Huế nhẹ nhàng, thánh thót, nhỏ nhẹ, có nhiều âm ré mineur” (GS Nguyễn Khắc Hoạch), “Ca Huế là sản phẩm của giọng Huế. Theo Phạm Duy, nhạc Huế thuộc âm giai ngũ cung lơ lớ khác hẳn âm giai điệu hòa của Âu Tây và âm giai ngũ cung của dân nhạc miền Bắc. Chất lơ lớ ấy tạo cho câu hò, câu hát Huế có không khí mơ hồ bay bổng…” (Bùi Minh Đức).

Ở bài “Thăm làng gốm Chăm” (cũng thuộc phần thứ nhất của tập sách). Tác giả đã dẫn dắt người đọc về làng gốm Chăm Bàu Trúc, một trong 22 làng Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Đặc điểm của gốm Chăm Bàu Trúc: “Đây là loại gốm thủ công hoàn toàn làm bằng tay, đặc biệt không có bàn xoay”, “Là một trong những làng có gốm cổ nhất Đông Nam Á”. “Trong sinh hoạt, các sản phẩm Bàu Trúc phù hợp với địa phương. Về văn hóa, cần bảo tồn một vốn quý, một yếu tố du lịch hấp dẫn”.

Cũng ở phần thứ nhất của tập sách, bài “Làng Việt truyền thống” có đề cập: “Làng là nơi dân tộc ta gởi gắm những giá trị tinh thần và truyền thống, những giá trị tâm linh xa xưa nhất”.

Tác giả Hữu Ngọc cũng đã có những bài viết về hoa. Ông đã viết trong bài “Hoa trong văn hóa truyền thống Việt Nam”: “Văn hóa truyền thống Việt Nam mang dấu ấn của hoa/ Không một nhà thơ cổ điển nào không viết ít nhất một câu về hoa. Truyện Kiều có tới hơn 130 câu thơ sử dụng chữ “hoa”, không kể những câu sử dụng tên hoa như: phù dung, đào, lựu, mai, lan, huệ… có thể đến hàng trăm…/ Hoa cũng như hương là phương tiện cảm thông giữa người và thần linh. Hương của nén hương và hương của hoa đều tỏa trong không trung…”.

Tập sách của nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc đã có bài viết về nước mắm. Ông đã viết trong “Chuyện nước mắm”: “Nước mắm có lẽ là một nét bản sắc văn hóa ẩm thực của một dân tộc sống chủ yếu bằng gạo và cá…/ Nước mắm có ma thuật gì mà quyến rũ người dân Việt từ bao đời nay?/ Thời Pháp thuộc, Công ty Liên Thành ở Phan Thiết đã đem nước mắm đi dự triển lãm quốc tế ở Marseille (Pháp) năm 1922, và đã xuất khẩu…/ Thức ăn ngon do nước mắm, nên miền Trung có câu: “Nước nắm không ngon, con mụ hết khéo”…

Ở phần thứ hai của tập sách, phần lịch sử, độc giả sẽ đọc được những băn khoăn của nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc khi ông lo lắng về tình hình gìn giữ sắc phong. Ông đã viết về giá trị của sắc phong: “Đây là một di sản văn hóa vô giá về nhiều mặt: giá trị về mặt lịch sử, tư liệu và về một số nhân vật, có thể là người có công với nước, với dân địa phương (khai hoang, dạy nghề…); giá trị về văn hóa dân gian phản ánh đời sống tâm linh, quan hệ đến lễ hội, tín ngưỡng, phong tục địa phương; giá trị về mặt địa lý, hành chính qua các thời đại; giá trị về ngôn ngữ học: thư pháp Hán Nôm, biến đổi ngữ nghĩa; giá trị về nghiên cứu thủ công và nghệ thuật: nghề làm giấy sắc phong rất đặc biệt, có trang trí những nét độc đáo…” (Hỡi ơi, sắc phong!).

Ngày nay, Đảng ta đã rất quan tâm, có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt trong việc phòng, chống tham nhũng, Ở “Lãng du trong văn hóa Việt Nam”, tác giả Hữu Ngọc đã có một bài viết ngắn nói về việc chống tham nhũng của người xưa. Bài “Người xưa chống tham nhũng” có đoạn: “Thư tịch cổ của Việt Nam có những tài liệu đề cao đức thanh liêm, chống nạn hối lộ, tham nhũng. Trong số đó, cuốn Từ thụ yếu quy (1867) của Đặng Huy Trứ rất có giá trị thời sự. Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), người Thừa Thiên, được Phan Bội Châu coi là một trong những kẻ sĩ “trồng mầm khai hóa đầu tiên” ở Việt Nam. Ông đỗ tiến sĩ, làm quan thanh liêm và khảng khái, cuộc đời hoạn lộ thăng trầm vất vả… Trong tập sách của mình, Đặng Huy Trứ đã giải quyết vấn đề quà biếu có lý có tình, trên cơ sở tư tưởng: “Mình thiệt lợi dân, dân gắn bó/ Đẽo dân mình béo, dân căm hờn/ Hờn căm, gắn bó tùy ta cả/ Duy chữ Thanh, Thanh đối thế nhân”.

Tác giả Hữu Ngọc cũng đã những dòng trân trọng khi viết về Quốc Văn giáo khoa thư: “Cái gì đã khiến cho bộ sách 3 tập dạy Việt văn cho trẻ 7 – 8 – 9 tuổi do chính quyền thực dân Pháp cho soạn… để lại những rung cảm lưu luyến trong lòng những thế hệ 60 – 70 tuổi đã từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến thắng lợi Điện Biên Phủ? Cái quan trọng nhất, mà các thế hệ tham gia kháng chiến chống Pháp trìu mến trong Quốc văn giáo khoa thư là các tác giả, bằng những bài không quá 200 chữ, đã kết tinh được hồn văn hóa dân tộc, đặc biệt nâng niu tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương, lịch sử oai hùng của cha ông”…

Việc viết gia phả cũng đã được tác giả Hữu Ngọc đề cập trong tập sách. Ông đã viết trong bài “Viết gia phả”: “Qua mấy chục năm chinh chiến, tất cả những người Việt Nam dù sống ở bên này hay bên kia Thái Bình Dương, đều cảm thấy cần khẳng định bản sắc của mình qua dòng họ, một giá trị văn hóa cơ bản trong truyền thống Việt Nam, truyền thống gia đình – làng xã – đất nước. Việc viết gia phả, theo sử biên niên, có thể bắt đầu từ năm 1026 đời Lý. Nhưng những gia phả còn tồn tại cổ nhất từ thời Lê (1428 – 1789), nhiều nhất thuộc thời Nguyễn (1802 – 1945). Phần lớn gia phả chép sơ lược theo thế thứ các đời, nhưng những dòng họ lớn, có người học có làm quan to, chép tỉ mỉ, có tiểu sử chi tiết của những người có danh tiếng. Gia phả là một nguồn tư liệu quý giá để bổ sung cho chính sử”.

Ở phần thứ ba của tập sách, nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc, trên cơ sở những định nghĩa văn hóa khác nhau, đã chọn định nghĩa của Tổ chức UNESCO, bổ sung thêm, đã đưa ra khái niệm tóm tắt về văn hóa: “Văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối tư duy, cách ứng xử (người với thiên nhiên, người với người) và các mối quan hệ trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng… Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đạo đức hay vô luân, phải hay trái, đúng hay sai…) theo cộng đồng ấy”.

Nhìn về Bản sắc dân tộc, tác giả Hữu Ngọc đã có những nghiên cứu sâu từ kết quả những nghiên cứu, sách báo viết về tính cách người Việt đã xuất bản trước đó. Tác giả đã có bài viết “Tính cách Việt”. Bài viết có đoạn: “Tóm tắt những nét tích cực chủ yếu của người Việt: – Người Việt có tinh thần cộng đồng cao; dân tộc sớm phát triển (gia đình – làng – nước). Lý do: tập hợp chống ngoại xâm, đắp đê. Hạt nhân: làng xã cổ truyền/ Tinh thần yêu nước là một yếu tố chủ yếu/ Có một nền văn hóa lâu đời (Tầm quan trọng của tiếng Việt) – Hiếu học/ Lao động cần cù, sáng tạo, thông minh… khéo tay. Ý thức tiết kiệm/ Dấu ấn gia đình: cách xưng hô trong ngôn ngữ xã hội, hiếu thảo, trọng người già, đoàn kết thân ái làng – nước/ Thích nghi để tồn tại, ứng xử mềm mỏng. Thiết thực, cụ thể, dung hòa. Trọng thực tế và kinh nghiệm/ Quen sống thanh bạch, đơn sơ mộc mạc. Do đó, thích cái bình dị, cái khéo, xinh, duyên dáng hơn tìm cái huy hoàng, tráng lệ/ Tư duy không triết học, siêu hình, ngả về lưỡng hợp biểu tượng, thích cụ thể/ Tình cảm tôn giáo bàng bạc, không cuồng tín. Ảnh hưởng còn mạnh của các tín ngưỡng bản địa (vật linh )/ Tác động sâu sắc của Phật giáo và Khổng học/ Đa cảm hơn duy lý, trữ tình, thích thơ/ Trong bậc thang giá trị, cái thiện thường vượt lên cái chân và cái mỹ, do đó luân lý và đạo đức có giá trị cao nhất”.

Cùng rất nhiều những nội dung khác về văn hóa của người Việt.

3. Từng giờ rảnh rỗi, người đọc lần mở những trang của tập sách, từ những mục, những nội dung mình quan tâm, sẽ có được phần nào những lời giải thích, có khi sơ lược, có lúc lại đi sâu. Với “Lãng du trong văn hóa Việt Nam”, nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc đưa người đọc vào cuộc dạo chơi đầy hữu ích về những góc, những khía cạnh riêng biệt của văn hóa Việt Nam, cuộc hành trình không kém phần thi vị với rất nhiều những thông tin lý thú.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/tim-ve-lang-du-trong-van-hoa-viet-nam-124578.html

Cùng chủ đề

Hiệp hội thanh long Bình Thuận: Vận động hội viên liên kết, hợp tác

BTO-Hiệp hội thanh long Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở ngành liên quan và các thành viên hiệp hội. Tại hội nghị,...

Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành heo lợi lớn dịp Tết. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 21/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Khảo sát trong sáng 21/12 cho thấy, giá heo hơi bật tăng tại tất cả các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 66.000 –...

Thông tin tài khoản Quỹ tiếp nhận nguồn kinh phí ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã đăng ký mở tài khoản tiếp nhận các nguồn kinh phí đóng góp thực...

Công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng

BTO- Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Bí thư Trung ương tổ chức, diễn ra vào chiều 19/12. ...

Cơ cấu lại tổ chức, đội ngũ cán bộ Ủy ban kiểm tra các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới

BTO-Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Bí thư Trung ương tổ chức, diễn ra vào chiều 19/12. ...

Cùng tác giả

Hiệp hội thanh long Bình Thuận: Vận động hội viên liên kết, hợp tác

BTO-Hiệp hội thanh long Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở ngành liên quan và các thành viên hiệp hội. Tại hội nghị,...

Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành heo lợi lớn dịp Tết. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 21/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Khảo sát trong sáng 21/12 cho thấy, giá heo hơi bật tăng tại tất cả các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 66.000 –...

Thông tin tài khoản Quỹ tiếp nhận nguồn kinh phí ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã đăng ký mở tài khoản tiếp nhận các nguồn kinh phí đóng góp thực...

Công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng

BTO- Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Bí thư Trung ương tổ chức, diễn ra vào chiều 19/12. ...

Cơ cấu lại tổ chức, đội ngũ cán bộ Ủy ban kiểm tra các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới

BTO-Đó là một trong những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Ban Bí thư Trung ương tổ chức, diễn ra vào chiều 19/12. ...

Cùng chuyên mục

Chị tôi và đôi bông tai!

1. Chứng bịnh suy tụy của chị tôi lại tái phát, cháu tôi, đứa con gái duy nhất của chị đưa chị vào bệnh viện La Gi (Bình Thuận) cấp cứu trong đêm. 5 giờ sáng tôi được tin báo, vội chạy xe máy đến bệnh viện xem bệnh tình chị ra...

Tướng Năm Châu – một thời với Hàm Tân

Quân Pháp từ Phan Thiết tiến chiếm La Gi/Hàm Tân vào ngày mùng 3 tết Bính Tuất (4/2/1946), tức sau ngày nổi dậy Cách mạng Tháng Tám với trận Đồi Dương kỳ tích, chỉ mới năm tháng, tổ chức bộ máy chính quyền, lực lượng phòng vệ, vũ trang chưa ổn định… ...

Triển lãm ảnh “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”

BTO-Chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Bình Thuận tổ chức trưng bày triển lãm ảnh tư liệu, ảnh thời sự chuyên đề “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” tại Khu Di tích Dục Thanh. ...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thủ tướng đề nghị ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải thực sự đổi mới tư duy, đột phá kiến tạo không gian phát triển để văn hóa, thể thao và du lịch “cất cánh”; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Toàn ngành quyết tâm cao, nỗ lực để tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Bên cạnh đó, ngành phải tạo đột...

Hấp dẫn mùa giải vận động viên xuất sắc Taekwondo Quốc gia

Suốt giải đấu, hơn 270 vận động viên xuất sắc nhất đến từ 31 tỉnh, thành phố trong cả nước đã cống hiến cho khán giả, người hâm mộ bộ môn Taekwondo những trận đấu sôi nổi, đầy kịch tính. Nhất là các trận đối kháng của các vận động viên trong đội tuyển quốc gia như: Nguyễn Thị Mai; Nguyễn Trần Ánh Ngân; Lê Phi Hùng…Theo ông Trương Ngọc Để - Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo Việt Nam...

Trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh”

BTO-Sáng 16/12, huyện Tánh Linh tổ chức trao giải cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật “Nét đẹp quê hương, con người Tánh Linh” cho các tác phẩm đạt giải. Qua hơn 3 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận trên 200 tác phẩm của 22 tác giả của hội viên...

Tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc 2024

UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024. Theo đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xin phép tổ chức Liên hoan Diều nghệ thuật toàn quốc năm 2024, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh đã...

Ra mắt BCH Liên đoàn Cầu lông tỉnh Bình Thuận

Ngày 14/12, Đại hội Liên đoàn Cầu lông tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ IV (2024 - 2029) đã tổ chức long trọng tại Tp. Phan Thiết. Đại hội Liên đoàn Cầu lông (LĐCL) là cơ sở rà soát đánh giá hiệu qủa của việc điều hành hoạt đông của Ban chấp hành...

Khởi tranh giải vô địch Taekwondo vận động viên xuất sắc Quốc gia

Sau lễ khai mạc, ban tổ chức đã tiến hành trao giải các nội dung quyền cá nhân lứa tuổi trẻ, quyền cá nhân vô địch và các hạng cân Olympic đã thi đấu trước khi diễn ra lễ khai mạc. Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/khoi-tranh-giai-vo-dich-taekwondo-van-dong-vien-xuat-sac-quoc-gia-126521.html

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần I

BTO-Tối 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận năm 2024, sau 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, phong phú tại Trung tâm hội nghị tỉnh. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất