Powered by Techcity

Tìm “lối ra” cho thanh long Bình Thuận. Bài 1

Trải qua giai đoạn dài phát triển khá mạnh, ổn định, đến nay ngành hàng thanh long cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do đó chúng ta cần nhận diện đầy đủ, toàn diện những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để giúp nhà quản lý, nông dân, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp cùng chung tay góp phần giải quyết khó khăn, tìm “lối ra”, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trái thanh long trên thương trường…

Bài 1: Thách thức của ngành hàng thanh long

Bên cạnh những hạn chế tồn tại từ nhiều năm qua như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, việc tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh… thì hiện nay có lẽ thêm thách thức đối với sản xuất, kinh doanh mặt hàng thanh long của Bình Thuận nói riêng và trái cây cả nước nói chung là thị trường bị thu hẹp, yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc giám sát, kiểm tra, đánh giá, cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói còn hạn chế…

Nông dân ít “mặn mà”

Lẽ thường như mọi năm, vào dịp lễ tết, trong đó có dịp Tết Trung thu là thị trường thanh long lại khởi sắc. Người dân bắt đầu bước vào mùa chong đèn để “canh” hàng bán vào dịp này với giá cao. Những ngày qua, khi Tết Trung thu 2023 cận kề, giá thanh long cũng đang khởi sắc và có chiều hướng đi lên với mức từ 15.000 – 17.000 đồng/kg ruột trắng và 19.000 – 22.000 đồng/kg ruột đỏ. Tuy vậy, có một thực tế đang diễn ra là mặc dù giá bán đang khá cao, nhưng lại rơi vào điệp khúc “được giá mất mùa”, bởi sản lượng trái ít.

z4610870100686_7018eafca9edf7963b75dc541703094c.jpg
<i>Nông dân thu hoạch thanh long<i>

Một trong những nguyên nhân có thể nhắc đến là nhiều hộ dân đã không còn “mặn mà” chong đèn “canh” tết như mọi năm. Đơn cử như hộ ông Trịnh Chí Hiếu ở thôn Minh Hòa, xã Hàm Minh, Hàm Thuận Nam sản xuất gần 1.000 trụ thanh long. Nhưng vào thời điểm này, gia đình không có hàng để bán vì không “canh” chong đèn. Còn hộ bà Lê Thị Thùy Linh (thành viên Hợp tác xã Phú Hội, Hàm Thuận Bắc) với 3.000 trụ thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP thời điểm này cũng không có hàng bán, mà chỉ mới bắt đầu chong đèn… Theo một số hộ dân, năm nay do thanh long vụ mùa kết thúc trễ, giá cả bấp bênh nên người trồng ít quan tâm chong đèn. Ông Trần Quốc Thắng – chủ một doanh nghiệp thu mua xuất khẩu thanh long tại Hàm Thuận Nam nhận định, hiện nay thị trường tiêu thụ thanh long nội địa đang phát triển tốt. Ngoài ra một số thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Úc, Nhật cũng rất khả quan. Tuy nhiên tại Bình Thuận thời điểm này do sản lượng thanh long ít nên doanh nghiệp ít có hàng để thu mua, dẫn đến giá cao.

Một thực trạng được Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận nhìn nhận, đó là đến cuối năm 2022 tỉnh có khoảng 27.787 ha, tăng gần 40% so với năm 2011 (18.616 ha), sản lượng từ gần 400.000 tấn tăng lên 594.000 tấn. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay giá thanh long luôn biến động ở mức thấp, sản lượng tiêu thụ ít, đã làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất thanh long của nông dân. Do đó hiện nay đã có một số hộ nông dân không chăm sóc, phá bỏ để chuyển sang trồng cây trồng khác.

z4727460088247_337fb19abb74b1f1ae30fcff4d3db631.jpg
<i>Một sản phẩm chế biến mới từ thanh long Bình Thuận<i>

Hàng loạt khó khăn, thách thức

Cây thanh long được xác định là cây chủ lực của tỉnh, có giá trị kinh tế cao so với các cây trồng khác. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh đánh giá, việc sản xuất thanh long đang tồn tại một số hạn chế. Đó là quy mô sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ lẻ, manh mún; vùng sản xuất quy mô lớn chưa được nhiều, chưa tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh, khâu bảo quản, chế biến phát triển còn yếu, tỷ trọng sản phẩm hàng hóa có chất lượng, thương hiệu xuất khẩu thấp. Quan trọng nhất vẫn là việc tiêu thụ không ổn định, giá cả còn bấp bênh, khả năng cạnh tranh còn yếu, thị trường tiêu thụ chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Trong khi thị trường nội địa vẫn còn dung lượng tương đối lớn, nhất là khu vực phía Bắc, nhưng các doanh nghiệp chưa quan tâm mở rộng. Ngoài ra, chế biến thanh long tại Bình Thuận đang ở quy mô nhỏ, công nghệ chế biến, bảo quản chưa cao.

z4727434931003_0466327c3a34b8188c7460109b640764.jpg
<i>Một điểm thu mua thanh long tại Hàm Thuận Bắc<i>

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), thêm khó khăn đối với thanh long Bình Thuận đó là sản xuất thiếu tính liên kết. Sản xuất thanh long an toàn, có chứng nhận chất lượng còn khiêm tốn (diện tích thanh long được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trên toàn tỉnh là 8.610 ha với 449 tổ liên kết và 9.625 hộ nông dân tham gia). Song song, sâu bệnh hại vẫn còn ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt là bệnh đốm nâu, dẫn đến nông dân phải sử dụng các biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học, làm chi phí sản xuất tăng, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Ngoài ra việc giám sát, kiểm tra, đánh giá và cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói còn hạn chế.

Còn theo ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, trước tháng 7/2022, thanh long là mặt hàng chủ lực của ngành rau quả Việt Nam. Nhưng từ năm 2022 trở lại đây, thanh long đã chính thức rời khỏi nhóm những mặt hàng tỷ đô của Việt Nam với khả năng quay lại rất khó khăn. Một trong những nguyên nhân đáng lo ngại là mới đây Trung Quốc công bố đã đạt diện tích thanh long là 67.000 ha với sản lượng 1.600 tấn (hơn Việt Nam 200.000 tấn). Phía Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát triển mở rộng, tập trung ở các tỉnh giáp với Việt Nam như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam nên việc xuất khẩu qua thị trường này gặp rất nhiều thách thức.

Cộng thêm sự khó khăn trong giao hàng tại các cửa khẩu trong năm 2022 dẫn đến sụt giảm chất lượng, chi phí logistics cao nên thanh long Việt Nam khó tiếp cận được người tiêu dùng Trung Quốc như trước… Cùng với đó, ông Đặng Phúc Nguyên còn nêu lên hàng loạt các thách thức từ vùng trồng trọt, công nghệ bảo quản, chế biến. Đơn cử như nhiều nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu quá mức quy định, không đáp ứng nhu cầu an toàn về thực phẩm theo các điều kiện xuất khẩu. Ngoài ra, công nghệ bảo quản thanh long tươi còn hạn chế, chưa thể đạt được ít nhất 60 ngày nên khó xuất khẩu bằng tàu container đi các thị trường xa, đa số phải đi bằng máy bay, cước phí cao, khó tiêu thụ nhiều.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hiệp hội thanh long Bình Thuận tham gia gian hàng tại hội chợ PLMA 2024

BTO-Trong 3 ngày (17 - 19/11/2024), tại Trung tâm Triển lãm Rosemont, Chicago, Hoa Kỳ diễn ra Hội chợ PLMA 2024. Hội chợ có sự tham gia của lãnh đạo Cục Xúc tiến Thương mại, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) và 21 doanh nghiệp Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường...

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang...

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2024

An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và gắn liền với năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế và an sinh xã hội... Do đó, quản lý chất lượng ATTP, gắn đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng...

Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường sản phẩm nông lâm thủy sản

Việc phối hợp trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường giữa Bình Thuận và các tỉnh nhằm phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là trong trường hợp nông sản của các tỉnh đến kỳ thu hoạch gặp vấn đề khó khăn trong quá...

Tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả các hợp tác xã

BTO - Những năm qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, Bình Thuận đã và đang tập trung phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX ), trong đó chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những mục tiêu là hoạt động hiệu quả gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát...

Cùng tác giả

Hội nghị lần thứ 28 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV)

BTO-Sáng nay 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị lần thứ 28 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác thu chi ngân sách nhà nước năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. ...

Chợ Tết Phan Thiết bắt đầu mở từ ngày 20 tháng chạp

BTO-Nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND thành phố Phan Thiết vừa ban hành kế hoạch tổ chức sắp xếp kinh doanh chợ Tết. Thời gian tổ chức chợ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trong 6 ngày, bắt đầu...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 28/11: Nắng nóng, tia UV mạnh

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, có mây, trời nắng nóng từ sáng đến chiều. Thời tiết TP.HCM hôm nay 28/11, trời nắng nóng từ sáng đến chiều, nền nhiệt cao nhất khoảng 32 độ C. Nhiệt độ dao động trong khoảng 30 – 32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 54%, mật độ mây 58%. Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM đều có chỉ...

Nhiều thử thách “bùng nổ” ở giải ô tô địa hình Bình Thuận

Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, cho hay: Giải ô tô địa hình Bình Thuận mở rộng - HTV Challenge Cup 2024 hứa hẹn mang đến cho người hâm mộ những màn so tài hấp dẫn. Ở mùa giải này, sẽ có những thử thách vượt trội, để tạo ra những cung bậc cảm xúc cho người hâm mộ ở bộ môn thể thao mạo hiểm này. ...

Cùng chuyên mục

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững

Còn huyện Hàm Thuận Nam nghề nung gạch, ngói sau này mới phát triển nhưng có bước phát triển khá nhanh tập trung tại xã Tân Lập. Đứng trước sự cần thiết phải chuyển đổi công nghệ đốt để tăng chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp gạch, ngói đã thay thế từ lò thủ công sang lò hoffman hoặc tuynel. Nhờ đó, đã tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của...

Mong chờ tuyến đường nối cao tốc – Phan Thiết

Bình Thuận đã đón được 10 triệu lượt khách trong năm 2024, đó là tín hiệu vui cho ngành du lịch. Bên cạnh “công lớn” của ngành chủ lực thì nhiều sở, ngành và các địa phương cũng đóng góp không nhỏ, nhất là TP. Phan Thiết. Trong thời gian qua, TP....

Đưa sản phẩm OCOP vào kênh bán lẻ hiện đại

Xây dựng điểm trưng bày và đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị đang là bước đi chiến lược nhằm mở rộng kênh tiêu thụ và giúp sản phẩm địa phương tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị Hạ tầng...

Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết không nơi nào sánh bằng. ...

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bài 1

Chuyển vốn Đầu tháng 11/2024, HĐND tỉnh khóa XI tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 28 với chương trình diễn ra thông qua 5 nghị quyết thì trong đó đã có 2 nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 nguồn...

“Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam

BTO-Sở Công Thương vừa đề nghị các đơn vị, địa phương phối hợp triển khai chương trình “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday” trên địa bàn Bình Thuận. Cụ...

Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận

BTO - Lễ Công bố và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 vừa diễn ra tại TP. Phan Thiết, theo đó có 30 sản phẩm/bộ sản phẩm đạt giải được trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. ...

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Nhờ gần dân, biết rõ mục đích vay vốn, đồng thời chia sẻ những khó khăn với nông dân trong quá trình đầu tư kinh doanh – sản xuất, tạo sự liên kết bền vững nên quỹ ngày càng được người dân trong vùng tin tưởng, tín nhiệm... Gần dân để tăng...

“Giữ lửa” tinh thần dùng hàng Việt

Sang năm 2023, 2024 là các công văn có nội dung tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và tất cả đều có câu: “Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Thường vụ Đảng ủy Khối trong báo cáo năm của cơ sở”. ...

Bình Thuận dồn lực chống khai thác IUU

Qua hơn 1 năm tập trung triển khai thực hiện khuyến nghị của EC sau đợt thanh tra tại Việt Nam lần thứ 4 (tháng 10/2023), đến nay Bình Thuận đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn, bước đầu đạt được kết quả quan trọng theo các yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, góp phần cùng cả nước trên hành trình gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm nay. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất