Powered by Techcity

Thường xuyên giám sát để nâng cao chất lượng hoạt động quỹ tín dụng


Với hơn 45.000 người là thành viên của 25 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), đây là lượng người tham gia vào tổ chức hoạt động kinh tế tập thể vừa đông, vừa rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thường xuyên giám sát, kiểm tra nhằm hỗ trợ để QTDND hoạt động ổn định, hạn chế sai sót, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững…

Mô hình góp phần xóa đói giảm nghèo

cho-hai-san-cam-binh-anh-n.-lan-4-.jpg
QTDND cho vay với hộ buôn bán hải sản. Ảnh Ngọc Lân

Cũng như các tổ chức tín dụng (TCTD) khác trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 nên QTDND gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nhất là những biến động bất ổn của thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh. Song bằng nỗ lực cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành tại địa phương, của Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã, các QTDND đã bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động hệ thống QTDND trên địa bàn tiếp tục có sự phát triển ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Kết quả nổi bật là năng lực tài chính cũng như năng lực quản trị, điều hành được tăng cường hơn, nghiệp vụ QTDND từng bước được đa dạng hóa. Cán bộ QTDND đã đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, QTDND đã tích cực hơn trong việc rà soát sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ, đồng thời quan tâm nghiên cứu các quy định của pháp luật để áp dụng trong hoạt động nghiệp vụ.

Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh tiếp tục có sự phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả. Hầu hết QTDND đã quan tâm kiểm soát tốt nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu thấp (0,87%), chỉ tiêu chất lượng tín dụng nhìn chung đạt yêu cầu. Các QTDND đã tổ chức đại hội thành viên, bầu nhân sự chủ chốt đảm bảo trình tự, thủ tục, đúng quy định của pháp luật, xây dựng và phê duyệt phương án cơ cấu lại cơ bản bám sát hướng dẫn của NHNN tỉnh. NHNN Bình Thuận đã chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ các QTDND, quản lý có hiệu quả các QTDND, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho QTDND phát triển bền vững. Hằng năm NHNN Bình Thuận có rà soát, đánh giá, xếp loại đối với từng QTDND. Trên cơ sở xếp loại, NHNN Bình Thuận đã phân loại các QTDND trên địa bàn theo 2 nhóm: Nhóm QTDND hoạt động bình thường và Nhóm QTDND hoạt động yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hoạt động ngân hàng, an ninh, trật tự xã hội tại địa phương để áp dụng các hình thức quản lý, giám sát, xử lý phù hợp như giám sát tăng cường, áp dụng can thiệp sớm; kiểm soát đặc biệt…

Bên cạnh công tác giám sát từ xa, kịp thời phát hiện và cảnh báo các rủi ro, vi phạm trong quá trình hoạt động QTDND, NHNN Bình Thuận đã tăng cường thanh tra, kiểm tra trực tiếp các QTDND trên địa bàn. Tầng suất thanh tra theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam là thanh tra lại sau 3 năm đối với các quỹ qua giám sát được đánh giá là hoạt động bình thường và xem xét thanh tra nhiều hơn đối với các quỹ qua giám sát từ xa đánh giá hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao, xếp hạng trung bình, yếu. Đến nay toàn tỉnh có 45.548 người tham gia vào QTDND, tăng 1.199 thành viên so với năm 2023. Trong đó, thành viên cá nhân đạt 39.801 người, thành viên hộ gia đình là 5.734 thành viên, thành viên pháp nhân là 13 thành viên. Tổng nguồn vốn của 25 QTDND đạt 3.431 tỷ đồng, tăng 253 tỷ đồng tương đương tăng 7,98% so với năm 2023. Trong đó, vốn điều lệ là 121 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2023.

Ông Phan Thanh Én – Giám đốc NHNN Chi nhánh Bình Thuận cho biết: Qua hoạt động thực tế đã chứng minh các QTDND là mô hình kinh tế tập thể hiệu quả, được đông đảo nhân dân ủng hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo, là kênh dẫn vốn hiệu quả, vừa trực tiếp huy động nguồn, vừa giải quyết cho vay phục vụ sản xuất tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền và vay vốn của người dân, phát triển kinh tế địa phương, đẩy lùi tín dụng đen và nạn cho vay nặng lãi, ổn định an ninh chính trị, nhất là ở khu vực nông thôn.

Tăng cường hỗ trợ QTDND để nâng cao năng lực cạnh tranh

du-khach-quoc-te-tham-quan-vuon-thanh-long-anh-n.-lan-1-.jpg
Cho vay phát triển nông nghiệp và du lịch nông thôn.

Mặc dù đã đạt đựợc những kết quả nhất định nhưng các QTDND vẫn gặp nhiều khó khăn như nhân lực, chuyển đổi số…dẫn đến có quỹ phải đưa vào kiểm soát đặc biệt như QTDND Đức Hạnh. Qua giám sát, kiểm tra NHNN tỉnh đã đưa QTDND Đức Hạnh vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Trong quá trình ấy, Ban kiểm soát đặc biệt đã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát QTDND xây dựng và thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động. NHNN tỉnh đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tìm kiếm nhân sự thay thế cán bộ chủ chốt có vi phạm. Có ý kiến về điều chuyển nhân sự làm công tác nghiệp vụ; tham mưu và đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cấp, các ngành hỗ trợ quỹ trong việc thực hiện các giải pháp, nhằm từng bước ổn định hoạt động của quỹ, ổn định an ninh, chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn. Sau 5 năm nỗ lực để đáp ứng đầy đủ các điều kiện, QTDND Đức Hạnh đã thoát khỏi kiểm soát đặc biệt vào tháng 11/2020…

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống huy động vốn, cho vay, một số hoạt động dịch vụ cũng được các QTDND triển khai một cách hiệu quả như cung ứng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên… Các quy trình nghiệp vụ được cán bộ QTDND nắm vững và xử lý công việc nhanh chóng, đúng quy trình, an toàn và thuận lợi cho khách hàng, qua đó tạo được một phần nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ. Mặc dù được củng cố về năng lực quản trị, điều hành và năng lực tài chính, nhưng sức cạnh tranh của QTDND trong công tác huy động vốn, cho vay và cung ứng dịch vụ ngân hàng khác so với các chi nhánh ngân hàng thương mại còn hạn chế, nhất là các QTDND hoạt động trên địa bàn đô thị lại càng khó khăn hơn khi có rất nhiều chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng cùng hoạt động, cạnh tranh, chia sẻ thị trường. Nguyên nhân là các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận quy mô hoạt động còn nhỏ, nguồn lực tài chính yếu, các sản phẩm, dịch vụ cung cấp chủ yếu là dịch vụ truyền thống như huy động vốn, cho vay…; cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống mạng, máy chủ, phần mềm còn hạn chế.

Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) theo Đề án “Cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025”, kế hoạch hành động của ngành ngân hàng và tiếp tục hoạt động hiệu quả, thực hiện đúng mục tiêu chủ yếu là tương trợ thành viên, các QTDND cần tập trung thực hiện các các nội dung. Cụ thể, củng cố hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích; nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Song song, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc thành viên QTDND; Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin…



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/thuong-xuyen-giam-sat-de-nang-cao-chat-luong-hoat-dong-quy-tin-dung-125256.html

Cùng chủ đề

Nhiều chương trình hỗ trợ thành viên để phát triển bền vững

Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Lạc Tánh được thành lập vào năm 2012 với số vốn ban đầu 500 triệu đồng và 30 thành viên tham gia. Đến nay, quỹ có 770 thành viên tham gia với tổng nguồn vốn 55 tỷ đồng. Nhờ có nhiều chương trình hoạt động...

Nhiều gói vay với lãi suất ưu đãi đã đến với doanh nghiệp

Trong thời gian vừa qua, Agribank đã xây dựng nhiều sản phẩm tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng và khơi thông nguồn vốn. Xin giới thiệu đến các doanh nghiệp những giải pháp của Agribank trong việc tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. ...

Giám sát đầu tư công ở Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

BTO-Chiều 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận do ông Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh về việc giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2023 và 6 tháng đầu năm 2024. Tham dự có đại diện Sở Kế hoạch – Đầu tư,...

Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp

BTO-Chiều ngày 13/9, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Thuận tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp. Tham dự có đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Bình Thuận, 25 chi nhánh ngân hàng và gần 60 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Hội nghị do ông Phan Thanh Én – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Thuận chủ trì. ...

Đến tháng 9/2024 bàn giao mặt bằng đất công thi công dự án Quốc lộ 28B

BTO-Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải với các sở, ban, ngành tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Cục Đường bộ Việt Nam sáng ngày 15/8/2024. Đoàn do bà Phan Thị Thu Huyền - Phó Cục Trưởng Cục Đường bộ Việt Nam làm...

Cùng tác giả

Cần sự thống nhất rất cao về nhận thức và hành động

BTO-"Xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Do đó, cần sự thống nhất rất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ tỉnh, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân”. ...

Năm 2024, Bình Thuận giải ngân vốn đầu tư đạt 75,6%

BTO-Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2024, Bình Thuận giải ngân vốn đầu tư công đạt 3.600,869/4.763,232 tỷ đồng, đạt 75,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (cao hơn mức trung bình cả nước). ...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ và Trung Bộ rét đậm, rét hại

Ảnh minh họa: Bích Liên   Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Trên đất liền, từ khoảng đêm 26, ngày 27/12, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Từ đêm 27/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn và ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ. Gió...

Hội thảo mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP”

Ngày 24/12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội thảo và nghiệm thu mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP” trên địa bàn thị trấn Phú Long, Hàm Thuận Bắc. Mô hình có quy mô 15 ha/47 hộ tham gia. Mô hình được Trung tâm Khuyến...

Tánh Linh – vùng đất “vàng” Taekwondo

HLV Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ: Trong năm 2024, đội tuyển Taekwondo thực hiện công tác huấn luyện và tham gia thi đấu 4/4 giải đấu trong nước và 3 giải quốc tế như Giải Taekwondo vô địch châu Á tại Đà Nẵng, Giải Taekwondo Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á tại Indonesia và giải Taekwondo vô địch quyền thế giới tại Hồng Kông.Về chuyên môn, ông Hùng cho biết, đội tuyển nhận được sự quan...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, Bình Thuận giải ngân vốn đầu tư đạt 75,6%

BTO-Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2024, Bình Thuận giải ngân vốn đầu tư công đạt 3.600,869/4.763,232 tỷ đồng, đạt 75,6% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (cao hơn mức trung bình cả nước). ...

Hội thảo mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP”

Ngày 24/12, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội thảo và nghiệm thu mô hình “Sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP” trên địa bàn thị trấn Phú Long, Hàm Thuận Bắc. Mô hình có quy mô 15 ha/47 hộ tham gia. Mô hình được Trung tâm Khuyến...

Xử lý triệt để các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc không đúng tiến độ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận vừa có văn bản về việc thông báo xử lý các dự án đầu tư chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng tiến độ được quy định trên địa bàn tỉnh. Theo văn bản gởi các nhà đầu tư có dự án đầu...

La Gi thu ngân sách vượt dự toán

Năm qua, thị xã La Gi thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực từ sức ép lạm phát, giá cả các yếu tố đầu vào ở mức còn cao... Dù vậy, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, kết quả thu ngân sách nhà nước của thị xã năm 2024 là 348 tỷ đồng, đạt 182,2% dự toán giao, bằng 110% so cùng kỳ. ...

Có nhiều chuyển biến tích cực

BTO-Ngày 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian còn lại của năm 2024. Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND thành phố Phan Thiết. Đối với lãnh...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 2

Mô hình tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm trung tâm kết nối hệ thống khuyến nông với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm hỗ trợ người nông dân tốt hơn. Phát triển kinh tế hộ từ chuyển đổi số Không chờ đến thời...

Livestream đưa đặc sản Bình Thuận đến tận tay khách hàng

Dù có nhiều lợi thế nhưng phần lớn nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn được tiêu thụ bằng các kênh truyền thống. Để mở rộng đầu ra, các sở, ngành và chủ thể sản xuất đang dồn sức khai thác thương mại điện tử (TMĐT) như một cánh cửa mới cho nông sản địa phương. ...

“Sức mạnh” của khuyến nông cộng đồng. Bài 1

Như một sự chỉnh đốn để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cộng đồng, Công văn số 1596 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Công văn số 2769 của Bộ Nông nghiệp và PTNT vào tháng 4/2024 đã tạo ra sự nổi bật bất ngờ trên thực tế vào thời điểm cuối năm này. Từ đây, người ta mới phát hiện ra sức mạnh của hoạt động này, khi ngay cái kết cuối cùng cũng thu được...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất